CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ VTC NGÂN HÀNG
3.3. Nhóm gi ải pháp có tính cụ thể
3.3.3. Các hệ số an toàn vốn cần phải được duy trì hợp lý và đúng qui định
Các hệ số an tồn thơng thường được các cơ quan quản lý Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh và đảm bảo cho các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng được lành
mạnh và an toàn. Một chỉ số H1, H2 quá cao hay quá thấp đều không hiệu quả và an
tồn đối với ngân hàng. Vì vậy, Sacombank nên duy trì vốn tự có ở mức vừa phải và hợp lý để đảm bảo an toàn cho các hệ số. Như ở chương 2, tác giả đã phân tích hệ
số H1, H2 và hệ số H3 (CAR) của Sacombank đều cao hơn so với chuẩn qui định
của NHNN theo Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/4/2005 nhưng theo
Basel II tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu là 12%.
Sacombank cần phải duy trì để đảm bảo những hệ số này không cao quá cũng
như khơng thấp q so với mức qui định. Vì bất kỳ một sự chênh lệch quá lớn trong các hệ số này so với mức qui định đều không tốt cho Sacombank. Đối với tỷ lệ vốn
tự có trên tổng nguồn vốn huy động (H1) và tỷ lệ vốn tự có trên tổng tài sản
có Sacombank nên áp dụng tỷ lệ ở mức từ 6% trở lên (hiện nay theo qui định Ngân hàng
Nhà nước là 5%). Theo qui định của Ngân hàng Nhà nước đặt ra, chỉ tiêu về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (hệ số CAR) không thấp hơn 8%. Theo “Financial Management and
Analysis of Projects” của ADB năm 2005, có kiến nghị rằng “hệ số CAR ở mức 8%
áp dụng với các nước OECD, còn đối với các nền kinh tế mới nổi hệ số này nên là 12%”. Mặc dù Ngân hàng Nhà nước qui định hệ số CAR tối thiểu là 8% và sắp
đến ngày 01/10/2010 sẽ áp dụng theo Thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày
20/05/2010 qui định hệ số CAR là 9% nhưng trên thế giới, việc áp dụng hệ số an
toàn vốn tối thiểu hiện phổ biến theo tiêu chuẩn của Basel II với mức 12%. Và trước
yêu cầu tăng cường quản lý rủi ro, theo thông lệ quốc tế, Sacombank nên áp dụng
theo chuẩn CAR không nhỏ hơn 12% để đảm bảo an toàn hơn cho nguồn vốn tại
Sacombank. Vì Sacombank cịn phải bổ sung vốn để bù đắp các rủi ro hoạt động xảy ra trong quá trình kinh doanh của mình. Khi những hệ số này của Sacombank quá cao hoặc quá thấp, Sacombank phải tiến hành phân tích và dự báo những tình huống có thể xảy ra để đưa ra những giải pháp kịp thời khắc phục.
sản có để các hệ số H1, H2, H3 không bị biến động lớn trong kết cấu tài sản có và mức độ sinh lãi có thể chấp nhận được. Tức là Sacombank phải ln đảm bảo rằng
tồn bộ giá trị tài sản có phải lớn hơn các khoản nợ phải thanh toán ở mọi thời
điểm. Nếu Sacombank cho vay khơng có khả năng thu hồi và lỗ trong nghiệp vụ
chứng khoán sẽ làm cho giá trị tài sản có xuống thấp hơn tài sản nợ. Vì vậy, bất kỳ
một sự mất cân đối nào trong việc huy động vốn và sử dụng vốn tại Sacombank
đều không đảm bảo an toàn cho các hệ số trên.
3.3.4. Xây dựng chính sách chi trả cổ tức của Sacombank
Chính sách chi trả cổ tức của Sacombank phải là để tối đa hóa giá trị của thu
nhập dành cho cổ đông, điều này làm lợi rất nhiều cho Sacombank. Nếu muốn các nhà đầu tư hiện tại cảm thấy hài lòng với khoản đầu tư của mình thì chính sách
cổ tức của Sacombank phải đáng tin cậy, và Sacombank phải đảm bảo rằng chính
sách chia cổ tức trước đây sẽ được áp dụng trong tương lai. Còn đối với các nhà
đầu tư tiềm năng thì một chính sách chi trả cổ tức phải được thực thi một cách ổn định, nhất quán từ trước đến nay sẽ là yếu tố đáng chú ý mà nhà đầu tư luôn quan
tâm khi đánh giá giá trị thực của cổ phiếu Sacombank. Chính sách chi trả cổ tức của
Sacombank được thực hiện như sau:
• Xác định tỷ lệ chi trả cổ tức (so sánh tổng giá trị của cổ tức đã trả cho cổ đông với
lợi nhuận của ngân hàng) sao cho cổ tức sẽ tăng lên khi lợi nhuận tăng. Mức độ và
hình thức chia cổ tức của Sacombank cũng là những nội dung mà các nhà đầu tư
không thể bỏ qua nếu muốn đánh giá tổng thu nhập dự kiến từ số tiền họ đã bỏ ra,
để từ đó quyết định có nên đầu tư vào Sacombank hay không. Nếu một nhà đầu
tư tin chắc mình hiểu rõ chính sách chi trả cổ tức của Sacombank thì anh ta chấp nhận trả giá cao hơn cho cổ phần của Sacombank.
• Như ở chương 1, tác giả đã phân tích mơ hình David Berson kết quả cho thấy khi
thực thi các chính sách an tồn vốn, mức tăng trưởng tài chính nội bộ ln tỷ lệ thuận
với vốn tự có yêu cầu và lợi nhuận giữ lại nhưng lại tỷ lệ nghịch với tỷ lệ an tồn
vốn tự có, trên cơ sở này căn cứ vào từng điều kiện cụ thể luận văn đề xuất chính sách chi trả cổ tức của Sacombank là: cần tập trung nâng cao chất lượng quản lý, nâng cao chất
lượng tài sản có đầu tư, sử dụng các biện pháp kỹ thuật quản trị vốn tự có thích
hợp, đảm bảo cơ cấu tài sản có kinh doanh hợp lý có hiệu quả cao. Xây dựng
giới hạn khung để điều chỉnh cơ cấu hoạt động và định hướng quy mô tài chính
dựa vào mức quy định tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu và tỷ lệ sinh lợi kỳ vọng tối
thiểu của cổ đông. Việc thăm dò các chỉ số biến động một cách khách quan nhằm
đảm bảo các chính sách cổ tức chi trả có tác động chi phối thực sự đến giá cả cổ
phiếu của Sacombank trên thị trường. Đối với Sacombank, trong điều kiện hiện nay
nên áp dụng mức cổ tức chi trả thấp và chính sách tăng trưởng cao.
3.3.5. Sacombank cần có chính sách huy động vốn tự có từ bên ngồi
Sacombank cần đưa ra chính sách huy động vốn hợp lý để thu hút nguồn vốn từ bên ngoài. Khi chấp hành các tiêu chuẩn an toàn vốn của BIS, nếu tỷ lệ yêu cầu vượt quá quy định, Sacombank nên đẩy mạnh thêm tốc độ tăng trưởng nhưng nếu tỷ lệ yêu
cầu đạt thấp hơn thì nên bổ sung thêm vốn tự có. Để chọn được cơng cụ phù hợp,
vừa làm giảm được các phí tổn vốn tăng thu nhập thực sự cho cổ đông, vừa đảm
bảo được các tiêu chuẩn an toàn cho Sacombank, cần phải sử dụng những chính
sách huy động vốn một cách khoa học. Trong điều kiện thị trường tài chính Việt
Nam hiện nay Sacombank có thể triển khai theo xu hướng:
• Để thành cơng trong việc huy động vốn từ nguồn bên ngoài, Sacombank cần tích cực
chuẩn hóa các hoạt động và xây dựng các kế hoạch phát triển cụ thể cho từng
phương án tăng vốn. Điều quan trọng là phải minh bạch thông tin hoạt động và kết
quả kinh doanh Sacombank, nâng cao chất lượng dịch vụ và an toàn trong kinh
doanh nhằm nâng cao uy tín trong kinh doanh đối với công chúng cũng như tạo
tính thanh khoản của cổ phiếu.
• Sacombank phải đảm bảo tuân thủ thực hiện các phương án phát hành cổ phiếu, trái
phiếu được xây dựng trước khi phát hành, tránh tình trạng huy động xong rồi sử
dụng vốn huy động sai mục đích. Sacombank nên đưa ra nhiều phương án dự phòng
để tránh rơi vào bị động, sử dụng vốn kém hiệu quả. Phương án xây dựng càng chi
tiết càng tốt, sai lệch số liệu tính toán trong một biên độ chấp nhận được để nhà quản lý có thể nhìn vấn đề rõ ràng hơn.
• Nếu lợi nhuận trước thuế tại Ngân hàng gia tăng khi tài sản có gia tăng làm cho lợi
nhuận trên mỗi cổ phần tăng theo, Sacombank nên chọn bổ sung vốn bằng cổ phần
ưu đãi để tài trợ cho vốn. Ngược lại, nếu lợi nhuận trước thuế giảm làm lợi nhuận
trên mỗi cổ phần giảm xuống Sacombank nên chọn việc phát hành cổ phần thường
vì khả năng sinh lợi đạt được cao nhất.
• Nếu Sacombank tăng phát hành thêm cổ phần thường nhưng lợi nhuận trên cổ
phần thường lại không thay đổi, trong khi nếu tăng cổ phần ưu đãi lại làm tăng khả năng sinh lợi hơn trước thì Sacombank nên chọn huy động vốn bằng cách tăng cả cổ phần ưu đãi và cổ phần thường.
Ngoài ra, Sacombank cần đưa ra những mục tiêu cụ thể trong chính sách huy
động vốn từ bên ngồi như:
• Mục tiêu tăng cường vốn từ đối tác: Với mục tiêu này Sacombank chỉ chọn
những đối tác mà khơng có ý nắm quyền điều hành hoặc chọn nhiều đối tác với tỷ lệ góp vốn ở mỗi đối tác ở mức độ vừa phải.
• Mục tiêu tìm kiếm kinh nghiệm trong quản trị: Theo đuổi mục tiêu này Sacombank
sẽ chọn những đối tác có uy tín lớn trên thị trường, cơng nghệ quản lý hiện đại.
• Mục tiêu chia sẽ thị trường: Sacombank sẽ tìm kiếm đối tác mà họ mong muốn chia
sẽ thị trường với Ngân hàng hợp tác.
Với những mục tiêu mà luận văn vừa đề cập đòi hỏi Sacombank khi đưa ra
chính sách huy động vốn từ bên ngồi phải biết rõ mục tiêu của mình là gì để phát
triển được hoạt động của Ngân hàng.
3.3.6. Kế hoạch phát triển vốn tự có từ nguồn bên trong
Nguồn vốn tự có được bổ sung từ bên trong thường được tăng thông qua chiến
lược tăng lợi nhuận, các quỹ dự phòng và thặng dư vốn. Muốn đạt được điều này,
Sacombank cần có chính sách cụ thể như: tiết giảm chi phí để tăng lợi nhuận. Đây là nguyên tắc đầu tiên khi muốn tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, việc thực hiện lại là cả một q trình đầy khó khăn và phức tạp. Hiện nay, tại Sacombank tùy thuộc vào tình hình thực tế mà tiết giảm những chi phí khơng cần thiết như: chi phí quản lý, chi phí văn
phịng và tác nghiệp, cắt giảm những bộ phận không cần thiết. Cần có kế hoạch và phương pháp quản lý thật chính xác. Có những bộ phận chỉ có từ 2 đến 3 người thì
khơng cần thiết phải tách riêng ra thành một bộ phận để rồi phải trả chi phí lương
cho một trưởng bộ phận. Những bộ phận như thế này nên được kết hợp với các bộ phận có chức năng tương tự để tiết giảm chi phí lương… Bên cạnh đó, Sacombank cần phải phát triển các nghiệp vụ, dịch vụ truyền thống hiện có đồng thời triển khai
các nghiệp vụ truyền thống hiện đại đi cùng với việc đổi mới cơng nghệ, nhanh
chóng thiết lập chiến lược khách hàng theo hướng đa dạng hóa các đối tượng khách hàng nhằm giảm thiểu rủi ro và tăng lợi nhuận. Mặt khác, nghiên cứu phân loại
thị trường như thị trường mục tiêu, thị trường tiềm năng và xác định rõ những lợi
thế so sánh của mình trong cạnh tranh với các Ngân hàng nước ngoài để kế hoạch
mở rộng địa bàn hoạt động thực hiện có hiệu quả.
Nếu Sacombank làm được đồng thời những việc trên thì các chỉ số an tồn vốn sẽ được tốt và khi đó, những động tác này cũng sẽ hỗ trợ việc huy động vốn từ
nguồn bên ngoài. Nguồn vốn bên ngoài từ phát hành cổ phiếu thành cơng thì việc
tăng giá trị thặng dư vốn là tất yếu. Như vậy, cải thiện để tăng nguồn vốn từ bên
trong cũng có tác dụng bổ trợ cho các kế hoạch, phương án tăng vốn tự có từ huy
động trên thị trường và ngược lại.
3.3.7. Đào tạo nguồn nhân lực trong công tác quản trị vốn tự có
Con người là nhân tố quan trọng nhất góp phần thực hiện tốt quản trị vốn tự có
tại Sacombank. Do đó, cán bộ quản trị phải nhận thức được vai trò quan trọng của
quản trị vốn tự có. Sacombank cần hết sức quan tâm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và có chiến lược lâu dài phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao. Bởi vì, theo nguyên lý con người là yếu tố quyết định. Để nâng cao chất lượng dịch vụ trước yêu
cầu hội nhập thì phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao trình độ chun
mơn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, nhân viên trong ngân hàng, trong tồn bộ các chi nhánh. Có chính sách thu hút người giỏi, người có tài, người có năng lực về hoạt
động dịch vụ Ngân hàng từ các Ngân hàng khác, các ngành khác và các trường đại
học trong và ngoài nước về. Chính sách thu hút chủ yếu là chính sách đãi ngộ, bố trí
việc tạo điều kiện phát huy tốt chun mơn và khơng khí làm việc tại hội sở cũng
như các chi nhánh. Vì vậy, Sacombank cần phải có chiến lược đào tạo tốt và lâu dài,
tham khảo kinh nghiệm của các chuyên gia từ các Ngân hàng trên thế giới.
Sacombank có thể phối hợp với các đơn vị liên quan thường xuyên tổ chức các khóa
đào tạo và bồi dưỡng kiến thức về Basel để nâng cao năng lực đánh giá, đo lường,
nhận định, phân tích, hoạch định và đưa ra những chính sách quản trị vốn tự có tốt.
Để có thể phát triển tốt thì địi hỏi phải duy trì được một bộ máy nhân sự ổn định, ít
biến động. Hiện nay, Sacombank đã có trung tâm đào tạo riêng nhưng về lâu dài nên
gắn chiến lược nhân sự với các trường đại học trọng điểm và có những chính sách
nhân sự hợp lý. Ngân hàng phải xác định nhân viên Ngân hàng là những người làm
việc trong lĩnh vực dịch vụ cao cấp nên phải đảm bảo tính chuyên nghiệp và lương
cao. Muốn vậy phải xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, chế độ tiền
lương phù hợp với trình độ, năng lực và có những định hướng phát triển nghề
nghiệp rõ ràng cho nhân viên.
3.3.8. Hoàn thiện hệ thống công nghệ trong công tác quản trị vốn tự có
Phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và ứng dụng cơng nghệ kinh doanh hiện đại có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của Sacombank. Đây là điều kiện để triển khai
các hoạt động dịch vụ, cung cấp các sản phẩm tiện ích cho khách hàng. Thông
thường, Sacombank sử dụng một phần vốn tự có để đầu tư vào khoản mục công
nghệ phần mềm và xét ở khía cạnh kinh doanh thì đây là khoản mục không trực
tiếp tạo ra lợi nhuận nhưng lại quan trọng vì nó là cơ sở để phát triển các dịch vụ khác. Đầu tư vào công nghệ hiện đại sẽ làm tăng chi phí ban đầu nhưng sẽ giảm chi phí nghiệp vụ trong dài hạn, thu hút thêm khách hàng, quản trị được rủi ro thơng tin nhanh chóng. Vì vậy, phát triển công nghệ là cách gián tiếp tạo ra lợi nhuận, do đó, dựa vào khả năng của Sacombank và đầu tư hợp lý cũng là cách nhà quản trị sử
dụng hiệu quả nguồn vốn tự có giúp cho việc quản trị vốn tự có có hiệu quả.
Hiện nay, Sacombank đã chính thức sử dụng hệ thống phần mềm T24 phiên bản R8 trong toàn hàng. Đây là phần mềm hiện đại của Thụy Sỹ với kinh phí lên đến trên 4 triệu USD với chức năng hoạt động trực tuyến, tạo ra nhiều sản phẩm gia tăng cho khách hàng trong quá trình giao dịch với ngân hàng. Phần mềm T24 của Thụy Sỹ
nhiều Ngân hàng trên thế gới và trong nước sử dụng. Tuy nhiên, Sacombank cần tiếp tục hồn thiện hơn nữa chương trình phần mềm này nhằm khai thác tối đa tính năng
và công nghệ của phần mềm, để từng bước cơng khai hóa và minh bạch hóa các
thơng tin về hoạt động của Sacombank, bảo đảm cho khách hàng và các nhà quản lý,
lãnh đạo có đủ thơng tin chính xác về hoạt động ngân hàng. Đảm bảo nguồn số liệu
chính xác phục vụ cho cơng tác quản trị vốn tự có tại Sacombank.
3.3.9. Tăng tiện ích từ các dịch vụ cung cấp cho khách hàng
Đây là một hệ quả tất yếu trong mục đích tăng vốn tự có và nâng cao hiêu quả