PHẦN III: KẾT LUẬN 3.1 Ý nghĩa của đề tà

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) THIẾT kế, tổ CHỨC dạy học dựa TRÊN dự án NĂNG LƯỢNG ở TRƯỜNG THPT THEO ĐỊNH HƯỚNG GIÁO dục học SINH bảo vệ môi TRƯỜNG, CHỐNG BIẾN đổi KHÍ hậu (Trang 42 - 43)

- Bốn nhóm HS chế tạo được 4 mô hình MPĐ năng lượng gió Trong đó có 2 nhóm có mơ hình vận hành được và ổn định, 2 nhóm có mơ hình chưa vận hành được.

PHẦN III: KẾT LUẬN 3.1 Ý nghĩa của đề tà

3.1. Ý nghĩa của đề tài

Cung cấp cơ sở lý luận cơ bản về phương pháp dạy học dựa trên dự án; tổ chức thực hiện dạy học dựa trên dự án năng lượng ở trường THPT theo định hướng giáo dục học sinh bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu, chế tạo mơ hình máy phát điện năng lượng gió từ vật liệu tái chế và những cơ sở thực tiễn về thực trạng tổ chức dạy học dựa trên dự án ở trường THPT Tương Dương 1.

Dự án triển khai có quy mơ nhỏ và sản phẩm của HS không mới với xã hội nhưng có tính mới với HS nên bước đầu tạo ra sự thay đổi về cách học, tư duy, nhận thức của HS với bộ môn Vật lý.

HS trường THPT Tương Dương 1, đa số là con em dân tộc thiểu số1, năng lực ngôn ngữ hạn chế nên ngôn ngữ khoa học Vật lý có phần khó hiểu và trừu tượng. Nhưng khi được học theo phương pháp dự án HS có điều kiện tham gia các hoạt động thực hành thí nghiệm, có được những trải nghiệm trong thực tế, từ đó các khái niệm, định luật … được HS tiếp thu một cách “tự nhiên”, dễ hiểu, tăng khả năng ghi nhớ kiến thức, phát triển tư duy sáng tạo và giải quyết vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện dự án.

Chủ đề/bài học được thực hiện bằng phương pháp dạy học dự án làm cho HS thấy được lý thuyết khoa học gắn liền với thực tiễn cuộc sống. Từ đó ni dưỡng cho các em niềm tin với khoa học và có thể ứng dụng kiến thức đã học để tạo ra những sản phẩm phục vụ cuộc sống.

Như vậy, phương pháp dạy học dựa trên dự án được xem là một trong những phương pháp phát triển năng lực phẩm chất cho HS một cách rõ ràng nhất.

DHDTDA giúp phát triển kiến thức và các kỹ năng thông qua những nhiệm vụ mang tính mở, HS tự tìm tịi, áp dụng kiến thức đã học trong q trình thực hiện dự án. DHDTDA không chỉ phát triển các kỹ năng tư duy khoa học, mà còn hướng tới phát triển kỹ năng sống cho người học, giúp người học phát triển toàn diện (KN hợp tác, KN thu thập xử lý thông tin, KN trình bày, bảo vệ ý kiến cá nhân trước tập thể) … DHDTDA tạo điều kiện cho HS tự quyết trong tất cả các giai đoạn học tập (xác định mục tiêu, lập kế hoạch thực hiện, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện), và tạo được sản phẩm hoạt động nhất định.

Đề tài tạo điều kiện để tơi có thêm kinh nghiệm và động lực trong đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực HS, tạo tiền đề cho việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thơng mới vào năm học 2022-2023.

1 Năm học 2021-2022 số lượng học sinh của trường là 1066 em với 30 lớp trong đó dân tộc Thái 781/1066 (chiếm 73,27%); Khơ mú 103/1066 (chiếm 9,66%); Mông 75/1066 (chiếm 7,04%); tày Poọng (Thổ) 5/1066 (chiếm 0,47%); Ơ 73,27%); Khơ mú 103/1066 (chiếm 9,66%); Mông 75/1066 (chiếm 7,04%); tày Poọng (Thổ) 5/1066 (chiếm 0,47%); Ơ đu 1/1066 (chiếm 0,094%); Kinh 99/1066 (chiếm 9,19%).

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) THIẾT kế, tổ CHỨC dạy học dựa TRÊN dự án NĂNG LƯỢNG ở TRƯỜNG THPT THEO ĐỊNH HƯỚNG GIÁO dục học SINH bảo vệ môi TRƯỜNG, CHỐNG BIẾN đổi KHÍ hậu (Trang 42 - 43)