Xây dựng chính sách cho vay thích hợp

Một phần của tài liệu Thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam (Trang 61 - 63)

Chương 1 : TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG NGÂN HÀNG

3.2. Các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Eximbank

3.2.1. Xây dựng chính sách cho vay thích hợp

Chính sách cho vay của Eximbank cần được xây dựng theo hướng sau:  1 9 4 Về chính sách lãi suất:

Trong mơi trường cạnh tranh khốc liệt giữa các NHTM Việt Nam hiện nay, chính sách lãi suất cần được xây dựng một cách linh hoạt dựa trên uy tín của khách hàng, tính khả thi của phương án vay vốn, loại hình đảm bảo cho mĩn vay. Lãi suất ưu đãi cần được áp dụng cho các khách hàng cĩ quan hệ tín dụng lâu năm với

Eximbank, cĩ uy tín trong lịch sử trả nợ lãi và gốc vay, cĩ phương án kinh doanh hiệu quả cũng như tài sản đảm bảo thích hợp. Lãi suất cao áp dụng đối với các khoản vay cĩ tính rủi ro cao nhưng cần giới hạn hình thức này với một tỷ lệ nhất định để tránh rủi ro về an tồn vốn cho Eximbank.

 1 9 5 Về chính sách khách hàng:

Cần xây dựng một chính sách khách hàng theo hướng duy trì quan hệ tín dụng với khách hàng cũ cĩ uy tín, thu hút khách hàng mới thơng qua mối quan hệ của khách hàng cũ và thơng qua việc đa dạng hĩa sản phẩm dịch vụ tạo tiện ích tối đa cho khách hàng và phù hợp với từng đối tượng khách hàng để phân tán rủi ro, tránh tập trung vào việc cho vay đối với một nhĩm khách hàng. Muốn thực hiện điều này, Eximbank cần phải áp dụng những biện pháp sau:

• Lấy ý kiến của khách hàng về các loại sản phẩm dịch vụ của Eximbank bằng cách: trao đổi trực tiếp với khách hàng, gửi thư ngỏ, thu thập ý kiến trực tuyến của khách hàng trên trang web Eximbank… để hồn thiện chính sách chăm sĩc khách hàng phù hợp với từng đối tượng.

• Tìm hiểu các loại hình sản phẩm dịch vụ của các NHTM khác để đưa ra chính sách cạnh tranh và thu hút khách hàng.

• Xây dựng chính sách bán chéo sản phẩm nhằm khuyến khích khách hàng sử dụng kết hợp nhiều sản phẩm dịch vụ tại Eximbank.

• Nâng cao tính chuyên nghiệp trong cung cách phục vụ khách hàng đối với từng nhân viên của Eximbank, tạo tâm lý thoải mái và hài lịng khi khách hàng giao dịch tại Eximbank bằng cách tổ chức tập huấn cách giao tiếp khách hàng, thuê một tổ chức độc lập để hỗ trợ Eximbank trong việc đánh giá xếp loại nhân viên hàng tháng cũng như đưa ra giải pháp tối ưu nhằm hồn thiện cung cách phục khách hàng của nhân viên Eximbank.

 1 9 6 Về chính sách sản phẩm tín dụng:

Eximbank cần đa dạng hĩa sản phẩm tín dụng để nâng cao hiệu quả hoạt động của Eximbank và phân tán rủi ro tín dụng trong điều kiện hệ thống sản phẩm được thiết kế chặt chẽ về mặt pháp lý.

 1 9 7 Về chính sách đối với tài sản đảm bảo:

Tài sản đảm bảo là nguồn thu thứ cấp để thu hồi vốn khi xảy ra rủi ro, do đĩ Eximbank cần thường xuyên theo dõi thơng tin về tài sản đảm bảo nếu cĩ biến động thì cần định giá lại tài sản, từ đĩ đưa ra hướng xử lý đối với những mĩn vay cĩ khả năng trở thành nợ quá hạn.

Ngồi ra cán bộ tín dụng cần phối hợp với cán bộ thẩm định giá để xác định rõ mối quan hệ giữa chủ sở hữu tài sản thế chấp và người đi vay để xác định đúng mục đích vay vốn, mối quan hệ giữa người sở hữu tài sản và người sử dụng tài sản để làm rõ tình trạng tài sản thế chấp cĩ tranh chấp hay khơng,… từ đĩ hạn chế tối đa rủi ro tín dụng.

Mặt khác, Eximbank cần phối hợp tốt với nhiều cơ quan ban ngành khác trong việc xử lý tài sản đảm bảo và áp dụng các biện pháp bảo hiểm tài sản thế chấp mà người thụ hưởng là Eximbank.

Một phần của tài liệu Thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w