Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại các chi nhánh NHTM Đồng Nai

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng Ngân hàng ngoại thương (Trang 59)

2.5.1 Cơ cấu tổ chức tín dụng và cơng tác quản lý rủi ro tín dụng

Hiện nay tại các NHTM trên địa bàn công tác tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng vẫn chưa được tách bạch. Đối với các khoản vay trung dài hạn, với số tiền lớn, phịng tín dụng chuyển dự án cho phịng thẩm định để thẩm định dự án nhưng thông tin từ khách hàng là rời rạc và khơng thống nhất. Cịn đối với các khoản vay cịn lại thì cán bộ tín dụng vừa tiếp thị, vừa phê duyệt và kiêm ln việc giám sát, quản lý khoản vay. Tình trạng liên hệ, quan liêu, hạch sách, vay ké khách hàng của cán bộ tín dụng đã xảy ra và chỉ bị phát hiện khi rủi ro đã xảy ra. Như vậy mơ hình tổ chức tín dụng hiện nay của các NHTM trên địa bàn cho công tác quản lý rủi ro tín dụng chưa được kiểm sốt chặt chẽ.

2.5.2 Các văn bản chế độ, quy chế và quy trình thủ tục cấp tín dụng

Các văn bản chỉ đạo hướng dẫn, quy trình quy định cấp tín dụng tại các chi nhánh NHTM trên địa bàn luôn đầy đủ và chuyên nghiệp theo đúng quy định của NHNN và theo từng quy định của hệ thống NHTM (hội sở) như: quy trình tín dụng ngắn, trung dài hạn; quy trình bảo lãnh; các mẫu hợp đồng tín dụng; hợp đồng thế chấp; mẫu báo cáo thẩm định định khoản vay; biên bản kiểm tra sử dụng vốn vay, … Đa số các chi nhánh NHTM đều thực hiện theo hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 chung của Hội sở. Tuy nhiên, các chi nhánh NHTM trên địa bàn đơi khi có những chỉ đạo chồng chéo và chưa kịp thời, văn bản mới có hiệu lực nhưng văn bản cũ chưa hết hiệu lực (điển hình trong năm 2008 NHNN thay đổi liên tục điều chỉnh lãi suất huy động vốn).

Mặt khác, một số văn bản chỉ đạo từ NHNN yêu cầu các NHTM thực hiện trong việc cấp tín dụng nhưng khơng phù hợp và không đúng thực tế.

2.5.3 Chất lượng khoản vay và các quy định nhằm hạn chế rủi ro tín dụng

Việc phân loại nợ theo Điều 6 Quyết định 493 tuy đã kết hợp giữa yếu tố định lượng và định tính nhưng chủ yếu dựa trên yếu tố định lượng mà yếu tố định lượng

chỉ đơn thuần là thời gian quá hạn của khoản nợ. Việc phân loại nợ theo yếu tố định tính chưa có tiêu thức đánh giá cụ thể mà chỉ dựa trên chủ quan của người thực hiện đánh giá. Phân loại nợ theo Điều 6 Quyết định 493 không giúp cho ngân hàng trong việc quản lý chất lượng tín dụng theo ngành nghề kinh tế, loại hình doanh nghiệp, …

Từ những hạn chế này, xuất phát từ yêu cầu thực tế cũng như nhằm chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết cho q trình cổ phần hóa tại các NHTM Nhà nước và một số NHTMCP khác, đồng thời thực hiện nghiêm túc Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005, một số NHTM đã báo cáo NHNN xin đăng ký phân loại nợ theo Điều 7 của Quyết định 493 (điển hình là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam). Việc phân loại nợ theo Điều 7 Quyết định 493 đã giúp ngân hàng trong việc quản lý danh mục tín dụng theo ngành nghề, vùng địa lý, loại hình sản phẩm, đánh giá chính xác chất lượng tín dụng nhằm hạn chế tín dụng.

2.5.4 Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo chuẩn mực quốc tế

Nợ xấu của các chi nhánh NHTM trên địa bàn phụ thuộc phần lớn vào sự đánh giá khách hàng và chính sách tín dụng của hệ thống NHTM. Có thể việc minh bạch hóa chất lượng tín dụng để xác định biện pháp xử lý nợ phù hợp đối với danh mục tín dụng cũ và hỗ trợ ra quyết định cho vay chinh xác, quản lý rủi ro hiệu quả đối với danh mục tín dụng mới đóng vai trị quyết định trong việc giảm dần nợ xấu cũ và kiểm soát nợ xấu mới phát sinh. Muốn vậy các NHTM phải xây dựng được hệ thống đánh giá rủi ro hiệu quả phù hợp với thong lệ quốc tế. Đó là chính là lý do mà các NHTM đã xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đã giúp các NHTM trong việc phát hiện nợ xấu phát sinh đến từng khách hàng, xác định rõ nguyên nhân phát sinh nợ xấu xuất phát từ năng lực tài chính của khách hàng hay từ những rủi ro rộng hơn và đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng.

Đối với những khoản cho vay mới, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đã bổ trợ cho các NHTM trong việc đánh giá khách hàng mới một cách toàn diện về năng lực tài chính, xu hướng phát triển của doanh nghiệp, khả năng trả nợ, những tác động từ mơi trường kinh tế có thể ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp … để quyết định có cho vay hay khơng và áp dụng chính sách khách hàng phù hợp, đảm bảo cho vay mới an toàn, hiệu quả với mức bù đắp rủi ro thích hợp.

Tóm lại, Qua nghiên cứu thực trạng hoạt động tín dụng tại hệ thống chi nhánh

NHTM trên địa bàn Đồng Nai từ 2007 đến 9 tháng 2010 cho thấy hoạt động tín dụng ln tiềm ẩn rủi ro, rủi ro tín dụng của toàn hệ thống được quản lý ngày càng tiệm cận với các chuẩn mực quốc tế. Tuy nhiên, rủi ro tín dụng ln song hành với hoạt động tín dụng, do đó để tăng trưởng tín dụng đi kèm với quản lý chất lượng tín dụng thì u cầu cấp bách đặt ra là rủi ro tín dụng phải được quản lý chặt chẽ và giảm bớt tỷ lệ tổn thất về tín dụng, đảm bảo hoạt động tín dụng được an toàn hiệu quả. Do vậy, chúng ta cần phải có những giải pháp thích hợp nhằm quản lý rủi ro tín dụng trong giới hạn cho phép, từ đó nhằm hạn chế tối đa rủi ro phát sinh và góp phần phát triển tín dụng bền vững.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP

QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHTM TỈNH ĐỒNG NAI 3.1 Định hướng và chiến lược phát triển chi nhánh NHTM (2011 - 2015)

3.1.1 Nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM

Việt Nam đang theo tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó có hội nhập tài chính - ngân hàng. Hội nhập tài chính - ngân hàng lại địi hỏi tự do hố tài chính Tự do hố tài chính cũng đồng nghĩa với việc mở rộng cạnh tranh trong các hoạt động tài chính mang tính chất trung gian. Điều này đồng nghĩa với việc xoá bỏ sự phân biệt đối xử về pháp lý giữa các loại hình hoạt động khác nhau.

Theo hiệp định thương mại Việt - Mỹ cam kết lộ trình 9 năm với 7 cột mốc tháo dỡ mọi hạn chế đối với các ngân hàng của Mỹ đuợc bãi bỏ hồn tồn và lộ trình cam kết Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Cho đến tháng 12/2004, các nhà cung cấp dịch vụ Mỹ (trừ ngân hàng và công ty thuê mua tài chính) chỉ được hoạt động tại Việt Nam dưới hình thức liên doanh với đối tác Việt Nam dưới hình thức liên doanh với đối tác Việt Nam, sau thời gian đó những hạn chế này đã bị bãi bỏ. Sau 9 năm tức là từ tháng 12/2010, các ngân hàng Mỹ được phép thành lập ngân hàng con 100% vốn của Mỹ tại Việt Nam. Trong thời gian 9 năm đó, các ngân hàng Mỹ có thể thành lập ngân hàng liên doanh với đối tác Việt Nam theo tỷ lệ góp vốn 30-49% vốn điều lệ của ngân hàng liên doanh. Theo đó các nhà cung cấp dịch vụ tài chính Mỹ được phép cung cấp 12 phân ngành dịch vụ ngân hàng theo lộ trình với 7 cột mốc. Lộ trình này xác định rõ mức độ tham gia các loại hình dịch vụ ngân hàng và hình thức pháp lý mà các nhà cung cấp dịch vụ Mỹ đuợc hoạt động tại Việt Nam, điều này cũng đồng nghĩa với yêu cầu cắt giảm bảo hộ về kinh doanh dịch vụ ngân hàng của Mỹ, cho phép họ được tham gia với mức độ tăng dần vào hoạt động ngân hàng tại Việt Nam.

Như vậy, trong thời gian tới các hạn chế đối với các ngân hàng nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam sẽ được loại bỏ và các ngân hàng nước ngoài sẽ từng bước tham gia vào lĩnh vực hoạt động ngân hàng tại nước ta. Điều này có nghĩa

là sẽ tạo sức ép cạnh tranh trong ngành Ngân hàng và buộc các NHTM của Việt Nam phải tăng thêm vốn, đầu tư kỹ thuật, cải tiến phương thức quản trị và hiện đại hoá hệ thống thanh toán để nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh.

Thách thức về cạnh tranh đối với các NHTM của Việt Nam nói chung và đối với các chi nhánh NHTM trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới là khá lớn, đặc biệt trong phạm vi hoạt động kinh doanh của các lĩnh vực mà các ngân hàng nước ngồi có ưu thế như: thanh toán quốc tế, tài trợ thương mại, đầu tư dự án và các khách hàng chiến lược như các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp xuất khẩu… mặt khác các ngân hàng nước ngồi cịn hơn hẳn chúng ta về vốn, công nghệ, năng lực tổ chức quản lý cũng như kinh nghiệm… Trong khi điểm mạnh của các ngân hàng nước ngoài là dịch vụ (chiếm tới trên 40% tổng thu nhập) thì tình trạng “độc canh” tín dụng vẫn cịn phổ biến ở hầu hết các ngân hàng Việt Nam, thu lãi cho vay của toàn bộ hệ thống NHTM Việt Nam vào năm 2005 chiếm 88% (với ngân hàng ngoại thương thỉ tỷ trọng này cũng chiếm đến 79,8%) và tại thời điểm 8/2006 là 89%, thu về hoạt động dịch vụ chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ 12% năm 2005 và 11% vào thời điểm 8/2006. Rõ ràng các sản phẩm dịch vụ còn nghèo nàn, thiếu các định chế quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế như quản trị rủi ro, quản trị tài sản có, nhóm khách hàng, loại sản phẩm, kiểm toán nội bộ.

Hơn nữa, tình trang các NHTM Việt Nam (đặc biệt là các NHTM nhà nước) đầu tư tập trung quá nhiều vào các DNNN mà phần lớn các doanh nghiệp này đều có thứ bậc xếp hạng tài chính thấp thuộc các ngành có khả năng cạnh tranh yếu. Đây là nguy cơ rủi ro rất lớn đối với các NHTM nói chung và các NHTM nhà nước nói riêng.

Ngồi ra, hội nhập quốc tế làm tăng các giao dịch vốn và rủi ro của hệ thống ngân hàng, trong khi đó cơ chế quản lý và hệ thống thông tin giám sát ngân hàng còn rất đơn giản, chưa phù hợp với thông lệ quốc tế, Luật hoạt động của các tổ chức tín dụng hiện hành cịn có một số điểm chưa phù hợp với nội dung của GATS, Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ và cam kết WTO để đảm bảo việc tuân thủ nghiêm pháp luật về

ngân hàng và sự an toàn của hệ thống ngân hàng, nhất là trong việc ngăn nhặn và cảnh báo sớm các rủi ro trong hoạt động ngân hàng.

3.1.2 Nâng cao năng lực điều hành và quản lý

Sắp xếp lại tổ chức bộ máy của các NHTM từ Hội sở đến các Chi nhánh và Phòng giao dịch tại các tỉnh thành. Đổi mới tổ chức bộ máy quản lý, kinh doanh ở Hội sở chính phù hợp với thơng lệ quốc tế.

Mở rộng quan hệ đại lý, hợp tác kinh doanh, phát triển sản phẩm, ứng dụng và chuyển giao công nghệ với các tổ chức tài chính nước ngồi. Xúc tiến hiện diện thương mại của các NHTM Việt Nam tại các thị trường tài chính khu vực và quốc tế.

Mở rộng quy mô hoạt động đi đôi với tăng cường năng lực tự kiểm tra, quản lý rủi ro, bảo đảm an toàn và hiệu quả kinh doanh. Bảo đảm để cơ quan kiểm toán nội bộ, hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động độc lập và chuyên nghiệp. Phát triển hệ thống thông tin tập trung và quản lý rủi ro độc lập, tập trung tồn hệ thống

3.1.3 Tăng cường cơng tác tiếp thị

Đẩy mạnh các hoạt động marketing, tiếp thị, quảng cáo, khuyến mại trong huy động vốn, tạo thông tin minh bạch, công bố thông tin rộng rãi cho người dân chủ động lựa chọn các hình thức gửi tiền với lãi suất, kỳ hạn khác nhau.

dụ như : Tiếp thị khách hàng bằng hình thức sinh động, lồng ghép vào các

dịch vụ rao bán bất động sản, huy động vốn bằng vàng, chi trả kiều hối, chuyển tiền nhanh, phát hành kỳ phiếu và trái phiếu, đại lý chứng khoán...

Những chương trình khuyến mại kèm theo phải đa dạng như lãi suất bậc thang, lãi suất trả ngay; phiếu dự thưởng trúng thưởng xe máy, ô tô, tủ lạnh, máy giặt, ti vi...; tặng quà ngay khi gửi tiền bằng hiện vật như áo mưa, mũ bảo hiểm, đồng hồ, quạt bàn...

Đẩy mạnh tuyên truyền, quảng cáo rộng rãi về các dịch vụ ngân hàng, các hình thức và chính sách huy động vốn, thu hút tiền gửi,… để đông đảo người dân biết về các dịch vụ ấy. Tại một số điểm giao dịch, nhiều khách hàng đang sử dụng

các sản phẩm thu hút tiền gửi, sản phẩm huy động vốn của các NHTM nhưng cũng chưa biết hết tiện ích của sản phẩm đó. Vì vậy, nên đa dạng các loại tờ rơi, sách giới thiệu để sẵn phía ngồi quầy giao dịch để khách hàng có thể đọc khi đến giao dịch.

Phát triển bộ phận chăm sóc khách hàng, tạo cho các khách hàng cảm giác được tôn trọng mỗi khi đến ngân hàng. Bộ phận này có chức năng hướng dẫn khách hàng lần đầu giao dịch khai báo thông tin, trả lời các thắc mắc của khách hàng, tư vấn, giới thiệu về các sản phẩm của ngân hàng cho khách hàng, xây dựng văn hóa giao dịch của từng NHTM. Nét văn hóa đó thể hiện qua phong cách, thái độ văn minh, lịch sự của đội ngũ nhân viên bán lẻ, cách trang phục riêng, mang nét đặc trưng của từng NHTM.

Cần công bố các thơng tin tài chính để người dân tiếp cận, nắm bắt nhằm thu hút người dân quan hệ với ngân hàng và hạn chế được những rủi ro về thông tin.

3.1.4 Xây dựng thương hiệu chi nhánh NHTM

Việc xây dựng thương hiệu của các NHTM thường gắn liền với sự phát triển hệ thống dịch vụ ngân hàng và ứng dụng công nghệ thông tin. Do vậy:

Phát triển hệ thống dịch vụ ngân hàng đa dạng, đa tiện ích được định hướng theo nhu cầu của nền kinh tế trên cơ sở tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả các dịch vụ ngân hàng truyền thống, đồng thời tiếp cận nhanh hoạt động ngân hàng hiện đại và dịch vụ tài chính, ngân hàng mới có hàm lượng cơng nghệ cao. Trong đó, phải chú trọng hệ thống chi nhánh NHTM được hiện đại hóa, hoạt động đa năng, cung cấp các dịch vụ ngân hàng đa dạng với chất lượng cao, đạt trình độ phát triển tiên tiến trong khu vực và có khả năng cạnh tranh quốc tế.

Nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ ngân hàng của các NHTM và tại các chi nhánh NHTM theo nguyên tắc thị trường, minh bạch, hạn chế bao cấp và chống độc quyền cung cấp dịch vụ ngân hàng để từng bước phát triển thị trường dịch vụ ngân hàng thơng thống, cạnh tranh lành mạnh, an toàn và hiệu quả.

Đồng thời, phát triển hạ tầng công nghệ ngân hàng hiện đại ngang tầm với các nước trong khu vực dựa trên cơ sở ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin, điện tử tiên tiến và các chuẩn mực, thông lệ quốc tế phù hợp với điều kiện Việt Nam. Phấn đấu xây dựng hệ thống thanh tốn ngân hàng an tồn, hiệu quả và hiện đại ngang tầm trình độ phát triển của các nước trong khu vực (về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, khuôn khổ thể chế và dịch vụ thanh toán).

3.2 Những thách thức đối với các chi nhánh NHTM tỉnh Đồng Nai 3.2.1Về cơ chế quản lý

Trình độ quản trị, quản lý; trình độ cơng nghệ và nguồn nhân lực của các NHTM trên địa bàn còn thấp so với các ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng Ngân hàng ngoại thương (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w