CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ VTC NGÂN HÀNG
3.1. Định hướng quản trị vốn tự có của Sacombank đến năm 2020
Sacombank lựa chọn chiến lược phát triển dựa trên thế mạnh của mình để tối
đa hóa năng lực tự có nhằm đứng vững trong mơi trường cạnh tranh tồn cầu đang đến. Đối với Sacombank, vấn đề “lợi nhuận là nhất thời, thị phần là vĩnh viễn”,
nghĩa là các Ngân hàng thương mại cũng như các nhà đầu tư tài chính nên biết hi
sinh cổ tức trong ngắn hạn để bảo vệ thị phần trong tương lai. Một nhà đầu tư cổ
phiếu Ngân hàng chỉ chăm chăm vào cổ tức hàng năm trước mắt thì đó là tầm đầu tư rất ngắn hạn và họ sẽ nhanh chóng bị đào thải trong thời gian vài ba năm tới khi
thị trường đã trở nên chuyên nghiệp. Ngược lại một nhà đầu tư chiến lược sẽ biết
nhìn vào chiến lược phát triển, năng lực điều hành quản trị, những tài sản hữu hình
và vơ hình cùng khả năng tái đầu tư và thị phần của Ngân hàng trong tương lai. Đây
mới chính là giá trị cốt lõi mà Sacombank cần phải theo đuổi trong thời kỳ hội nhập. Hiện nay Sacombank là một trong những Ngân hàng TMCP lớn nhất Việt Nam và đến năm 2020, Sacombank phấn đấu là một trong những Ngân hàng TMCP có vốn tự có lớn nhất Việt Nam, ước tính đạt khoảng 5 tỷ USD. Tổng tài sản dự kiến sẽ đạt
mức trên 60 tỷ đô la Mỹ. Tổng dư nợ cho vay đến cuối năm 2020 dự kiến sẽ đạt
800.000 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 25%/năm. Đảm bảo lợi nhuận
trước thuế tăng bình quân mỗi năm 30% so với năm trước. Tỷ suất lợi nhuận/ tổng tài sản vào năm 2020 dự kiến đạt 2% và tỷ suất sinh lời/ vốn chủ sở hữu vào năm
2020 đạt 20%. Chi trả cổ tức hàng năm 15%. Sacombank phấn đấu đến cuối năm
2020, mạng lưới chi nhánh sẽ có mặt tại tất cả các tỉnh, thành trên cả nước. Đồng
thời, mục tiêu đến năm 2020, Sacombank trở thành Ngân hàng TMCP có số lượng
chi nhánh văn phòng đại diện ở nước ngoài nhiều nhất Việt Nam, góp phần
đưa thương hiệu Sacombank vươn tầm ra khu vực và thế giới.
xu thế hội nhập, định hướng trở thành tập đồn tài chính Sacombank có tầm cỡ khu
vực và trên thế giới, có chiến lược định vị lại thị trường mục tiêu phù hợp với yêu
cầu quản trị vốn tự có.
Thực hiện triển khai và áp dụng cơ chế quản trị rủi ro theo công nghệ hiện đại, hiểu và giám sát đầy đủ các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản trị rủi ro của ngân hàng. Tiến hành cơ chế quản lý cho vay theo cơng nghệ mới kết hợp với hồn thiện cơ chế phịng ngừa rủi ro trên cơ sở đảm bảo tính tương thích với qui mơ vốn tự có và khả
năng hoạt động của ngân hàng. Hoàn thiện cơ chế tự quản lý an toàn vốn phù hợp
với yêu cầu của BIS, xây dựng cơ chế chính sách quản lý, giám sát, đánh giá an toàn vốn, phù hợp với các quy định của Basel.
3.2. Nhóm giải pháp có tính chiến lược lược lâu dài
3.2.1. Xây dựng chiến lược quản trị vốn tự có theo lộ trình hội nhập
Trên góc độ tích cực, việc gia nhập WTO trước hết là cơ hội để Sacombank
nâng cao hiệu quả hoạt động, khả năng cạnh tranh. Đứng trước nguyên tắc và kỷ
luật của thị trường: mạnh được, yếu thua, tính cạnh tranh buộc Sacombank phải nâng
cao hiệu quả hoạt động cũng như đưa ra cho được định hướng hoạt động theo
chun mơn hóa để có thể tồn tại. Ở đây, cơ hội tiếp cận các thị trường mới trong
khu vực, các nhóm khách hàng mới có mức độ rủi ro thấp cũng sẽ dần dần mở ra
và tạo điều kiện cho Sacombank phát triển. Hội nhập tạo ra cơ hội để chia sẻ kinh
nghiệm, nâng cao trình độ cơng nghệ và quản trị Ngân hàng bởi thông qua sự liên
kết, hợp tác kinh doanh, Sacombank được học hỏi và hỗ trợ những kỹ thuật tiên tiến trên thế giới. Thông qua sự điều hành, quản trị của các tổ chức tài chính nước ngồi, Sacombank có cơ hội cải thiện trình độ quản lý cũng như được sự hỗ trợ về
tư vấn, bồi dưỡng kiến thức, xây dựng năng lực quản trị vốn tự có tại Ngân hàng
tiên tiến để từ đó tăng cường khả năng phịng ngừa và xử lý những rủi ro có thể
xảy ra nhờ áp dụng cơng nghệ quản trị vốn tự có của một Ngân hàng hiện đại, kỹ
năng quản trị tiên tiến, phát triển sản phẩm mới. Hội nhập góp phần thúc đẩy q
trình thu hút nguồn vốn đầu tư nhờ sự gia tăng nguồn vốn từ thị trường tài chính
quốc tế, nhờ những chính sách khuyến khích đầu tư, nhờ các Ngân hàng trong nước
linh hoạt và chủ động điều chỉnh theo thị trường. Điều này 69
cũng giúp phát triển các mối quan hệ đại lý, thanh toán quốc tế, tài trợ thương mại, hợp tác đầu tư, và trao đổi công nghệ…Tuy nhiên hội nhập cũng là một thách thức rất lớn đối với thị trường tài chính Việt Nam nói chung và Sacombank nói riêng.
Trước hết Sacombank sẽ chịu áp lực cạnh tranh trên các mặt như năng lực tài
chính, cơng nghệ, trình độ quản lý, hệ thống sản phẩm, chất lượng dịch vụ… Tiếp
đến là phải đảm bảo các chuẩn mực an toàn theo thơng lệ quốc tế, đó là tỷ lệ an tồn
vốn tối thiểu theo qui định của Basel. Do đó Sacombank cần phải xây dựng chiến
lược quản trị vốn tự có theo 2 giai đoạn như sau:
Giai đoạn từ 2010-2015, Sacombank đã thật sự bước vào giai đoạn cạnh tranh
không chỉ với các Ngân hàng trong nước mà cịn với các Ngân hàng nước ngồi được thành lập tại Việt Nam. Giai đoạn này, việc tăng vốn không phải là mục tiêu tối ưu mà
Sacombank nên chú trọng đến năng lực cạnh tranh tồn diện, đầu tư tài chính theo
chiều sâu, phải tạo được sự khác biệt trong chất lượng dịch vụ của ngân hàng, chú
trọng đến các dịch vụ của Ngân hàng bán lẻ. Sacombank phải phát triển tối đa các dịch vụ của một Ngân hàng hiện đại.
Giai đoạn từ 2015-2020, đây là giai đoạn Việt Nam mở cửa hoàn tồn, thị
trường tài chính Việt Nam sẽ do một số tập đồn tài chính lớn dẫn dắt. Giai
đoạn này Sacombank sẽ khơng cịn tình trạng tăng vốn nhanh như thời kỳ của
năm 2007 mà Ngân hàng cần chú ý đến hiệu ứng pha loãng cổ phiếu và tác động
của nó đến thị giá niêm yết trên sàn giao dịch. Mức độ cạnh tranh của Sacombank lúc
bấy giờ khơng cịn ở phạm vi quốc gia mà vươn ra tầm quốc tế.
3.2.2. Quản trị vốn tự có theo chuẩn mực của Ngân hàng hiện đại
Để cơng tác quản trị vốn tự có tại Sacombank có hiệu quả, Sacombank cần phải
từng bước xây dựng cơ chế quản trị vốn tự có theo chuẩn mực của một Ngân hàng
hiện đại, để tính tốn các tỷ lệ an toàn vốn của Ngân hàng được chính xác.
Sacombank cần thực hiện như sau:
- Sacombank cần phải hiện đại hóa cơng nghệ quản trị vốn tự có, đánh giá chất lượng tài sản có của Ngân hàng theo từng thời kỳ, có thể đánh giá 2 lần trong 1 năm.
- Sacombank nên xây dựng một quy trình xác định mức độ vốn tối thiểu nội bộ
theo mức rủi ro và chiến lược duy trì mức vốn của Sacombank và phải đảm
bảo yêu cầu đầu tiên là tỷ lệ vốn tối thiểu theo quy định
- Sacombank cần quản trị vốn tự có theo chuẩn mực của một Ngân hàng hiện
đại và chuẩn hóa vốn an toàn theo tiêu chuẩn của Basel II là cơ sở để nâng cao chất lượng quản trị vốn tự có tại Sacombank.
- Sacombank cần thực hiện quản trị vốn tự có theo hướng tập trung làm giảm
các chi phí liên quan đến vốn tự có, tăng sức cạnh tranh các sản phẩm, dịch
vụ của một Ngân hàng hiện đại.
- Sacombank cần phải công khai những dự định có liên quan đến việc tăng vốn tự có theo từng lộ trình phù hợp để tạo sự tin tưởng cho các cổ đông, các khách hàng, các nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng.
- Sacombank cần quản trị vốn tự có từ chiều rộng sang chiều sâu theo hướng
nâng cao năng lực quản trị vốn tự có thơng qua việc hồn thiện bộ máy quản
trị vốn tự có tại Sacombank.
- Bộ phận quản trị vốn tự có tại Sacombank phải luôn luôn thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra và báo cáo thường xuyên về tình hình biến động của vốn tự có cho Ban lãnh đạo Ngân hàng để có hướng giải quyết kịp thời.
Đây chính là những cơ sở để Sacombank quản trị vốn tự có tốt hơn, cách thức
kiểm soát luồng vốn và nợ theo chuẩn mực chung, có thể nhanh chóng phát hiện
những thiếu sót trong hoạt động quản trị vốn tự có để có biện pháp điều chỉnh kịp thời. Vì vậy, việc xây dựng cơ chế quản trị vốn tự có theo chuẩn mực của một Ngân hàng hiện đại là thật sự cần thiết để từng bước hiện đại hóa cơng nghệ quản trị vốn tự có tại Sacombank ngày càng hiệu quả hơn.
3.2.3. Tạo sự liên kết và hợp tác với các Ngân hàng khác để cùng phát triển
Để tăng trưởng tốt và bền vững trên chính thị trường nước nhà, bản thân Ngân
hàng Sacombank, bên cạnh sự cạnh tranh lành mạnh cũng cần có sự liên minh, liên
kết với các Ngân hàng trong nước. Sự cạnh tranh giữa các Ngân hàng trong nước
không phải là cạnh tranh theo kiểu sống còn mà nên là cạnh tranh trong sự hợp tác
triển, để có thể giữ vững thị phần, hạn chế sự tăng trưởng thị phần của các Ngân
hàng nước ngoài – đối thủ cạnh tranh chính của các Ngân hàng trong nước. Vì
vậy Sacombank cũng cần phải:
Tăng cường hợp tác với các Ngân hàng trong nước để cùng nhau phát triển, mở rộng thị phần và có thể khống chế được thị phần của các Ngân hàng nước ngoài. Bên cạnh việc mở rộng kênh phân phối, thu hút khách hàng, việc hợp tác giữa các ngân hàng trong nước sẽ tận dụng những kinh nghiệm của nhau, chuyển những điểm yếu thành điểm mạnh để cùng phát triển.
Đẩy mạnh liên kết, hợp tác giữa các Ngân hàng để mở rộng các kênh phân phối
dịch vụ, cung ứng nhiều tiện ích cho khách hàng hợp tác để đầu tư, liên minh hệ
thống thẻ, tiết giảm chi phí, thỏa thuận thực hiện dịch vụ thanh toán, kết nối dữ liệu thơng tin tín dụng, hỗ trợ thơng tin tín dụng khách hàng nhằm giảm thiểu tình hình vay nợ nhiều nơi của khách hàng nhằm phục vụ cho chiến lược phát triển.
Tham gia tích cực vào Hiệp hội Ngân hàng nhằm hạn chế những thỏa thuận
mang tính chất ngăn cản sự vận động khách quan của thị trường tài chính, ví dụ như thỏa thuận mức trần lãi suất. Hiệp hội Ngân hàng là nơi cung cấp thông tin của
thị trường, làm cầu nối cho những mối quan hệ hợp tác tốt nhất giữa các ngân
hàng, hỗ trợ các Ngân hàng thành viên.
Mở rộng quan hệ trao đổi, học tập kinh nghiệm quản lý, tranh thủ vốn, tranh thủ sự hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật để hiện đại hóa cơng nghệ ngân hàng, phát triển các
sản phẩm dịch vụ Ngân hàng phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế từ các cổ
đơng chiến lược nước ngồi.
Tầm quan trọng của các cổ đơng là các tập đồn ngân hàng nước ngồi có thể thấy rõ khi ngân hàng chọn làm cổ đơng chiến lược cho mình. Một mặt nâng cao năng lực tài chính cho ngân hàng, mặt khác ngân hàng có thể học hỏi được kinh nghiệm
quản trị vốn tự có của Sacombank cũng như cơng nghệ, dịch vụ mà Sacombank cần
được hỗ trợ để phát triển tốt hơn vì các tập đồn này đã có kinh nghiệm lâu năm
trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.
đơng chiến lược cho mình vì đây là giải pháp tốt nhất thể hiện 2 trong một đó là tăng
vốn tự có và học hỏi kinh nghiệm trong một cổ đông chiến lược. Thực tế cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài đều kỳ vọng rất nhiều vào sự phát triển bền vững, lâu dài cũng như giá trị cổ phiếu của ngân hàng.
3.2.4. Đảm bảo tuân thủ các qui định của NHNN trong quản trị vốn tự có
Tuân thủ đầy đủ các qui định của Luật là điều kiện tiên quyết để Sacombank có thể
ổn định hoạt động và phát triển bền vững cũng như tạo uy tín tốt hơn trong mắt khách hàng. Sacombank phải căn cứ vào các qui định của NHNN đưa ra liên quan đến
vấn đề vốn tự có để vận dụng vào việc quản trị vốn tự có của mình. Hiện nay, cơ
quan quản lý thường dựa trên tỷ lệ CAR kết hợp với các cách tiếp cận tính tốn u cầu về vốn tự có có tính đến rủi ro hệ thống, rủi ro thị trường, rủi ro tín dụng, kỹ
thuật làm giảm rủi ro tín dụng để đánh giá an toàn vốn trong hoạt động của ngân
hàng. Do đó, Sacombank khi xây dựng kế hoạch tăng vốn tự có khơng chỉ chú ý khai
thác tài sản có mà cần chú ý đến việc đảm bảo các tỷ lệ an toàn vốn theo đúng
qui định của NHNN. Nếu Sacombank tăng tài sản có quá nhanh, chú trọng vào lợi
nhuận sẽ không đảm bảo được u cầu an tồn trong hoạt động, có thể dẫn đến rủi ro cho hệ thống. Vốn dĩ hệ số CAR là tỷ lệ giữa vốn tự có so với tài sản có rủi ro, do
đó, nếu tài sản có rủi ro q lớn thì hệ số này sẽ xuống ở mức thấp có thể sẽ khơng
đảm bảo đúng qui định của NHNN. Vì vậy, khi thực hiện tăng vốn và khai thác tài
sản có, Sacombank phải chú ý đến hệ số CAR sao cho hệ số này ở mức hợp lý nhất
và đúng qui định.
3.2.5. Dự báo và phân tích các rủi ro có thể xảy ra trong quản trị vốn tự có
Sacombank cần tập trung hơn nữa vào công tác dự báo và phân tích các rủi ro có
thể xảy ra trong cơng tác quản trị vốn tự có. Cần phải áp dụng hiệp ước Basel vào
việc quản trị vốn tự có và đảm bảo sử dụng vốn an toàn theo nguyên tắc:
- Sacombank cần phải duy trì một lượng vốn đủ lớn để trang trải cho các hoạt
động chịu rủi ro của mình. Những rủi ro này có thể xảy ra do biến động của
thị trường, các khách hàng có thể rút tiền ồ ạt làm cho Ngân hàng mất khả
năng chi trả. Vì vậy, quản trị vốn tự có sẽ dự báo và có cơng cụ để bù đắp
- Sacombank phải đánh giá một cách đúng đắn về những loại rủi ro mà mình đang phải đối mặt như: rủi ro thanh khoản, rủi ro hệ thống, rủi ro chiến lược,
rủi ro danh tiếng và rủi ro pháp lý, rủi ro thị trường….
- Khi có biến động lớn về tính an tồn liên quan đến vốn tự có của ngân hàng, Sacombank phải phân tích tất cả các tình huống có thể xảy ra.
- Sacombank cần phải cơng khai thơng tin một cách thích đáng theo ngun tắc
thị trường tuân theo chuẩn mực của Basel.
Như vậy, với quá trình phát triển của Ủy Ban Basel và những Hiệp ước mà tổ chức
này đưa ra, Sacombank càng ngày càng được yêu cầu hoạt động một cách minh bạch hơn, đảm bảo đủ vốn tự có để phịng ngừa cho nhiều loại rủi ro hơn với hy vọng sẽ giảm thiểu được rủi ro có thể xảy ra do thực hiện tốt cơng tác quản trị vốn tự có tại Sacombank.
3.3. Nhóm giải pháp có tính cụ thể
3.3.1. Dự báo mức vốn tự có tối thiểu Sacombank cần phải duy trì
Hiện nay, ngành Ngân hàng có rất nhiều tiềm năng tăng trưởng cả hiện tại và trong tương lai. Mặc dù trong quá khứ đã gặp nhiều khó khăn do tác động của cuộc