Đào tạo nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng Ngân hàng ngoại thương (Trang 80 - 85)

3.4 Các giải pháp hỗ trợ

3.4.4 Đào tạo nguồn nhân lực

Cần hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý và phát triển nguồn nhân lực để thu hút nhân tài, cán bộ nghiệp vụ và cán bộ quản lý có trình độ giỏi thơng qua xây dựng hệ thống khuyến khích và chế độ quản lý lao động phù hợp. Các NHTM cũng cần phải phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm đảm bảo đội ngũ cán bộ có trình độ cao đáp ứng u cầu hoạt động kinh doanh trong xu thế hội nhập. Để nâng cao chất lượng và phát triển nguồn nhân lực, các ngân hàng có chiến lược chủ động đào tạo và đào tạo lại các nội dung về nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho đội ngũ cán bộ ngân hàng có thể tiếp cận được công nghệ mới, quan tâm đến môi trường làm việc của cán bộ cũng như các chế độ đãi ngộ về vật chất và tinh thần cho nhân viên,…

Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên ngân hàng: Cần đào tạo và đào tạo lại

cán bộ để thực hiện tốt các nghiệp vụ của ngân hàng hiện đại. Hơn nữa, cần tiêu chuẩn hố đội ngũ cán bộ làm cơng tác hội nhập quốc tế, nhất là những cán bộ trực tiếp tham gia vào quá trình đàm phán, ký kết hợp đồng quốc tế, cán bộ thanh tra giám sát và cán bộ chuyên trách làm công tác pháp luật quốc tế, cán bộ sử dụng và vận hành cơng nghệ mới.

Tóm lại, từ thực trạng hoạt động tín dụng của các chi nhánh NHTM trên địa bàn Đồng Nai từ 2007 đến 9 tháng đầu năm 2010 vừa qua, các giải pháp nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng tập trung xử lý những tồn tại ảnh hưởng khơng tốt đến chất lượng tín dụng và nâng cao khả năng phịng ngừa rủi ro tín dụng của các chi nhánh NHTM; đề xuất sửa đổi về cơ cấu tổ chức, quy trình tín dụng, hỗ trợ thơng tin… góp phần hồn thiện cơng tác quản lý rủi ro tín dụng trong tồn hệ thống. Đồng thời cũng kiến nghị Nhà nước, NHNN và các NHTM trực thuộc chi nhánh một số vấn đề để tạo lập một môi trường kinh doanh và quản trị rủi ro có hiệu quả, phát triển một hệ thống tài chính ổn định và bền vững. Sự nỗ lực của các chi nhánh NHTM cùng với sự hỗ trợ có hiệu quả của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, công tác quản lý rủi ro tín dụng sẽ đáp ứng các yêu cầu về tăng trưởng tín dụng an tồn và hiệu quả góp phần cho sự phát triển nhanh và bền vững của nền kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập.

KẾT LUẬN

Kinh tế Việt Nam đang trên đà hồi phục và phát triển, tăng trưởng tín dụng giúp các nhà sản xuất - kinh doanh tăng quy mô sản xuất, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển và vì thế nâng cao chất lượng tín dụng thơng qua hồn thiện cơng tác quản lý rủi ro tín dụng là nhiệm vụ hàng đầu của các NHTM nói chung và hệ thống chi nhánh NHTM tỉnh Đồng Nai nói riêng trong giai đoạn hiện nay.

Rủi ro tín dụng ln song hành với tín dụng, rủi ro tín dụng rất phức tạp và đa dạng, bao gồm rủi ro có thể kiểm sốt và rủi ro khơng thể kiểm sốt được, rủi ro tín dụng bắt nguồn từ nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan. Vì vậy, hậu quả của rủi ro tín dụng thường nặng nề, khơng những làm giảm lợi nhuận, thất thoát vốn vay, tổn hạn đến uy tín và vị thế của các NHTM và tồn thể nền kinh tế.

Vì vậy, việc tìm kiếm và áp dụng phù hợp các phương pháp phịng ngừa có thể giảm thiểu thiệt hại tối đa khi rủi ro xảy ra. Khi các NHTM kinh doanh với một mức tổn thất thấp hơn hoặc bằng mức tỷ lệ tổn thất dự kiến thì đó là sự thành cơng trong quản lý rủi ro. Các NHTM cùng với sự phối hợp, hỗ trợ của các ngành, cấp cấp chính quyền có liên quan sẽ giúp các NHTM đạt được mục tiên hoạt động tín dụng an tồn, hiệu quả trong tăng trưởng.

Thực hiện hoạt động tín dụng của hệ thống chi nhánh NHTM tỉnh Đồng Nai trong thời gian qua cho thấy, các hệ thống chi nhánh NHTM đã và đang tiếp cận với các chuẩn mực quốc tế về đánh giá rủi ro tín dụng từ đó đã áp dụng nhiều giải pháp và phương pháp trong việc phòng ngừa và quản lý rủi ro tín dụng một cách hệ thống, hiệu quả giảm thiểu các thiệt hại phát sinh từ rủi ro tín dụng và tăng them lợi nhuận cho các NHTM.

Đề tài nghiên cứu “Một số giải pháp quản lý rủi ro tín dụng hệ thống chi nhánh NHTM tỉnh Đồng Nai” là cần thiết, luận văn đi sâu nghiên cứu thực trạng và

nguyên nhân rủi ro tín dụng cũng như cơng tác quản lý rủi ro tín dụng hệ thống chi nhánh NHTM, chỉ ra những mặt còn hạn chế cần khắc phục. Từ đó, tác giả đã mạnh dạn đưa ra những thách thức và giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng quản lý rủi

ro tín dụng trên cơ sở những quan điểm định hướng và mục tiêu trong giai đoạn phát triển sắp tới. Một số giải pháp nằm ngoài tầm quyết định của hệ thống chi nhánh NHTM, tác giả đã đề xuất và kiến nghị Nhà nước, NHNN và NHTM trực thuộc để hỗ trợ cho sự tăng trưởng tín dụng bền vững.

Do kinh nghiệm và kiến thức trong lĩnh vực ngân hàng cịn nhiều hạn chế, tác giả khơng thể tránh khỏi các thiếu sót khi thực hiện luận văn này. Rất mong Quý thầy cô, các anh chị và các bạn đóng góp, bổ sung thêm. Chân thành cám ơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1/ TS. Hồ Diệu (Chủ biên) (2001), Tín dụng Ngân hàng, NXB Thống kê.

2/ PGS.TS Trần Huy Hoàng (chủ biên) (2007), Quản trị Ngân hàng thương mại,

NXB Lao động xã hội, TP. Hồ Chí Minh.

3/ Nguyễn Quốc Anh, Nguyễn Đăng Dờn, Hoàng Đức, Trần Huy Hoàng, Trầm

Xuân Hương - Trường Đại học Kinh tế TP HCM (2000), Tín dụng ngân hàng, NXB

Thống kê.

4/ Nguyễn Ngọc Hùng - Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia TP HCM (1998), Lý thuyết tài chính tiền tệ, NXB Thống kê.

5/ TS. Nguyễn Minh Kiều - Trường Đại học Kinh tế TP HCM (2006), Nghiệp vụ

ngân hàng, NXB Thống kê.

6/ Nguyễn Văn Tiến (2005), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, NXB

Thống kê

7/ Viện nghiên cứu khoa học ngân hàng (2003), Thực trạng rủi ro rín dụng của các

NHTM ở Việt Nam hiện nay và các giải pháp phòng ngừa hạn chế, NXB Thống kê.

8/ PGS.TS Nguyễn Đình Tự (2008), “Ngành Ngân hàng Việt Nam sau một năm gia

nhập WTO”, Tạp chí Ngân hàng.

9/ Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), số 46/2010/QH12,

Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

11/ Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), số 47/2010/QH12,

Luật các Tổ chức tín dụng.

12/ Chính Phủ Việt Nam (2006), số 112/2006/QĐ-TTg, Quyết định “về việc phê

duyệt đề án phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”.

13/ Chính phủ Việt Nam (1999), Nghị định 178/1999/NĐ-CP về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng.

14/ Ngân hàng Nhà nước (2001), Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN về quy chế cho

vay các tổ chức tín dụng.

15/ Viện nghiên cứu khoa học ngân hàng (2003), Giải pháp xử lý nợ xấu trong tiến

trình tái cơ cấu các NHTM Việt Nam, NXB Thống kê.

16/ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2007, 2008, 2009), Báo cáo tình hình thực hiện

nhiệm vụ ngân hàng.

17/ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Đồng Nai (tháng 10/2010), Báo cáo

tổng kết kế hoạch 5 năm (2006 - 2010) và xây dựng kế hoạch 5 năm (2011 - 2015) của ngành Ngân hàng trên địa bàn.

18/ Sở Kế hoạch - Đầu tư Đồng Nai (tháng 10/2010), Báo cáo kết quả thực hiện

kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai 5 năm (2006 - 2010) và kế hoạch thực hiện kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai 5 năm (2011 - 2015).

19/ Ban Quản lý các KCN Đồng Nai (tháng 11/2010), Báo cáo tình hình thu hút vốn

đầu tư tại các KCN Đồng Nai.

20/ Thông tin trên Website của Ngân hàng thế giới, Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Chính phủ Việt Nam, Tổng cục thống kê, Trường Đại học kinh tế TP.HCM…

21/ Luận văn Thạc sĩ, Phạm Linh (2005), Nâng cao chất lượng của hệ thống quản lý

rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam.

22/ Tạp chí “Thị trường Tài chính - Tiền tệ”, số 19, ngày 01/10/2009.

23/ Shelagh Heffernan (2005), Modern Banking, John Wiley & Sons Publication. 24/ World bank (2001), Banking Reform in Vietnam.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng Ngân hàng ngoại thương (Trang 80 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w