Kết quả hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu quản trị nguồn nhân lực (Trang 54)

2.2.2.2 .C nợ CTTC

2.2.2.7. Kết quả hoạt động kinh doanh

Đối với các công ty CTTC tại Việt Nam hiện nay, sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách hàng chưa đa dạng và đơn thuần chỉ là mảng cho thuê tài chính. Chính vì vậy nguồn thu duy nhất của SBL nói riêng cũng như các cơng ty CTTC khác nói chung chính là khoản tiền lãi thu từ các hợp đồng cho th tài chính. Do đó phải đẩy mạnh tăng trưởng dư nợ CTTC để gia tăng nguồn thu cho công ty, tuy nhiên phải gắn chặt việc tăng trưởng dư nợ với công tác thẩm định chặt chẽ cũng như kiểm tra, giám sát và thu hồi nợ để đảm bảo hoạt động của cơng ty phát triển theo hướng an tồn, hiệu quả và bền vững.

Hình 2.8: Kết quả hoạt động kinh doanh của SBL qua các năm.

“Nguồn: Tổng hợp số liệu trên Website của SBL”.

Nhìn vào biểu đồ ta thấy, hoạt động kinh doanh của SBL qua các năm đạt được những thành tựu khá nổi bật. Chính thức đi vào hoạt động vào tháng 7 năm 2006, chỉ sau 5 tháng hoạt động, kết quả kinh doanh đã có lãi. Đây là một thành quả đáng khích lệ vì hàng loạt các công ty CTTC khác VILC, Kexim, ANZ – Vitract đều phải chịu lỗ trong năm đầu tiên, thậm chí cả những năm tiếp theo. Tiếp tục phát

Lợi nhuậ n trước thuế (Triệ

huy kết quả đạt được sau 5 tháng đi vào hoạt động, năm 2007 lợi nhuận trước thuế công ty đạt được 11,710 tỷ đồng, tăng 10,031 tỷ đồng so với 5 tháng năm 2006. Đáng nổi bật nhất là năm 2008, với những qui định của NHNN về giới hạn tăng trưởng tín dụng đối với các NHTM, do đó các NHTM hầu như hạn chế và không cho vay đối với các khách hàng có nhu cầu đầu tư máy móc thiết bị giải ngân bằng nguồn vốn trung dài hạn. Chính vì thế, th tài chính là kênh lựa chọn duy nhất của khách hàng khi tìm nguồn vốn đầu tư máy móc thiết bị và cơ hội để SBL đẩy mạnh tăng trưởng dư nợ và do đó lợi nhuận trước thuế năm 2008 tăng 225% so với năm 2007. Bước sang năm 2009, mặc dù tình hình kinh tế cịn nhiều biến động, bên cạnh đó những qui định của NHNN đưa ra gây bất lợi cho hoạt động của các công ty cho thuê tài chính như NHNN áp dụng chính sách hổ trợ lãi suất cho các NHTM, cơng ty tài chính khi giải ngân các dự án trung và dài hạn đầu tư máy móc thiết bị. Mặc dù gặp khơng ít khó khăn, tuy nhiên lợi nhuận trước thuế công ty vẫn đạt được 22,681 tỷ đồng và hoàn thành kế hoạch được giao.Qua 6 tháng đầu năm 2010, kết quả lợi nhuận trước thuế là 21,4 tỷ đồng, đạt 82% so với kế hoạch được giao của năm 2010.

Mặc dù thời gian hoạt động còn ngắn so với bề dày lịch sử hoạt động của một số công ty khác, tuy nhiên với kết quả hoạt động kinh doanh đạt được như trên đã góp phần nâng cao uy tín, vị thế của SBL trên thị trường cho thuê tài chính Việt Nam.

Bảng 2.11: Kết quả hoạt động kinh doanh của một số công ty CTTC đến tháng 6/2010.

STT Tên công ty Lợi nhuận trước thuế ( Triệu đồng)

1 ALCI -140.010 2 ALC II -175.493 3 BIDVI 20.865 4 BIDVII 9.112 5 ICBL 38.212 6 VCBL 16.692 7 ACBL 7.997 8 VINASHIN 5.259

“Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh Quý 2 năm 2010 của các Công ty CTTC hội viên của Hiệp hội cho thuê tài chính Việt Nam “[14].

Như vậy, nhìn vào bảng số liệu trên, chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm 2010 của SBL xếp vị trí thứ 2 sau ICBL. SBL vượt qua cả ALCI, ALCII, BIDVI, BIDVII, VCBL mặc dù thời gian hoạt động của SBL còn ngắn so với các công ty này.

Bảng 2.12 : Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/vốn điều lệ của một số công ty CTTC đến tháng 6 năm 2010.

STT Tên công ty Vốn điều lệ ( Triệu

đồng) Lợi nhuận (Triệu đồng) Tỷ suất lợi nhuận/Vốn điều lệ 1 ALC I 200,000. -140,010 -70.01% 2 ALC II 350,000 -157,493 -45.00% 3 BIDV I 200,000 20,865 10.43% 4 BIDV II 150,000 9,112 6.07% 5 ICBL 500,000 38,212 7.64% 6 VCBL 300,000 16,692 5.56% 7 SBL 300,000 21,464 7.15% 8 ACBL 100,000 7,997 8.00% 9 Vinashin 200,000 5,259 2.63%

“Nguồn:Tổng hợp số liệu từ báo cáo kết quả kinh doanh Quý 2 năm 2010 của các Công ty CTTC hội viên của Hiệp Hội Cho thuê tài chính Việt Nam”[14]

Về tỷ suất lợi nhuận/vốn điều lệ, SBL cũng được xếp vào nhóm một trong 4 cơng ty cho th tài chính trực thuộc hiệp hội cho th tài chính Việt Nam có hiệu suất sinh lời cao. Điều này cũng cho thấy rằng việc sử dụng đồng vốn của SBL tỏ ra khá hiệu quả.

2.2.2.8. hững thuận lợi trong hoạt động cho thuê tài chính tại SBL.

Một là thừa hưởng được lợi thế thương hiệu và mạng lưới hoạt động của Tập đoàn Sacombank.

Thương hiệu và mạng lưới hoạt động rộng khắp của Tập đoàn Sacombank là một thuận lợi lớn trong việc định hình vị trí của SBL trong việc tiếp cận với khách

hàng tiềm năng trên phạm vị địa lý rộng khắp đất nước. Trong thời gian qua, SBL cũng đã khai thác khá tốt những thuận lợi này. Các khách hàng do các thành viên trong Tập đoàn Sacombank giới thiệu đến SBL ngày càng nhiều và góp phần đáng kể vào việc phát triển hệ khách hàng và dư nợ cho SBL

Ngồi ra, với lợi thế là cơng ty con trực thuộc ngân hàng, SBL nhận được sự hổ trợ lớn từ Ngân hàng mẹ về nguồn vốn hoạt động thơng qua các hình thức điều chuyển vốn khác nhau để phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Đây thực sự là một thuận lợi lớn của SBL trong điều kiện khó khăn cũng như giới hạn về việc huy động vốn của các cơng ty cho th tài chính.

Hai là SBL đã có vị thế trên thị trường cho thuê tài chính Việt Nam.

Với 4 năm đi vào hoạt động trên thị trường cho thuê tài chính Việt Nam, SBL đã đạt được những kết quả hoạt động thuyết phục, thương hiệu SBL đã được nhận biết rỏ rệt trên thị trường cho thuê tài chính Việt Nam. Các chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ, lợi nhuận, nợ xấu …được quản lý ở mức tốt theo định hướng phát triển song hành với chất lượng và bền vững mà công ty đã để ra. Dù mới tham gia vào thị trường cho thuê tài chính trong thời gian ngắn nhưng với những nổ lực của mình, SBL đã thu hút được sự quan tâm của nhiều tổ chức quốc tế. Đặc biệt trong số đó, SBL đã nhận được khoản tín dụng trị giá 8 triệu USD từ cơng ty phát triển tài chính Hà Lan (FMO) và khoản tín dụng trị giá 5 triệu USD từ Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) để tài trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các khoản tín dụng này bên cạnh vai trò là nguồn vốn phục vụ cho hoạt động của SBL cịn mang ý nghĩa đánh dấu sự tín nhiệm vào SBL của các tổ chức tài chính tên tuổi.

Ba là đã hình thành đội ngũ chun viên thiết bị cơng nghệ riêng để tư vấn đầu tư máy móc thiết bị, cơng nghệ cho khách hàng.

Với SBL, việc hình thành đội ngũ chuyên viên tư vấn thiết bị cơng nghệ khơng chỉ dừng lại ở khía cạnh gia tăng năng lực trong quá trình xét duyệt hồ sơ thuê mà còn nhắm đến mục tiêu hổ trợ tư vấn công nghệ cho khách hàng của SBL, đưa SBL trở thành địa chỉ tin cậy được các doanh nghiệp nghĩ đến ngay khi có nhu cầu đầu tư máy móc thiết bị và tìm hiểu cơng nghệ. Sự ra đời của trang web máy

móc thiết bị, bản tin cơng nghệ của SBL là những bước đi cụ thể trong việc thực hiện mục tiêu này. Hiện nay, hoạt động này đang được hoàn thiện từng ngày và bước đầu đem lại hiệu quả trong việc gia tăng giá trị cho dịch vụ mà SBL đang cung cấp cho khách hàng.

Bốn là hệ thống văn bản pháp lý, quy trình, quy chế phục vụ hoạt động kinh doanh khá hồn thiện.

Thừa hưởng văn bản lập quy của Sacombank và tiêu chí phát triển an tồn, bền vững, SBL đã sớm xây dựng và hoàn thiện dần hệ thống văn bản pháp lý, quy trình, quy chế cho từng mặt hoạt động của công ty. Điều này góp phần tạo ra sự thông suốt trong vận hành và hoạt động bộ máy tồn cơng ty, giúp các cán bộ nhân viên cơng ty có được sự chủ động trong tác nghiệp hàng ngày của mình.

2.2.2.9. hững khó khăn, thách thức.

Những khó khăn.

Một là đội ngũ kinh doanh chưa chuyên nghiệp và thiếu kinh nghiệm thực tế.

Sự thiếu chuyên nghiệp làm hoạt động bán hàng tại SBL chưa thực sự năng động và có tính đột phá. Tính chất ỷ lại và trơng chờ vào việc khách hàng có nhu cầu tự tìm đến SBL cịn cao. Thêm vào đó đội ngũ nhân sự trẻ với kinh nghiệm cơng tác cịn hạn chế nên việc xử lý các phát sinh ngoài quy trình nhiều khi cịn lúng túng, thiếu tự chủ. Điều này ảnh hưởng đến việc phát triển thị phần, đến chất lượng dịch vụ trong giai đoạn khó cạnh tranh như hiện nay.

Hai là biến động nhân sự lớn.

Sự dịch chuyển nhân sự là một đặc trưng của ngành tài chính. Hơn thế nữa, tính hấp dẫn của lĩnh vực cho thuê tài chính tại Việt Nam chưa cao nên khó thu hút và giữ chân những nhân sự có chất lượng. Biến động nhân sự trong thời gian qua đã tạo ra những khó khăn trong việc đánh giá tồn diện các mặt rủi ro trong q trình cho thuê, ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động, đến kết quả của công tác đào tạo nhân sự tại công ty.

Ba là thời gian hoạt động trên thị trường cho thuê tài chính Việt Nam còn ngắn.

SBL mới tham gia vào thị trường cho th tài chính Việt Nam 4 năm, do đó kết quả của việc tạo dựng thị phần, cải tiến các chỉ tiêu tài chính, hồn thiện các mặt hoạt động và nâng cao chất lượng phục vụ… còn rất hạn chế, cần có thời gian để SBL có thể hồn thiện các chỉ tiêu này.

Bốn là mạng lưới hoạt động của công ty chưa được mở rộng.

Ngoài trụ sở đặt tại Thành Phố Hồ Chí Minh và một chi nhánh tại Hà Nội, SBL chưa thiết lập được mạng lưới chi nhánh tại các địa bàn trọng điểm mà vẫn chủ yếu khai thác thông qua hệ thống chi nhánh của Sacombank. Điều này phần nào ảnh hưởng đến hiệu quả khai thác khách hàng, đến khả năng mở rộng, chiếm lĩnh thị phần cho thuê tài chính.

Năm là chưa xây dựng được một hệ thống quản lý tài sản nợ - tài sản có hiệu quả.

Điều này xuất phát từ một phần lý do SBL mới thành lập trong một thời gian ngắn. Bên cạnh đó vấn đề nhân lực và cơng nghệ thơng tin cũng ảnh hưởng đến việc xây dựng và vận hành hệ thống quản lý tài sản nợ - có một cách hiệu quả.

Sáu là chưa có chương trình cơng nghệ thơng tin hiện đại.

Do quy mô nhỏ, thời gian thành lập ngắn và nguồn nhân lực còn hạn chế nên khả năng ứng dụng công nghệ thông tin chưa cao, một số công đoạn trong tác nghiệp hàng ngày vẫn phải xử lý thủ công. Điều này ảnh hưởng đến thời gian làm việc, tính chính xác cũng như khả năng lưu trữ, khai thác dữ liệu một cách khoa học và kịp thời.

Những thách thức

Một là khủng hoảng kinh tế.

Sự khủng hoảng kinh tế trong thời gian qua đã và đang để lại nhiều hệ lụy cho nền kinh tế trong đó nổi cộm nhất là sự suy giảm trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và kéo theo đó là sự gia tăng nguy cơ các khoản nợ xấu.

Đây là thách thức lớn trong thời gian qua đối với SBL trong công tác quản lý các khoản tín dụng đã giải ngân cũng như trong việc thẩm định và tài trợ cho dự án mới.

Hai là môi trường pháp lý chưa tạo thuận lợi để hoạt động CTTC phát triển.

Những qui định của pháp luật về giới hạn cho vay, về huy động vốn, về danh mục tài sản được phép cho thuê tài chính, về đăng ký lưu thông các phương tiện vận chuyển, về xử lý tài sản thuê … đang tạo ra những khó khăn cho sự phát triển của các cơng ty cho th tài chính và làm giảm tính hấp dẫn của sản phẩm này đối với các doanh nghiệp.

Ba là CTTC vẫn còn khá mới mẻ ở Việt Nam và chưa khai thác được lợi thế so sánh với tín dụng của NHTM.

Hoạt động CTTC ra đời khá muộn ở Việt Nam, trong khi đó tín dụng NHTM đã trở thành kênh truyền dẫn vốn chính yếu của nền kinh tế. Chính vì vậy khái niệm CTTC với một số bộ phận doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta vẫn còn khá xa lạ, mơ hồ.

KẾT LUẬN CHƯƠNG II

Chương 2 đã tập trung phân tích tình hình hoạt động cho th tài chính tại SBL trong thời gian qua , đồng thời đánh giá những thuận lợi cũng như những khó khăn và thách thức đối với hoạt động này tại SBL trong thời gian qua để từ đó làm cơ sở đưa ra giải pháp phát triển hoạt động cho thuê tài chính tại SBL trong thời gian tới.

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH TẠI SBL .

3.1.Triển vọng phát triển của ngành cho thuê tài chính Việt Nam.

Trên thế giới, thị trường CTTC đã có một tiền đề phát triển vững chắc và đã khẳng định được thế mạnh của mình để trở thành một trong những nghiệp vụ thường xuyên và quan trọng trong quá trình phát triển của doanh nghiệp và nền kinh tế.

Tại Việt Nam, xuất phát điểm thấp với thực trạng lạc hậu của thiết bị hiện nay tại các doanh nghiệp là tiềm năng lớn cho sự phát triển của ngành CTTC. Phần lớn các doanh nghiệp đang hoạt động với quy mô tài sản cố định nhỏ bé, máy móc thiết bị cũ, cơng nghệ hàng chục năm vẫn chưa thay đổi. Các nghiên cứu gần đây cho thấy, tỷ lệ đầu tư cho đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam chỉ chiếm khoảng 0,2 – 0,3%/doanh thu. Đây là một tỷ lệ quá thấp so với các nước trong khu vực như Ấn Độ là 5%, Hàn Quốc 10%. Hơn thế nữa hầu hết các doanh nghiệp đang sử dụng cơng nghệ lạc hậu so với mức trung bình của thế giới từ 2 – 3 thế hệ. Tính chung cho các doanh nghiệp, tỷ trọng thiết bị hiện đại chỉ có khoảng 10%, lạc hậu đến trung bình 38% và rất lạc hậu tới 52%. Trong khi đó, tiêu chỉ để đạt được trình độ nước cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa thì tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng cơng nghệ cao phải là trên 60%. Đặc biệt một số lĩnh vực như sản xuất vật liệu xây dựng, thực phẩm, dệt nhuộm…tỷ lệ cơng nghệ lạc hậu chiếm tỷ trọng cịn cao hơn nữa. Theo số liệu điều tra, hiện nay có từ 1% đến 5% sản phẩm do doanh nghiệp Việt Nam làm ra đạt chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế.

Như vậy để đáp ứng yêu cầu về cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập, chắc chắn rằng các doanh nghiệp của Việt Nam sẽ khơng thể vẫn tiếp tục “bình chân” sử dụng những cơng nghệ lạc hậu để tạo ra các sản phẩm không thể cải tiến về chất lượng trong khi giá thành sản phẩm ln ở mức cao. Đó là chưa kể đến các yêu cầu để gia tăng sản lượng để cạnh tranh với hàng ngoại nhập. Chính vì vậy, nhu cầu đổi mới máy móc thiết bị và cơng nghệ của các doanh nghiệp nước ta trong thời gian tới sẽ rất lớn. Đây là một cơ sở hết sức quan trọng làm nền tảng cho sự phát triển của dịch vụ cho thuê tài chính.

Đi kèm với hệ thống máy móc thiết bị cũ kỹ là sự hạn chế về lượng vốn của các doanh nghiệp. Theo thống kê mới nhất của Bộ kế hoạch – Đầu tư, hiện cả nước có 349.309 doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh với số vốn vào khoảng 1.389.000 tỷ đồng (trong đó có hơn 95% là các doanh nghiệp vừa và nhỏ), tương đương 84,1

Một phần của tài liệu quản trị nguồn nhân lực (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(79 trang)
w