CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ VTC NGÂN HÀNG
1.3. Kinh nghiệm quản trị vốn tự có của các Ngân hàng trên thế giới và bài học
học cho các Ngân hàng Việt Nam
1.3.1. Kinh nghiệm quản trị vốn tự có của các Ngân hàng Mỹ
Phần lớn các nhà quản trị Ngân hàng ở Mỹ đều nhất trí cần xây dựng các
phương thức tiếp cận phù hợp và các phương pháp phân tích thích hợp gần với thơng lệ của BIS, cho phép phát hiện nhanh và đánh giá chính xác các nguy cơ rủi ro có thể xảy ra. Cơ quan giám sát Hoa Kỳ đã cho xây dựng một hệ thống tỷ lệ khung
đánh giá chung về vốn tự có tối thiểu trên tài sản có đã điều chỉnh rủi ro dựa trên tỷ
lệ trung bình đã được dự đốn. Căn cứ trên tỷ lệ khung này các nhà quản trị Ngân
hàng sẽ xây dựng các tỷ lệ chi tiết dùng trong đánh giá nội bộ. Các cơ quan quản lý Ngân hàng Liên Bang quy định tỷ lệ tối thiểu về vốn tự có trên tổng tài sản là 6%. Nếu Ngân hàng nào có trạng thái thiếu hụt vốn so với mức tối thiểu phải có giải pháp khắc phục càng nhanh càng tốt.
Dưa vào các qui định trên, để đánh giá đầy đủ và chính xác hơn cơ quan giám
sát Ngân hàng còn xây dựng cách đánh giá tỷ lệ an toàn vốn tự có tối thiểu theo
những qui đình riêng có đối chiếu với các qui định của Basel II.
cho phép kết hợp thêm các tiêu chí khác như kết quả đánh giá về tình hình kinh doanh thực tế, kết quả đánh giá của các tổ chức định giá tín nhiệm thị trường …nhằm tăng thêm tính khách quan.
Ngày 07/05/2009, tại hội thảo về cơ cấu Ngân hàng và cạnh tranh của Ngân hàng Fed Chicago, Chủ tịch Hội đồng Thống đốc của Cục Dữ trữ liên bang Mỹ
(Fed) đã đưa ra bài học về tăng cường quản lý vốn trong giám sát ngân hàng. Nội
dung như sau: Kể từ khi bắt đầu khủng hoảng, các cơ quan giám sát Mỹ đã thực hiện giám sát
vốn rất chặt chẽ. Fed đã thực hiện giám sát chặt chẽ tỷ lệ vốn của các tổ chức tài
chính tương ứng với mức độ rủi ro của tài sản và trao đổi đánh giá với các nhà quản
lý cấp cao của các tổ chức này. Fed cũng đang xem xét lại các quy định về quản lý
vốn của mình. Chẳng hạn như, vào đầu năm 2009, Fed đã ban hành hướng dẫn
dành cho các công ty quản lý Ngân hàng trong giám sát cổ tức, hoạt động mua
lại vốn… Fed đang làm đầu mối thực hiện “chương trình đánh giá giám sát vốn
liên ngành”. Chương trình này nhằm đảm bảo rằng các tổ chức Ngân hàng lớn nhất và có tầm quan trọng ảnh hưởng tới hệ thống Ngân hàng nhất có đủ nguồn vốn và có
thể duy trì hoạt động cho vay ngay cả khi các điều kiện kinh tế vĩ mô trở nên tồi tệ
hơn. Hơn 150 nhà kiểm tra, giám sát, và các nhà kinh tế học của Fed, cơ quan Quản lý tiền tệ, và công ty Bảo hiểm tiền gửi Fed đã hợp tác để kiểm tra và đánh giá khả
năng lãi lỗ của 19 tổ chức lớn, là những đơn vị nắm giữ hai phần ba tài sản của hệ
thống Ngân hàng Mỹ. Việc đánh giá mang tính tồn diện, nghiêm túc và có sự phối
hợp cao giữa các cơ quan giám sát. Fed sẽ sử dụng các kết quả đánh giá này để nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, giám sát trong tương lai.
1.3.2. Kinh nghiệm quản trị vốn tự có của các Ngân hàng Trung Quốc
Nền kinh tế Trung Quốc được chuyển đổi khi bước vào kinh tế thị trường, mở
đầu là cuộc cải cách kinh tế với quy mô lớn vào năm 1978 theo hướng mở cửa hội
nhập vào cộng đồng quốc tế. Đến năm 1998, bộ tài chính Trung Quốc đã phát hành
270 tỷ RMB trái phiếu đặc biệt để tăng cường vốn cho những Ngân hàng lớn để
nâng tỷ lệ vốn tối thiểu trung bình từ 4.4% lên 8% đúng theo Luật NHNN Trung
Trung Quốc đã triển khai chương trình GSAP để hỗ trợ cho việc mở cửa thị
trường tài chính, bước đầu đã có hai Ngân hàng niêm yết cổ phiếu, đã bán nợ q
hạn để giảm hệ số nợ khó địi và đấu giá cạnh tranh các khoản nợ quá hạn. Trung
Quốc đã thành lập bốn công ty quản lý tài sản, thành lập ủy ban quản lý ngân
hàng, Ủy ban Quản lý bảo hiểm, Ủy ban Quản lý TTCK, thực hiện hợp tác giám sát
các sản phẩm liên ngành, tăng dự trữ tại NHTW, tăng tỷ trọng rủi ro đối với một số khoản vay, bắt buộc dự phòng sớm hơn đối với các khoản cho vay kém,..
Trung Quốc cũng sử dụng hệ thống kiểm tốn nước ngồi, tăng giám sát từ bên ngồi, xây dựng các chỉ số đánh giá hoạt động riêng, yêu cầu các NHTM phải nộp báo cáo tài chính một năm 2 lần và cung cấp thông tin về giao dịch qua biên giới giữa các Ngân hàng thành viên, tăng tỷ lệ dự phòng và tăng các hệ số an toàn vốn.
Để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành Ngân hàng trong xu hướng hội nhập
WTO, Ngân hàng nhân dân Trung Quốc đã có định hướng chuẩn bị về vốn, công
nghệ, nhân lực và ban hành những chính sách giám sát với hoạt động chung của tồn ngành ngân hàng. Việc tăng vốn của các NHTMCP Trung Quốc diễn ra theo
hướng chậm nhưng chắc. Chính phủ Trung Quốc ln có những phản hồi đúng
hướng với những dễn biến của khu vực thị trường ngân hàng, hạn chế được sự thơn
tính của các đối thủ nước ngoài.
1.3.3. Bài học kinh nghiệm quản trị vốn tự có cho các ngân hàng Việt Nam
Trong xu thế tồn cầu hóa đang diễn ra hết sức mạnh mẽ, việc tìm hiểu kinh
nghiệm quản trị vốn tự có của hệ thống Ngân hàng thế giới, để rút ra bài học kinh
nghiệm cho Việt Nam, để các Ngân hàng Việt Nam phát triển cả về qui mơ vốn tự có, cũng như vận dụng thuần thục các tiêu chuẩn quốc tế vào ngân hàng, nhằm nâng cao năng lực của các Ngân hàng trong nước là hết sức cần thiết. Nghiên cứu thực tiễn về sự phát triển năng lực cạnh tranh và quản trị vốn tự có của hệ thống Ngân hàng thế giới cụ thể là hệ thống Ngân hàng Mỹ và Trung Quốc, có thể rút ra bài học kinh nghiệm thực tế cho hệ thống Ngân hàng Việt Nam:
Cũng như Trung Quốc, khi nền kinh tế hội nhập, các đối thủ cạnh tranh trong
dựng cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị, đầu tư công nghệ hiện đại cho ngân hàng.
Đây cũng là nền tản để đẩy mạnh các hoạt động và tạo ra nhiều sản phẩm dịch vụ
tiện ích, tăng năng lực cạnh tranh. Cần phải xây dựng cấu trúc sở hữu vốn đa dạng,
ưu tiên tỷ lệ nắm giữ cổ phần cao cho các nhà đầu tư chiến lược có thực lực mạnh,
tăng tỷ lệ cổ đông thị trường và nước ngoài, là điều kiện để các Ngân hàng trong
nước nhanh chóng tiếp cận các tiêu chuẩn an tồn vốn hiện đại, nâng cao chất lượng
vốn và phát triển bền vững. Đổi mới các chuẩn mực quản lý, giám sát, đánh giá an
toàn vốn phải đảm bảo tính đồng bộ, đối chiếu được với các tiêu chuẩn của Basel và
phải phù hợp với lộ trình thực hiện các cam kết quốc tế như hệ thống Ngân hàng
Mỹ. Các Ngân hàng được toàn quyền chủ động trong phương pháp quản trị rủi ro, tổ
chức kiểm sốt hệ thống an tồn vốn nội bộ, hồn thiện hệ thống quản trị để ngăn
ngừa các nguy cơ có thể dẫn đến rủi ro phá sản. Các Ngân hàng trong nước cần thực
hiện cải cách, khắc phục các khoản nợ xấu, cơ cấu lại tài chính trước khi phát hành
thêm cổ phiếu, tăng vốn tự có nhằm đạt được mục tiêu huy động vốn và có được
lợi thế nhất định khi đàm phán chọn nhà đầu tư.
Nghiên cứu về thực tiễn phát triển tại hệ thống Ngân hàng Mỹ và Trung Quốc cho thấy quản trị vốn là tất yếu để các Ngân hàng Việt Nam phát triển an toàn và bền vững. Với việc phát huy những kinh nghiệm quý báu là những bài học cần thiết để phát triển hệ thống Ngân hàng Việt Nam, khai thác, huy động và sử dụng vốn có hiệu quả trong q trình phát triển ngân hàng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Tồn bộ chương 1, tác giả đã hệ thống hóa những cơ sở lý thuyết liên quan đến
vốn tự có và quản trị vốn tự có đối với Ngân hàng. Từ những khái niệm về vốn tự
có, thành phần cấu tạo nên vốn tự có, sự cần thiết và tác dụng của vốn tự có đến
những cách thức định giá mức vốn tự có hợp lý của Ngân hàng theo quan điểm của
NHNN. Để cho nguồn vốn tự có phát huy hết tác dụng của nó thì khơng thể khơng
nói đến quản trị vốn tự có tại Ngân hàng. Vì vậy, luận văn đã tìm hiểu về nội dung
quản trị vốn tự có tại Ngân hàng về mặt định tính và định lượng trên cơ sở lý thuyết làm nền tản để đi sâu phân tích ở chương 2. Về mặt định tính, tác giả đã nêu lên một số vấn đề về phát triển vốn tự có thích hợp với nhu cầu hoạt động của Ngân hàng, lựa chọn nguồn vốn thích hợp để tăng vốn tự có tại Ngân hàng. Về mặt định lượng, tác giả đã đưa ra việc phân tích các hệ số liên quan đến quản trị vốn tự có tại Ngân hàng, mơ hình tăng trưởng tích sản trong quản trị vốn tự có, mối quan hệ giữa quản trị vốn tự có với các rủi ro hoạt động của Ngân hàng. Trong bối cảnh hội nhập, chúng ta không ngừng tiếp thu, học hỏi kinh nghiệm từ các nước trên thế giới.
Vì vậy, tìm hiểu kinh nghiệm quản trị vốn tự có của các Ngân hàng ở Mỹ và Trung
Quốc là cần thiết để rút ra bài học cho các NHTMCP Việt Nam.
Tóm lại, những nội dung trong chương 1 là cơ sở lý luận có tính nền tảng để từ
đó tác giả đi sâu phân tích thực trạng quản trị vốn tự có tại một Ngân hàng cụ thể -
Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín ở chương 2 và đề ra các giải pháp và kiến nghị ở chương 3 với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả quản trị vốn tự có tại Ngân hàng này.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VỀ QUẢN TRỊ VỐN TỰ CÓ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GỊN THƯƠNG TÍN
2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín 2.1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển Sacombank
Tên pháp định: Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gịn Thương Tín
Tên quốc tế: SAIGON THUONG TIN COMMERCIAL JOINT STOCK BANK Tên viết tắt: SACOMBANK
Địa chỉ: 266-268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3, TP. HCM
Website: http://www.sacombank.com
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) chính thức được thành lập và đi vào hoạt động vào ngày 21/12/1991, trên cơ sở chuyển thể Ngân hàng Phát triển Kinh tế Gò Vấp và sáp nhập 03 Hợp tác xã tín dụng Tân Bình - Thành Cơng - Lữ Gia. Vào thời điểm đó, cả 04 đơn vị này đều trong giai đoạn cực kỳ khó khăn về tài
chính. Xuất phát điểm là một Ngân hàng nhỏ, ra đời trong giai đoạn khó khăn của
đất nước với số vốn điều lệ ban đầu 03 tỷ đồng và hoạt động chủ yếu tại vùng ven
TP.HCM.
Sau hơn 18 năm hoạt động, đến nay Sacombank đã trở thành Ngân hàng TMCP
hàng đầu Việt Nam với vốn điều lệ 6.700 tỷ đồng. Đến nay Sacombank có gần 320
chi nhánh và phịng giao dịch tại 45/63 tỉnh thành trong cả nước, Không chỉ hoạt
động mạnh trong nước, Sacombank cịn có 01 văn phịng đại diện tại Trung Quốc,
01 Chi nhánh tại Lào và 01 chi nhánh tại Campuchia.
Bên cạnh đó Sacombank có khoảng 10.644 đại lý thuộc 278 Ngân hàng tại 80
quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Khoảng hơn 6.000 cán bộ nhân viên trẻ, năng
động và sáng tạo góp phần đưa Sacombank ngày càng phát triển và lớn mạnh. Ngồi
ra Sacombank cịn có khoảng 60.000 cổ đơng đại chúng.
Vào ngày 16/5/2008, Sacombank tạo nên một bước ngoặt mới trong lịch sử hình
thành và phát triển Ngân hàng với việc cơng bố hình thành Tập đồn tài chính
Sacombank. Hiện nay, tập đồn tài chính Sacombank có sự góp mặt của các thành
• Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gịn Thương Tín (Sacombank)
Đóng vai trị hạt nhân điều phối hoạt động của Tập đồn Thành viên trực thuộc:
Cơng ty Chứng khốn Ngân hàng Sài Gịn Thương Tín (Sacombank-SBS), Cơng ty
Cho th tài chính Ngân hàng Sài Gịn Thương Tín (Sacombank-SBL), Cơng ty Kiều
hối Ngân hàng Sài Gịn Thương Tín (Sacombank-SBR), Cơng ty Quản lý nợ và khai
thác tài sản Ngân hàng Sài Gịn Thương Tín (Sacombank-SBA), Cơng ty Vàng bạc đá q Ngân hàng Sài Gịn Thương Tín (Sacombank-SBJ)
• Thành viên hợp tác chiến lược
Cơng ty cổ phần Đầu tư Sài Gịn Thương Tín (STI), Cơng ty cổ phần Địa ốc Sài Gịn Thương Tín (Sacomreal), Cơng ty cổ phần Xuất nhập khẩu Tân Định (Tadimex),
Công ty cổ phần Đầu tư - Kiến trúc - Xây dựng Toàn Thịnh Phát, Công ty cổ phần
Quản lý quỹ đầu tư Việt Nam (VFM).
• Sacombank có 03 đối tác chiến lược nước ngồi uy tín đang nắm gần 30% vốn cổ phần
Dragon Financial Holdings thuộc Anh Quốc, góp vốn năm 2001, International Financial Company (IFC) trực thuộc World Bank, góp vốn năm 2002, Tập đồn Ngân hàng Australia và Newzealand (ANZ), góp vốn năm 2005.
Sacombank hợp tác hiệu quả với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước như Hoàng Anh Gia Lai, Hữu Liên Á Châu, Trường Hải Auto, COMECO, Trường Phú, ISUZU Việt Nam, Prudential Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, EVN, SJC, Bảo Minh, Habubank, Military Bank, Baruch Education Group Ltd BVI (BEG) – đại diện của City University of New York (CUNY)...
• Lĩnh vực kinh doanh
Huy động vốn ngắn hạn, trung và dài hạn dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn, khơng kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi, tiếp nhận vốn đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước, vay vốn của các tổ chức tín dụng khác, cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn, chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá, hùn vốn và liên doanh theo pháp Luật , làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng, kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc, thanh tốn quốc tế.
• Vị thế công ty
Lợi thế của Sacombank: Sacombank là Ngân hàng thương mại cổ phần có vốn lớn nhất Việt Nam và là Ngân hàng thương mại có vốn điều lệ đứng thứ 5 trong hệ
thống Ngân hàng thương mại Việt Nam. Điều đó cho phép Sacombank đáp ứng an
toàn vốn, tăng khả năng đáp ứng nhu cầu vốn. Với 320 điểm giao dịch trên khắp cả
nước, Sacombank là Ngân hàng thương mại cổ phần có hệ thống mạng lưới rộng
nhất trong hệ thống Ngân hàng thương mại cổ phần. Với chiến lược phát triển
trong giai đoạn 2006 – 2010 khá tham vọng và có tính khả thi cao.
• Cơ hội của Sacombank
Nền kinh tế Việt Nam được dự báo là sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng, ổn định
trong các năm tới nhờ sự gia tăng mạnh của đầu tư nước ngồi tại Việt Nam.
• Thách thức của Sacombank
Áp lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập: Sacombank phải chịu sự cạnh tranh
từ phía các Ngân hàng quốc doanh về quy mô vốn, mạng lưới…, sự cạnh tranh của
các sản phẩm thay thế.
• Chiến lược đầu tư và phát triển
Sacombank sẽ tiếp tục mở rộng và hoàn thiện hệ thống các công ty trực thuộc và công ty liên kết trong các lĩnh vực chứng khốn (Cơng ty Sacombank Securities), quản lý nợ và khai thác tài sản (Công ty AMC), kiều hối (Cơng ty SacomRex), cho th tài chính (Cơng ty SacombankLeasing), thẻ, vàng bạc, bảo hiểm, đào tạo... Mục tiêu của Sacombank đến năm 2020 là quyết tâm xây dựng Sacombank thành Ngân hàng bán lẻ-
đa năng-hiện đại và tốt nhất Việt Nam và kỳ vọng của Sacombank trong 10 năm tiếp