- Bốn nhóm HS chế tạo được 4 mô hình MPĐ năng lượng gió Trong đó có 2 nhóm có mơ hình vận hành được và ổn định, 2 nhóm có mơ hình chưa vận hành được.
3.3. Những kiến nghị, đề xuất.
Trong q trình thực hiện đề tài, tơi nhận thấy để việc nghiên cứu phương pháp dạy học dựa trên dự án và áp dụng PPDH này trong môn Vật lý cần phải chú trọng đến một số vấn đề sau:
Đối với Sở GD-ĐT: Tăng cường tổ chức tập huấn cho CB- GV các vấn đề về
PPDHDTDA. Đồng thời cần đầu tư thêm trang thiết bị dạy học đầy đủ, đồng bộ cho các trường. Cho phép giảm tải việc kiểm tra kiến thức hàn lâm của HS và chuyển hoá thành việc kiểm tra kiến thức vận dụng vào thực tiễn. Tổ chức giao lưu và nhân rộng các dự án có hiệu quả để lan toả nhanh nhất việc áp dụng các phương pháp dạy học hiện đại.
Đối với nhà trường: Liên kết với các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp, trường ĐH-
CĐ, dạy nghề tìm kiếm nguồn tài trợ về CSVC, chia sẻ các cơ hội, kinh nghiệm trong việc triển khai dạy học dự án. Tạo điều kiện cho HS được tham gia trải nghiệm nhiều hơn với các hình thức ngoại khóa, câu lạc bộ, thăm quan học tập để HS có được những kiến thức, kinh nghiệm thực tế, tiệp cận với sự tiên tiến của KHKT, công nghệ, trên cơ sở đó phát huy tính sáng tạo, khai thác tối đa các phẩm chất, năng lực của con
người trong thời đại cơng nghệ 4.0. Khuyến khích và có những phần thưởng tương xứng với các GV có tâm huyết, có cơng trình thiết thực trong việc đổi mới PPDH.
Đối với giáo viên: Cần không ngừng học tập, nâng cao trình độ chun mơn,
ln ý thức được cần phải đổi mới dạy học để đáp ứng được yêu cầu đổi mới của chương trình GDPT đã đưa ra.
Đối với HS: Ln có thói quen vận dụng các kiến thức, kỹ năng của môn học vào
thực tiễn cuộc sống. Khai thác, sử dụng công nghệ thơng tin thành thạo, có hiệu quả để tìm kiếm nhiều nguồn tài liệu phục vụ học tập. Đồng thời cần rèn luyện các kỹ năng cần thiết trong q trình học tập như làm việc nhóm, giải quyết các vấn đề … để phát huy khả năng của mình trong học tập cũng như trong đời sống thực tiễn.
Trên đây là những kinh nghiệm đúc rút được của tôi trong việc áp dụng đề tài “Thiết kế, tổ chức dạy học dựa trên dự án năng lượng ở trường THPT theo định hướng giáo dục học sinh bảo vệ mơi trường, chống biến đổi khí hậu” tại trường THPT Tương Dương 1 trong thời gian qua. Việc áp dụng đề tài thực sự đã mang lại những hiệu quả rất thiết thực, góp phần tích cực vào phong trào đổi mới dạy và học hiện nay trong nhà trường. Đề tài có thể sử dụng để tiếp tục thử nghiệm, rút kinh nghiệm tại trường và các trường THPT nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Rất mong nhận được các ý kiến đóng góp, chia sẻ của q thầy cơ, đồng nghiệp và bạn đọc quan tâm để tơi hồn thiện đề tài. Xin cảm ơn!