Một số kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu quản trị nguồn nhân lực (Trang 75 - 79)

2.2.2.2 .C nợ CTTC

3.4. Một số kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Để có thể thực hiện thành công chiến lược phát triển đã đề ra cho giai đoạn 2011-2020, bên cạnh sự nổ lực cố gắng của SBL thì Ngân hàng Nhà Nước cần phải phối hợp với các cơ quan ban ngành thực hiện một số giải pháp sau nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các cơng ty Cho th tài chính:

- Các tài sản thuê hiện nay mới chỉ là máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác trong khi các tài sản có thể vay vốn ngân hàng là tất cả các loại hàng hóa. Vì vậy, để đảm bảo tính cơng bằng, đề nghị mở rộng các tài sản thuê đối với các bất động sản như nhà xưởng sản xuất, văn phịng…Qua đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc xem xét cho thuê tài sản cho toàn bộ dự án bao gồm nhà xưởng và máy móc thiết bị trong tình huống khi dự án khơng phát huy

hiệu quả buộc phải xử lý tài sản cho th thì cơng ty CTTC sẽ có nhiều thuận lợi hơn.

- Ngân Nhà Nước chủ trì phối hợp với các cơ quan chức năng như Bộ Cơng An, Bộ Giao thơng Vận tải để có hướng dẫn cụ thể về đăng ký xe theo nơi cư trú của Bên thuê nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các cơng ty CTTC vì mặc dù hiện nay, pháp luật qui định đã cho phép Công ty CTTC được quyền đăng ký xe theo nơi cư trú hoặc đặt trụ sở hoạt động của bên thuê nhưng trên thực tiễn Công ty CTTC vẫn không thể thực hiện được bởi các cơ quan chức năng cho rằng chưa có hướng dẫn cụ thể về việc đăng ký xe tại nơi cư trú của bên thuê cũng như cách thức nộp lệ phí trước bạ tại cơ quan thuế.

- Ngân hàng Nhà nước phối hợp với Bộ Tài chính cần có chính sách thuế đối với hình thức mua và cho thuê lại, một nghiệp vụ mà các doanh nghiệp rất cần để có vốn lưu động, theo đó khách hàng khi bán lại tài sản cho Cơng ty CTTC thì sẽ được miễn thuế giá trị gia tăng, đối với tài sản phải đăng ký quyền sở hữu khi khách hàng bán lại cho Cơng ty CTTC thì Cơng ty CTTC khơng phải chịu lệ phí trước bạ.

- Về vấn đề thu hồi và xử lý tài sản thuê, Ngân hàng Nhà nước cần đưa ra các chính sách phối hợp với các cơ quan chức năng như Bộ Công An, Ủy ban Nhân dân để thực hiện các biện pháp hổ trợ thực sự cho các cơng ty CTTC trong q trình thu hồi tài sản thuê vì theo Thơng tư 08/2007/TTLT – NHNN – BTP – BCA ngày 10/12/2007 qui định “trước khi thu hồi tài sản cho thuê, Công ty CTTC phải gởi văn bản thu hồi tài sản cho Bên thuê và Ủy ban nhân dân, Cơng An cấp xã nơi có tài sản. Khi thu hồi, nếu bên th vắng mặt thì phải có ít nhất một người đại diện của cơ quan có thẩm quyền”, tuy nhiên thực tế trong quá trình thu hồi tài sản, thông thường Bên thuê sẽ tránh mặt, vì vậy các Cơng ty CTTC thường gửi cơng văn đến Ủy ban nhân dân và cơ quan cơng an nơi có tài sản để nhờ hổ trợ nhưng khơng có cơ quan nào hổ trợ các Cơng ty CTTC và do đó trên biên bản thu hồi tài sản khơng thể có được chữ ký của người đại diện của cơ quan có thẩm quyền. Như vậy, xét về thủ tục thực hiện, các công ty CTTC thực hiện không đúng thủ tục. Điều này không công bằng đối với các công ty CTTC.

- Ngoài ra Thơng tư 08/2007/TTLT – NHNN – BTP – BCA cịn qui định “ sau thời hạn 30 ngày kể từ ngày gửi thông báo, Bên thuê vẫn không bàn giao tài sản thì Cơng ty CTTC mới tiến hành thu hồi”. Với qui định như trên thì muốn thu hồi tài sản thì Cơng ty CTTC phải gửi thơng báo trước 30 ngày cho bên thuê. Như vậy, với thời gian 30 ngày là quá dài, đủ để Bên thuê tẩu tán tài sản và như vậy các Công ty CTTC bị thiệt. Do đó, Ngân hàng Nhà nước cần xem xét và phối hợp với các cơ quan chức năng điều chỉnh qui định trên theo hướng cho phép các Công ty CTTC được quyền thu hồi tài sản ngay nếu khách hàng vi phạm hợp đồng CTTC mà không cần thơng báo và trong vịng 30 ngày kể từ ngày biên bản thu hồi tài sản được lập, nếu bên thuê không thanh tốn đầy đủ nợ tiền th tài chính thì Cơng ty CTTC mới được quyền xử lý tài sản.

- Về hoạt động Cho thuê vận hành, Ngân hàng Nhà Nước ban hành Quyết định số 731/2004/QĐ-NHNN ngày 15/06/2004 quy chế tạm thời về hoạt động cho thuê vận hành của các công ty CTTC. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về nghiệp vụ cho thuê vận hành. Chính vì vậy, kiến nghị NHNN ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể để các cơng ty CTTC có hành lang pháp lý thực hiện nghiệp vụ cho thuê vận hành.

KẾT LUẬN CHƯƠNG III

Chương 3 đã đưa ra những đánh giá về tiềm năng phát triển của hoạt động cho thuê tài chính tại Việt Nam trong thời gian tới để thấy rằng nhu cầu về thuê tài chính của doanh nghiệp Việt Nam là rất lớn. Đây chính là cơ hội để SBL phát triển hoạt động của mình và chính vì vậy việc xác lập ra các mục tiêu và giải pháp cụ thể là một việc làm thiết thực để SBL có thể đạt được kết quả đã đề ra .

KẾT LUẬN

Luận văn đã làm sáng tỏ một số vấn đề có tính lý luận và thực tiễn như sau:

Thứ nhất: Hoạt động cho thuê tài chính tại SBL trong thời gian qua đã đạt được những thành tựu quan trọng tuy nhiên vẫn chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của nó. Chính vì vậy cần đặt ra chiến lược phát triển cụ thể để đạt được kết quả kỳ vọng trong thời gian tới.

Thứ hai từ việc nghiên cứu thực tiễn tình hình hoạt động cho thuê tài chính tại SBL trong thời gian qua cũng như những thuận lợi, các khó khăn và thách thức để từ

đó đưa ra những mục tiêu cụ thể cũng như giải pháp thực hiện để thúc đẩy sự phát triển hoạt động cho thuê tài chính của SBL trong thời gian tới.

Thứ ba từ việc đưa ra các giải pháp phát triển hoạt động cho th tài chính tại SBL cho thấy rằng để có thể thực hiện thành cơng các giải pháp này, ngồi việc tự bản thân cơng ty SBL nổ lực thực hiện tốt các giải pháp đã đề ra , để hoàn thành các kết quả mong muốn như mục tiêu nêu ra thì cần có “bàn tay hữu hình” của Ngân hàng Nhà nước, Các cơ quan ban ngành tạo môi trường hành lang pháp lý thuận lợi cho sự phát triển hoạt động cho thuê tài chính tại Việt Nam trong thời gian tới.

Mục tiêu của luận văn là đưa ra giải pháp triển hoạt động cho thuê tài chính tại SBL , trong đó nêu rỏ mục tiêu và giải pháp thực hiện. Việc phân tích cụ thể các giải pháp này địi hỏi nhiều thời gian và cơng sức vì hoạt động cho th tài chính tại SBL trong thời gian tới còn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố vĩ mô và vi mô tác động đến hoạt động SBL. Do vậy từng giải pháp thực hiện trong từng thời kỳ sẽ phải đánh giá lại và chỉnh sửa để phù hợp cho thời kỳ tiếp theo. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong q trình nghiên cứu để hồn thành luận văn nhưng luận văn chắc chắn sẽ có nhiều thiếu sót, rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của thầy cơ và bất cứ ai quan tâm đến đề tài này.

Một phần của tài liệu quản trị nguồn nhân lực (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(79 trang)
w