Thực trạng rủi ro tín dụng tại NHTMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam (Trang 34)

Chương 1 : TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG NGÂN HÀNG

2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại NHTMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam

2.2.1.Quy trình tín dụng tại NH TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng:

• Khi khách hàng cĩ nhu cầu vay vốn, cán bộ tín dụng sẽ hướng dẫn các thủ tục, điều kiện vay vốn cần thiết cho khách hàng như: Hồ sơ pháp lý khách hàng, hồ sơ chứng minh mục đích sử dụng vốn, hồ sơ chứng minh thu nhập, hồ sơ tài sản đảm bảo.

• Sau khi khách hàng chuẩn bị đầy đủ hồ sơ vay vốn, cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ từ khách hàng, ghi vào “sổ tiếp nhận hồ sơ” (ngày giờ tiếp nhận hồ sơ, tên khách hàng vay, mục đích vay, thời hạn vay vốn, số tiền vay, tài sản đảm bảo, tên cán bộ tiếp nhận) và giao lại cho Cán bộ phụ trách bộ phận cho vay.

• Cán bộ phụ trách bộ phận cho vay phân cơng hồ sơ vay vốn cho cán bộ trực tiếp cho vay làm nhiệm vụ thẩm định và theo dõi khoản vay.

• Đối với hồ sơ vay những lần sau của khách hàng đang cĩ quan hệ tín dụng với ngân hàng thì cán bộ trực tiếp cho vay nhận hồ sơ từ khách hàng.

Bước 2: Thẩm định hồ sơ khách hàng

• Sau khi nhận đầy đủ hồ sơ vay vốn của khách hàng, cán bộ trực tiếp cho vay sẽ gửi hồ sơ tài sản đảm bảo cho cán bộ thẩm định tài sản tại Phịng Thẩm định tài sản Hội sở hoặc Cơng ty thẩm định giá EXIMA (nếu số tiền vay trên 20 tỷ đồng hoặc tài sản thế chấp là đất nơng nghiệp) để định giá tài sản thế chấp, cầm cố. Cán bộ thẩm định sẽ lập tờ trình thẩm định nêu rõ các nội dung sau: chủ sở hữu, chứng từ sở hữu tài sản, khả năng chuyển nhượng trên thị trường, giá trị tài sản thế chấp,... sau khi đã thẩm định trực tiếp tài sản thế chấp. Cán bộ thẩm định sẽ trình tờ trình định giá cho cán bộ xét duyệt, sau đĩ chuyển cho cán bộ trực tiếp cho vay kết quả thẩm định giá.

• Cịn cán bộ trực tiếp cho vay sẽ thẩm định về tư cách pháp nhân, năng lực hành vi dân sự của khách hàng và tính pháp lý của hồ sơ vay vốn, đánh giá tính khả thi, hiệu quả của phương án vay và khả năng hồn trả nợ vay, đánh giá tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh của khách hàng, dự kiến các rủi ro cĩ thể xảy ra, kiểm tra thơng tin khách hàng trên trang web www.cic.org.vn của Trung tâm thơng tin tín dụng của NHNN để xem lịch sử quan hệ tín dụng của khách hàng với Eximbank và các tổ chức tín dụng khác, tìm hiểu các thơng tin khác cĩ liên quan với khách hàng như: uy tín, nhân thân, địa vị xã hội, nơi làm việc....

Bước 3: Quyết định cho vay

• Cán bộ trực tiếp sẽ lập tờ trình thẩm định khách hàng và chuyển cho cán bộ phụ trách bộ phận cho vay xem xét, ghi ý kiến và ký vào tờ trình thẩm định sau đĩ trình cho Cán bộ quyết định cho vay duyệt khoản vay khách hàng. Sau khi cĩ ý kiến của Cán bộ quyết định cho vay, cán bộ trực tiếp cho vay phải báo cáo cho Cán bộ phụ trách biết để tổ chức thực hiện quyết định của Cán bộ quyết định cho vay.

Bước 4: Hồn tất thủ tục pháp lý về tài sản đảm bảo

• Cán bộ trực tiếp cho vay sẽ nhập thơng tin khách hàng, số tiền vay, thời hạn vay vào chương trình Korebank để lấy số thứ tự hợp đồng tín dụng.

• Cán bộ trực tiếp cho vay sẽ tiến hành chuẩn bị hồ sơ cơng chứng thế chấp, đăng ký giao dịch đảm bảo, kế tiếp đưa cho Cán bộ phụ trách kiểm tra và ký nháy trên tồn bộ hồ sơ và tiếp tục trình cho Cán bộ quyết định cho vay kiểm tra, ký tên, đĩng dấu các giấy tờ liên quan đến thủ tục cơng chứng thế chấp và đăng ký giao dịch đảm bảo.

• Sau đĩ Cán bộ trực tiếp cho vay liên hệ với khách hàng hồn tất thủ tục pháp lý về tài sản đảm bảo.

Bước 5: Giải ngân và lưu trữ hồ sơ vay vốn của khách hàng

• Cán bộ trực tiếp cho vay sẽ soạn khế ước nhận nợ chuyển cho khách hàng ký tên, sau đĩ trình cho cấp cĩ thẩm quyền ký.

• Nhập ngoại bảng thơng tin tài sản thế chấp, thực hiện thao tác giải ngân tiền vay vào chương trình Korebank.

• Khách hàng nhận tiền vay (tiền mặt hoặc chuyển khoản). Trường hợp giải ngân bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản vào tài khoản khách hàng để thanh tốn cho người thụ hưởng thì cán bộ trực tiếp cho vay phải kiểm tra, giám sát việc sử dụng tiền của khách hàng thơng qua các chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay gồm: hợp đồng, hĩa đơn, chứng từ chứng minh quyền sở hữu của khách hàng,... • Cán bộ trực tiếp cho vay hồn tất thủ tục nhập kho hồ sơ về tài sản đảm bảo tại bộ

phận kho quỹ (bản gốc) đồng thời lưu trữ, sắp xếp hồ sơ vay vốn của khách hàng theo quy định của Eximbank..

Bước 6: Kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay sau khi đã giải

ngân

• Cán bộ trực tiếp cho vay phải thực hiện việc kiểm tra, kiểm sốt việc sử dụng vốn vay của khách hàng: kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án, phương án, kiểm tra tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh, tình hình tài chính, tình hình tài sản đảm bảo,... định kỳ ít nhất 03 tháng 1 lần (đối với khách hàng doanh nghiệp cĩ dư nợ vay, bảo lãnh ngắn hạn) hoặc 06 tháng 1 lần (đối với khách hàng cá nhân hoặc khách hàng doanh nghiệp cĩ dư nợ vay, bảo lãnh trung, dài hạn). Khi kiểm tra, cán bộ trực tiếp cho vay phải lập Biên bản kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay sau khi giải ngân (02 bản theo mẫu của Eximbank), trong đĩ cán bộ trực tiếp cho vay sẽ nêu ý kiến của mình 1 cách chi tiết cụ thể về tình hình khách hàng, đề xuất kiến nghị (nếu cĩ). Nếu khách hàng đang gặp khĩ khăn về tình hình tài chính cĩ thể ảnh hưởng đến khả năng trả nợ hoặc khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích thì cán bộ trực tiếp cho vay cần báo cáo và kiến nghị biện pháp xử lý với Cán bộ phụ trách bộ phận cho vay để xem xét và giải quyết kịp thời.

• Thực hiện việc đánh giá lại giá trị tài sản đảm bảo định kỳ ít nhất 01 tháng 1 lần (đối với tài sản đảm bảo là hàng hĩa, nguyên nhiên vật liệu) hoặc 06 tháng 1 lần (đối với tài sản đảm bảo là động sản, máy mĩc thiết bị) hoặc 12 tháng 1 lần (đối với tài sản đảm bảo là bất động sản). Nếu tình hình thị trường biến động làm cho giá trị tài sản đảm bảo khơng đủ đảm bảo cho giá trị khoản vay thì cán bộ trực tiếp cho vay đề nghị với khách hàng biện pháp xử lý như sau: bổ sung thêm tài sản thế chấp hay

trả bớt 1 phần dư nợ để đảm bảo tỷ lệ dư nợ tín dụng so với giá trị tài sản đảm bảo theo đúng quy định của Eximbank.

Bước 7: Kiểm tra, giám sát việc trả nợ

• Trước khi đến kỳ hạn trả nợ, cán bộ trực tiếp cho vay cĩ trách nhiệm nhắc nhở khách hàng trả nợ đúng hạn, trong đĩ nêu rõ tổng số nợ khách hàng phải trả (nợ gốc và lãi vay) và ngày đến hạn bằng các hình thức như: thư gửi bằng đường bưu điện, fax, điện thoại, thư điện tử, tin nhắn hoặc các hình thức khác phù hợp với điều kiện cụ thể của từng khách hàng.

• Theo dõi những khoản vay khơng trả nợ đúng hạn đồng thời cán bộ trực tiếp cho vay phải báo cáo, kiến nghị biện pháp xử lý với cấp cĩ thẩm quyền khi nhận thấy các nguy cơ ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng.

• Trong trường hợp khách hàng cĩ đề nghị điều chỉnh kỳ hạn nợ hoặc gia hạn nợ, cán bộ trực tiếp cho vay xem xét thẩm định nhu cầu thực tế, ghi ý kiến đề xuất trình cho cán bộ phụ trách bộ phận cho vay. Các bước tiếp theo được thực hiện như trình tự xét duyệt cho vay.

• Q ngày đến hạn trả nợ, nếu khách hàng khơng trả hoặc trả khơng đủ và khơng cĩ đề nghị gia hạn nợ hoặc đề nghị gia hạn nợ nhưng khơng được chấp thuận, cán bộ trực tiếp cho vay thực hiện thủ tục chuyển nợ quá hạn và tiếp tục đơn đốc thu hồi nợ.

• Trường hợp khách hàng vẫn khơng trả được nợ: Cán bộ trực tiếp cho vay sẽ phối hợp với cán bộ thu hồi nợ cùng đơn đốc khách hàng trả nợ. Nếu việc đơn đốc nợ khơng hiệu quả thì cán bộ trực tiếp cho vay sẽ trình cán bộ phụ trách bộ phận cho vay thực hiện trình tự và thủ tục xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ theo quy định của pháp luật hiện hành.

• Trường hợp khách hàng trả hết nợ: Cán bộ trực tiếp cho vay sẽ hạch tốn thu nợ gốc và lãi vay, lãi phạt (nếu cĩ) và xuất ngoại bảng tài sản đảm bảo trên chương trình Korebank đồng thời trình cán bộ phụ trách bộ phận cho vay thực hiện thủ tục hồn trả hồ sơ tài sản đảm bảo tiền vay cho khách hàng theo quy định hiện hành của Eximbank.

2.2.2. ực trạng rủi ro tín dụng tại Eximbank giai đoạn 2008 - 2010

2.2.2.1.Thực trạng hoạt động tín dụng tại Eximbank:

1 6 9 Xét về cơ cấu tín dụng, Eximbank cĩ những nét chính sau:

Phân loại theo khách hàng: Với định hướng là NH bán buơn nên đối tượng

khách hàng chủ yếu của Eximbank là khách hàng doanh nghiệp, tỷ trọng cho vay doanh nghiệp luơn chiếm hơn 50% đồng thời dư nợ cho vay doanh nghiệp tăng trưởng ổn định với số dư tín dụng tăng mạnh ở nhĩm cơng ty TNHH và cơng ty cổ phần. Năm 2010 Eximbank tiếp tục triển khai thành cơng các chương trình tài trợ xuất nhập khẩu vốn là thế mạnh của Eximbank, gồm: Chương trình tài trợ xuất khẩu bằng ngoại tệ với lãi suất ưu đãi với doanh số cho vay đạt 488 triệu USD, Chương trình tài trợ xuất khẩu bằng VNĐ với lãi suất ưu đãi với doanh số cho vay đạt 1.819 tỷ đồng và đặc biệt là Chương trình tài trợ xuất nhập khẩu bằng ngoại tệ cĩ hỗ trợ lãi suất với doanh số cho vay đạt 96 triệu USD. Cụ thể, năm 2010 dư nợ cho vay doanh nghiệp đạt 40.183 tỷ đồng chiếm 64% tổng dư nợ, tăng 50% (tương đương

13.356 tỷ đồng) so với năm 2009.

Bảng 2.1: Chỉ tiêu dư nợ theo loại hình khách hàng tại Eximbank giai đoạn năm 2008- 2010

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu dư nợ theo loại hình khách hàng Năm 2008 Tỷ trọng Năm 2009 Tỷ trọng Năm 2010 Tỷ trọng - TCTD khác 14.061 66% 198 0,5% 40.183 64% - Khách hàng DN 26.827 69,5% - Khách hàng CN 7.171 34% 11.555 30% 22.163 36%

Tổng dư nợ cho vay 21.232 100% 38.580 100% 62.346 100%

1 7 0 Nguồn: Báo cáo thường niên của Eximbank năm 2008, năm 2009, năm 2010

Phân loại theo thời hạn: Tín dụng ngắn hạn chiếm hơn 60% tổng dư nợ, chủ yếu

phần lớn là tài trợ bổ sung vốn lưu động, tài trợ xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp, phần cịn lại là hỗ trợ tài chính cho các hộ cá thể,...Tín dụng trung dài hạn

chiếm khoảng 30% chủ yếu là cho vay tiêu dùng, cho vay mua bất động sản của cá nhân,...Với tỷ trọng giữa dư nợ ngắn hạn và dư nợ trung dài hạn như hiện nay là cân bằng và phù hợp với tình hình huy đọng vốn.

Bảng 2.2: Chỉ tiêu dư nợ theo thời hạn tại Eximbank giai đoạn năm 2008- 2010

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu dư nợ theo thời hạn Năm 2008 Tỷ trọng Năm 2009 Tỷ trọng Năm 2010 Tỷ trọng - Ngắn hạn 16.445 77% 27.591 71% 41.493 67% - Trung dài hạn 4.788 23% 10.989 29% 20.852 33%

Tổng dư nợ cho vay 21.232 100% 38.580 100% 62.346 100%

Nguồn: Báo cáo thường niên của Eximbank năm 2008, năm 2009, năm 2010

Phân loại theo tiền tệ: Để đảm bảo an tồn tín dụng cũng như hạn chế rủi ro về

biến động tỷ giá ngoại tệ và tỷ giá vàng, Eximbank chủ yếu cho vay VNĐ, dư nợ cho vay VNĐ luơn chiếm khoảng 70% tổng dư nợ.

Bảng 2.3: Chỉ tiêu dư nợ theo đơn vị tiền tệ tại Eximbank giai đoạn năm 2008- 2010

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu dư nợ theo tiền tệ Năm 2008 Tỷ trọng Năm 2009 Tỷ trọng Năm 2010 Tỷ trọng - VNĐ 15.971 75% 29.762 77% 46.431 74%

- Ngoại tệ và vàng quy đổi VNĐ 5.261 25% 8.818 23% 15.915 26% Tổng dư nợ cho vay 21.232 100% 38.580 100% 62.346 100%

Nguồn: Báo cáo thường niên của Eximbank năm 2008, năm 2009, năm 2010

Phân loại theo khu vực: Eximbank chủ yếu cho vay tại các Thành phố lớn, các khu cơng nghiệp như: TP.HCM, TP. Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai...

Bảng 2.4: Chỉ tiêu dư nợ theo khu vực tại Eximbank giai đoạn năm 2008-2010

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu dư nợ theo khu vực Năm

2008 Tỷ trọng (%) Năm 2009 Tỷ trọng (%) Năm 2010 Tỷ trọng (%) - TP.HCM và Đơng Nam Bộ 14.881 70,1 25.402 65,9 40.457 64,9 - ĐBSCL 1.616 7,6 3.943 10,2 6.779 10,9

- Miền Trung và cao nguyên 1.719 8,1 3.813 9,9 5.596 8,9

- Miền Bắc 3.016 14,2 5.422 14,0 9.514 15,3

Tổng dư nợ cho vay 21.232 100 38.580 100 62.346 100

Nguồn: Báo cáo thường niên của Eximbank năm 2008, năm 2009, năm 2010

2.2.2.2. Thực trạng về rủi ro tín dụng tại Eximbank

 Tình hình kiểm sốt nợ quá hạn tại Eximbank:

Trong giai đoạn năm 2008-2010, Eximbank luơn cố gắng đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng tín dụng bình qn trên 60%, ngoại trừ năm 2008, đây là một năm cực kỳ khĩ khăn của nền kinh tế thế giới nĩi chung và nền kinh tế Việt Nam nĩi riêng. Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới bắt nguồn từ các khoản cho vay dưới chuẩn ở Mỹ đã lan rộng ra các nước. Chính vì vậy, tình hình kinh tế của nước ta cũng ảnh hưởng theo: giá xăng dầu của thế giới tăng cao làm cho chỉ số giá tiêu dùng trong nước tăng theo, doanh nghiệp thu hẹp sản xuất và giảm nhân cơng do chi phí nguyên vật liệu, chi phí lãi vay tăng cao, thị trường tiêu thụ trong và ngồi nước bị thu hẹp... nên dư nợ cho vay của Eximbank chỉ tăng 15% là phù hợp với tình hình chung, đồng thời Eximbank luơn duy trì tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản bình quân khoảng 50%. Tuy nhiên Eximbank cần cải thiện hơn nữa chất lượng tín dụng nhằm giảm tỷ lệ nợ xấu một cách tối đa (tỷ lệ nợ xấu năm 2010: 1,42%, giảm so với năm 2009: 1,82%).

Bảng 2.5: Tình hình kiểm sốt nợ quá hạn tại Eximbank giai đoạn năm 2008- 2010

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Tổng tài sản 48.248 65.448 131.111

Dư nợ cho vay 21.232 38.580 62.346

Tăng trưởng tín dụng 15,1% 81,7% 61,6%

Tỷ lệ dư nợ/Tổng tài sản 44% 58,9% 47,6%

Tỷ lệ nợ xấu 4,71% 1,82% 1,42%

Nguồn: Báo cáo thường niên của Eximbank năm 2008, năm 2009, năm 2010

 Tình hình nợ quá hạn tại Eximbank:

Bảng 2.6: Tình hình nợ quá hạn tại Eximbank giai đoạn năm 2008- 2010

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu dư nợ theo nhĩm nợ Năm 2008 Tỷ trọng Năm 2009 Tỷ trọng Năm 2010 Tỷ trọng - Nợ nhĩm 1 19.555 92,1% 37.447 97,6% 61.219 98,1% - Nợ nhĩm 2 677 3,2% 231 0,6% 241 0,4% - Nợ nhĩm 3 406 2% 55 0,1% 295 0,5% - Nợ nhĩm 4 372 1,7% 174 0,5% 163 0,3% - Nợ nhĩm 5 222 1% 475 1,2% 428 0,7%

Tổng dư nợ cho vay 21.232 100% (*) 38.382 100% 62.346 100%

(*): Năm 2009, tổng dư nợ cho vay của Eximbank là 38.580 tỷ đồng, trong đĩ dư nợ cho các TCTD khác vay là 198 tỷ đồng.

Nguồn: Báo cáo thường niên của Eximbank năm 2008, năm 2009, năm 2010

Năm 2010, tỷ lệ nợ xấu chỉ chiếm 1,42% tổng dư nợ tương đương 886 tỷ đồng, nhìn chung con số này khá tốt so với quy định của NHNN và so với các NHTM khác, tuy nhiên nếu so với một vài ngân hàng cổ phần cĩ cùng quy mơ thì tỷ

Một phần của tài liệu Thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w