- Bốn nhóm HS chế tạo được 4 mô hình MPĐ năng lượng gió Trong đó có 2 nhóm có mơ hình vận hành được và ổn định, 2 nhóm có mơ hình chưa vận hành được.
3.2. Hướng phát triển của đề tà
Về cơ bản, đề tài đã đáp ứng được các mục tiêu nghiên cứu; phương pháp nghiên cứu phù hợp. Trong bối cảnh dịch COVID-19 tác động, GV và nhiều em là f0, f1 phải
nghỉ học, cánh ly, học trực tuyến nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc bảo đảm tiến trình, kế hoạch tổ chức dạy học dự án. Bằng sự cố gắng, nỗ lực của cơ và trị, dự án đã hoàn thành đúng thời gian quy định. Tuy nhiên, việc tổ chức dạy học dựa trên dự án năng lượng ở trường THPT Tương Dương 1 theo định hướng giáo dục học sinh
bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu cịn nhiều hạn chế trong q trình thực
hiện. Thời gian tiếp theo, tơi sẽ tiếp tục khắc phục những hạn chế nhằm hoàn thiện đề tài góp phần nâng cao năng lực chuyên môn, đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực HS.
Những kết quả đạt được khẳng định tính thực tiễn của đề tài. Vì vậy đề tài có thể được áp dụng ở các trường THPT trong dạy học môn Vật lý và làm tài liệu tham khảo cho các môn học khác. Trên cơ sở đề tài, có thể phát triển, mở rộng ra với các chủ đề thuộc cơ học, nhiệt học, quang học, điện học, vật lý hạt nhân. Các sản phẩm của dự án, không chỉ phục vụ cho mục đích học tập mà cịn có tính ứng dụng cao trong thực tiễn, gắn liền với các vấn đề cấp bách như chống ô nhiễm mơi trường, biến đổi khí hậu, năng lượng tái tạo, … Từ những dự án có quy mơ nhỏ, phát triển thành dự án có quy mơ lớn hơn, gắn với đời sống, sản xuất, khoa học kỹ thuật.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn nghề nghiệp, nội dung kiến thức khoa học phổ thông và nhu cầu hướng nghiệp của học sinh. Đề tài có thể triển khai thành các dự án chủ đề STEM hướng nghiệp như: chủ đề ngành kỹ thuật dân dụng và cơng nghiệp; ngành cơ khí điện, điện tử, ngành năng lượng …