Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn và đạo đức nghề

Một phần của tài liệu (Trang 98 - 100)

-

3.2.1.9 Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn và đạo đức nghề

đức nghề nghiệp

Nguồn nhân lực luôn được đánh giá là nguồn lực quý giá nhất của bất kỳ một tổ chức, doanh nghiệp nào. Vì vậy, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhân viên có trình độ chun mơn và đạo đức nghề nghiệp bao giờ cũng là mục tiêu hàng đầu của mọi tổ chức, doanh nghiệp nói chung và tổ chức ngân hàng nói riêng. Đó là một nhiệm vụ xuyên suốt trong quá trình tồn tại và phát triển của ngân hàng. Một đội ngũ lao động có chất lượng cao là cơ sở để ngân hàng có thể khai thác hiệu quả các nguồn lực khác. Trong đó đội ngũ nhân viên làm cơng tác quản trị rủi ro nói chung và quản

trị rủi ro thanh khoản nói riêng lại cần phải được nâng cao năng lực hơn nữa bởi vì ngân hàng luôn đối mặt hàng ngày hàng giờ với rủi ro thanh khoản và hậu quả của nó vơ cùng nguy hiểm. Chính bộ phận này sẽ tham mưu đắc lực cho Ban lãnh đạo ngân hàng trong việc đưa ra các quyết định đúng đắn, kịp thời nhằm ngăn chặn, khắc phục những rủi ro phát sinh và từ đó góp phần thực hiện thành cơng mục tiêu phát triển của ngân hàng.

* Đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực nói chung, Eximbank cần quan tâm đến những điều sau:

Eximbank cần nhanh chóng xây dựng một chiến lược về quản trị nguồn nhân lực có bài bản và thiết lập một cơ chế thực thi chiến lược đó có hiệu quả. Nội dung cơ bản của chiến lược quản trị nguồn nhân lực như sau:

- Tăng cường tài trợ cũng như có sự phối hợp với các trường đại học có uy tín để có nguồn nhân lực có chất lượng cao.

- Có chính sách thỏa đáng để thu hút nguồn nhân lực có trình độ về làm việc tại Eximbank.

- Có chính sách đãi ngộ nhân viên với các điều kiện hấp dẫn, xây dựng tiến trình phát triển nghề nghiệp rõ ràng để nhân viên dựa trên cơ sở đó phấn đấu và hoàn thiện.

- Xây dựng trung tâm đào tạo hiện có của Eximbank thành một trung tâm đào tạo chuyên nghiệp, có chất lượng phù hợp với mục tiêu tăng trưởng của Eximbank.

- Khuyến khích động viên nhân viên tự hoàn thiện kiến thức của mình, tạo điều kiện thuận lợi cho họ cống hiến nhiều hơn nữa cho hoạt động của ngân hàng. Đặt nhân viên vào những vị trí thích hợp với khả năng của họ là một khâu quan trọng trong công tác cán bộ, nhằm đảm bảo rằng chính đội ngũ nhân viên này sẽ là những người góp phần vào thành cơng chung của ngân hàng..

- Xây dựng chiến lược đào tạo và đào tạo lại nhân viên thường xuyên và liên tục để thực hiện tốt các nghiệp vụ của ngân hàng hiện đại.

Bên cạnh chiến lược quản trị nguồn nhân lực thì Eximbank cũng cần phải có chính sách giữ chân nhân tài như: chính sách về tiền lương, chính sách về phúc lợi, xây dựng một mơi trường làm việc cởi mở, thân thiện và có bản sắc văn hoá riêng của ngân hàng, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nhân viên phát huy hết năng lực và sự cống hiến bằng cách đặt nhân viên vào những vị trí thích hợp với khả năng của họ, cơng bằng trong việc đánh giá năng lực và luôn tạo cơ hội cho cán bộ nhân viên thăng tiến trong công việc.

* Đối với cơng tác nâng cao trình độ chun mơn đội ngũ nhân viên quản trị rủi ro nói riêng, trong đó có rủi ro thanh khoản, Eximbank cần quan tâm :

- Đào tạo một cách bài bản về quản trị rủi ro thanh khoản tại trung tâm đào tạo của ngân hàng.

- Cử một số nhân viên đi học tập nước ngồi để tìm hiểu và học hỏi mơ hình quản trị rủi ro thanh khoản của các ngân hàng tiên tiến, nhất là ngân hàng hợp tác hiện nay tại Nhật Bản (Sumitomo Mitsui Banking Corporation) từ đó có thể áp dụng những điều đã học hỏi sao cho phù hợp với đặc điểm hoạt động của Eximbank.

- Eximbank cần tổ chức các cuộc hội thảo trong đó có sự tham gia của các lãnh đạo ngân hàng lớn và những chuyên gia về quản trị rủi ro thanh khoản trong và ngoài nước để chia sẻ, truyền đạt và học hỏi lẫn nhau về các kiến thức, kinh nghiệm về quản lý rủi ro thanh khoản.

Một phần của tài liệu (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(126 trang)
w