Về hiệu quả và chất lượng hoạt động

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng Ngân hàng ngoại thương (Trang 66 - 67)

3.2 Những thách thức đối với hệ thống chi nhánh NHTM tỉnh Đồng Nai

3.2.3 Về hiệu quả và chất lượng hoạt động

Thu nhập từ hoạt động tín dụng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập, trong khi đó đây là hoạt động luôn tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, có ảnh hưởng rất nhiều đến tính ổn định của sự tăng trưởng, chất lượng tăng trưởng. Điều này thể hiện rõ trong bảng sau:

STT Loại hình dịch vụ ngân hàng xếp theo thứ tự ưu tiên % 1 Dịch vụ tín dụng 40 2 Dịch vụ thanh tốn 20 3 Dịch vụ huy động vốn 15 4 Dịch vụ ngoại hối 10 5 Dịch vụ thẻ 8

6 Dịch vụ phái sinh, tư vấn đầu tư, dịch vụ khác 7

(Nguồn: Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đồng Nai)

Mặt khác chất lượng tín dụng của NHTM trên địa bàn chưa cao, khoản nợ xấu (bao gồm nợ quá hạn, khoản nợ chờ xử lý, nợ liên quan đến vụ án, nợ khoanh còn chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng dư nợ cho vay của hệ thống NHTM trên địa bàn. Trong giai đoạn 2007-2009 do thị trường bất động sản, thị trường chứng khốn tăng trưởng nóng và do ảnh hưởng của cuộc khủng kinh tế toàn cầu đã tạo động lực cho các NHTMCP (những NHTMCP quy mô nhỏ, mới được thành lập) đẩy mạnh cho vay vào các lĩnh vực này. Đặc biệt những tháng cuối năm 2007 và đầu năm 2008 khi các NHTM thực hiện Chỉ thị số 03/2007/CT-NHNN ngày về việc đưa tổng dư nợ cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán/tổng dư nợ xuống dưới 3% thì các NHTM tiếp tục đẩy mạnh dư nợ cho vay bất động sản. Do đó trong hai năm 2007-2008 tỷ lệ nợ xấu của các NHTM có xu hướng tăng khi thị trường chứng khoán suy giảm và thị trường bất động sản đóng băng. Mặc dù tỷ lệ Nợ quá hạn/Tổng dư nợ vẫn nằm trong giới hạn theo thơng lệ quốc tế (có thể chấp nhận được ở mức từ 3%-5%) nhưng điều này cho thấy ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tăng trưởng, đến hiệu quả của sự phát triển.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng Ngân hàng ngoại thương (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w