- 88 3.3.1.2 Tăng cường các biện pháp kiềm chế lạm
3.3.2.3 Hỗ trợ thanh khoản đối với các NHTM 93
Ngân hàng Nhà nước cần tích cực hỗ trợ thanh khoản đối với các NHTM với kỳ hạn dài hơn, khối lượng lớn hơn so với trước đây, hỗ trợ thông qua tái cấp vốn và hoán đổi ngoại tệ và chỉ đạo các NHTM nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong cung ứng vốn.
Đối với hoạt động tái cấp vốn, NHNN cần tăng cường hỗ trợ tái cấp vốn cho NHTM dưới các hình thức cho vay có bảo đảm, nhằm bảo đảm khả năng thanh toán cho các thành viên đặc biệt là các NHTM nhỏ. Để hồn thiện chính sách tái cấp vốn NHNN cần chú ý đến các giải pháp sau:
- Điều chỉnh lãi suất tái cấp vốn phù hợp với cung cầu vốn trên thị trường tiền tệ và theo mục tiêu của chính sách tiền tệ. Với điều kiện thị trường tiền tệ ở Việt Nam như hiện nay thì lãi suất tái cấp vốn là lãi suất trần, còn lãi suất chiết khấu
là lãi suất sàn trên thị trường, NHNN nên quy định lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu theo mục tiêu của chính sách tiền tệ theo từng thời kỳ. Nếu có những điều chỉnh lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu thì NHNN cần phải linh hoạt hơn trên cơ sở bám sát diễn biến thị trường.
- Mở rộng danh mục các loại GTCG được sử dụng trong giao dịch tái cấp vốn. Có thể tiến tới chấp nhận trái phiếu công ty của một ngành, lĩnh vực kinh tế mũi nhọn hoặc giấy tờ có giá do các tổ chức tín dụng phát hành có chất lượng cao, do một tổ chức có uy tín xếp hạng, được chiết khấu trong hình thức chiết khấu giấy tờ có giá của NHNN với các ngân hàng thương mại.
- Hồn thiện quy trình tái cấp vốn: Thống nhất đầu mối phê duyệt đề nghị NHNN tái cấp vốn đối với các ngân hàng tại NHNN về một Vụ chức năng vì hiện nay, Vụ Tín dụng đang xem xét, phê duyệt đề nghị hình thức cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá, trái phiếu đặc biệt và phân bổ hạn mức chiết khấu và Sở Giao dịch NHNN là đơn vị xem xét đề nghị chiết khấu, tái chiết khấu của các ngân hàng. Việc xử lý các đề nghị chiết khấu nên tập trung về Vụ Tín dụng để đảm bảo tính thống nhất, tránh phân tán. Ngoài ra, khi điều kiện cơ sở hạ tầng cho phép, NHNN nên tính tới việc thực hiện tái cấp vốn qua mạng thông tin nhằm giảm bớt thời gian luân chuyển chứng từ xét duyệt.
- Tăng cường áp dụng các biện pháp quản lý rủi ro đối với giấy tờ có giá sử dụng trong cơng cụ tái cấp vốn
3.3.2.4 Hồn thiện chính sách tiền tệ
Chính sách tiền tệ phải hài hòa giữa mục tiêu rút bớt tiền trong lưu thông kiềm chế lạm phát và an toàn thanh khoản của các NHTM. Nội dung quan trọng nhất của chính sách tiền tệ là việc cung ứng tiền cho nền kinh tế. Việc cung ứng tiền có thể thơng qua việc mở rộng cho vay, cũng có thể thơng qua hoạt động của thị trường mở, thị trường hối đoái. Để điều tiết mức tiền cung ứng, NHNN sử dụng các công cụ khác nhau như lãi suất, tỷ giá, dự trữ bắt buộc.
Việc thực thi chính sách tiền tệ thời gian qua của NHNN đã đóng góp tích cực cho sự an tồn của hệ thống ngân hàng cũng như thị trường tài chính. Sau đây là một số nội dung NHNN cần chú ý để điều hành chính sách tiền tệ có hiệu quả trong thời gian đến:
- Điều hành linh hoạt lượng tiền cung ứng nhằm kiểm soát tốc độ tăng tổng phương tiện thanh tốn khoảng 20% và tín dụng khoảng 25% theo như mục tiêu đã đề ra trong năm 2010 đồng thời không gây trở ngại cho hoạt động sản xuất kinh doanh, lãi suất và tỷ giá phù hợp với mục tiêu và điều kiện kinh tế vĩ mô.
- Áp dụng cơ chế kiểm sốt tín dụng ở mức hợp lý, kết hợp với đảm bảo an tồn thanh tốn.
- Trong thời gian tới, NHNN cần điều tiết lãi suất thị trường theo hướng giảm dần để tạo điều kiện phát triển sản xuất – kinh doanh nhằm góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát.
3.3.2.5 Tăng chủng loại hàng hóa giao dịch để thu hút nhiều ngân hàng tham gia thị trường mở
Hiện nay, danh mục giấy tờ có giá có thể giao dịch trong các nghiệp vụ thị trường tiền tệ đã được mở rộng hơn bao gồm cả các giấy tờ có giá dài hạn như các loại trái phiếu Chính phủ. Tuy nhiên, vẫn cịn ít về chủng loại và rất nhỏ về khối lượng và gần như hầu hết không thể chuyển nhượng được. Một số công cụ đã được sử dụng khá phổ biến trên thị trường tiền tệ tại các nước khác như thương phiếu, chứng chỉ tiền gửi…nhưng hầu như vẫn chưa được hình thành, hoặc cịn ít sử dụng ở Việt Nam. Vì vậy, để tạo điều kiện hỗ trợ thanh khoản cho các NHTM, NHNN cần quan tâm đến việc tăng chủng loại hàng hóa giao dịch để thu hút nhiều ngân hàng tham gia thị trường mở. Đặc biệt, nội dung NHNN cần ưu tiên trước mắt là tiếp tục sửa đổi và hồn thiện cơ chế phát hành trái phiếu Chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp; tăng cường phát hành trái phiếu theo lô lớn; bảo đảm khả năng thanh khoản của trái phiếu thơng qua chính sách chiết khấu, tái chiết khấu, nghiệp vụ thị
trường mở, cầm cố trái phiếu; đa dạng hố hình thức trái phiếu và tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các doanh nghiệp huy động vốn qua phát hành trái phiếu.
3.3.2.6 Đơn giản trong hoạt động thị trường mở
Để thực hiện giải pháp này, NHNN cần quan tâm đến những vấn đề sau:
- Linh hoạt trong đấu thầu, có thể kết hợp đấu thầu khối lượng và đấu thầu lãi suất để đảm bảo cơ hội tiếp cận với thị trường mở, bất kỳ quy mơ nào đều có thể tiếp cận được với nguồn vốn một cách dễ dàng, không phải đi mua lại từ các ngân hàng lớn.
- Đơn giản hóa các thủ tục đặt thầu, xét thầu, đăng ký, lưu ký giấy tờ có giá, lập hợp đồng mua bán giấy tờ có giá, quy trình giao dịch qua mạng.
3.3.2.7 Phát triển thị trường tiền tệ
Nền kinh tế muốn phát triển thì các thị trường phải được vận hành một cách đồng bộ, nhưng quan trọng nhất và giữ vai trò tạo sự gắn kết, liên thơng giữa các thị trường chính là thị trường tiền tệ bởi vì tiền chính là dịng chảy lưu thơng giữa các thị trường, khi dòng chảy này bị chặn lại thì lập tức các thị trường khác trở nên đông cứng, khơng thể vận hành được.
Ngân hàng Nhà nước đã có nhiều giải pháp đã và đang thực hiện nhằm phát triển thị trường tiền tệ, như hồn thiện mơi trường pháp lý, tăng khả năng giám sát thị trường, tạo sân chơi bình đẳng.... Nhưng vấn đề cốt lõi để phát triển cơ sở hạ tầng là củng cố các thành viên thị trường. Ngoài việc nâng cao năng lực tài chính, quản trị rủi ro của các trung gian tài chính, nâng cao nhận thức và khả năng phân tích thơng tin thị trường của các thành viên thị trường thì vai trị của NHNN trong việc chỉ đạo thị trường, chủ động tạo tính thanh khoản tốt cho thị trường là rất quan trọng. Điều này trước hết tạo tâm lý tốt cho các trung gian tài chính, mà mục tiêu chủ yếu là các NHTM không phải để dự trữ thanh khoản nhiều, nhất là trong những thời điểm nhu cầu rút tiền lớn. Với mức dự trữ thanh khoản phù hợp với nhu cầu rút tiền hàng ngày của nền kinh tế, thì những tác động về cung tiền và lãi suất của
NHNN mới làm cho các trung gian tài chính phản ứng nhanh trước những thay đổi đó.
Bên cạnh đó, NHNN cũng cần hồn thiện cơ chế điều hành lãi suất cơ bản – làm định hướng chuẩn mực cho lãi suất thị trường liên ngân hàng, thị trường tiền tệ theo hướng khuyến khích các NHTM vay mượn lẫn nhau trên thị trường trước khi tiếp cận nguồn vốn NHNN. Trên cơ sở mức lãi suất cơ bản, hình thành đồng bộ các mức lãi suất chỉ đạo, như lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm và lãi suất nghiệp vụ thị trường mở nhằm chủ động điều tiết lãi suất thị trường và các hành vi cho vay, đi vay của các thành viên trên thị trường tiền tệ. Lượng tiền cung ứng sẽ được điều tiết hợp lý để đảm bảo các mức lãi suất mục tiêu. Đồng thời, việc xem xét tìm hiểu cơ chế tác động của cung tiền, lãi suất chỉ đạo đến thị trường tiền tệ, đến tăng trưởng và lạm phát trong điều kiện thị trường tiền tệ còn non yếu là vấn đề rất cần thiết. Việc tiến hành những cuộc khảo sát về phản ứng của các thành viên thị trường (bao gồm cả dân chúng và các doanh nghiệp) trước những thay đổi chính sách của cơ quan quản lý nhà nước, nhất là lĩnh vực tiền tệ - cơ sở quan trọng để nhận định về cơ chế tác động của chính sách tiền tệ đến thị trường.
3.3.2.8 Hỗ trợ các NHTM trong việc nâng cao năng lực quản trị rủi ro
Ngân hàng Nhà nước cần có sự quan tâm chỉ đạo và có những biện pháp hỗ trợ nhằm nâng cao khả năng quản trị rủi ro của các NHTM thông qua những biện pháp sau:
- Không ngừng cập nhật những kinh nghiệm quản trị rủi ro từ các nước trên thế giới, từ đó phổ biến kinh nghiệm đó cho các NHTM trong nước.
- Ban hành các văn bản thống nhất việc quản trị rủi ro, đi kèm theo là những biện pháp chế tài nghiêm túc nhằm tránh tình trạng các NHTM không tuân thủ các quy định này.
- Hỗ trợ cho các NHTM trong việc đào tạo, huấn luyện cho cán bộ nhân viên làm công tác quản trị rủi ro thơng qua việc mở các khóa đào tạo ngắn hạn.
3.3.2.9 Kiểm soát việc thành lập NHTM
Đến thời điểm 01/06/2010, theo thống kê của NHNN thì vẫn cịn khoảng 22 ngân hàng TMCP và 01 NHTMNN có số vốn điều lệ chưa đủ 3.000 tỷ đồng như quy định. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ngày 10/05/2010 đã có văn bản thúc giục các ngân hàng nộp kế hoạch tăng vốn điều lệ trong đó có đề cập những ngân hàng khơng đảm bảo mức vốn 3.000 tỉ đồng theo quy định sẽ bị mất tư cách pháp nhân. Vì vậy, ta thấy việc đảm bảo đủ số vốn pháp định không phải là điều dễ thực hiện. Nhằm hạn chế tình trạng các NHTM được thành lập mới nhưng hoạt động khơng hiệu quả, khơng có khả năng đạt được mức vốn tối thiểu theo yêu cầu, Ngân hàng Nhà nước cần thiết phải kiểm soát chặt chẽ việc thành lập ngân hàng mới, tránh tình trạng các tập đồn kinh tế lớn, các cá nhân có tiềm lực tài chính... đua nhau thành lập ngân hàng mới vì mục tiêu lợi nhuận mà khơng có kinh nghiệm và năng lực quản trị điều hành kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng.
Đối với giải pháp này, khi cho phép thành lập ngân hàng mới thì Ngân hàng Nhà nước cần phải quy định những điều kiện chặt chẽ và nâng dần các tiêu chuẩn để đạt được mục tiêu thành lập ngân hàng mới phải vững mạnh và hiện đại, đáp ứng các điều kiện quốc tế. Trong tiến trình xây dựng hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam thực sự vững mạnh, NHNN cần đề ra quy chế, quy định đối với các ngân hàng không đáp ứng được các tiêu chuẩn chung; nếu không đáp ứng được cần xem xét giải quyết nhanh chóng hồ sơ sáp nhập, mua lại những ngân hàng này, nhất là sau khi Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông t ư 04/2010/TT-NHNN ngày
11/02/2010 quy định việc sáp nhập, mua lại, hợp nhất các tổ chức tín dụng để làm cơ sở pháp lý cho hoạt động mua bán, sáp nhập ngân hàng vốn chưa có tiền lệ tại Việt Nam.
3.3.2.10 Các kiến nghị khác
sau :
Ngoài các kiến nghị nêu trên, người viết xin đưa ra một số kiến nghị khác như - Hình thành thị trường Repo song phương. Repo là hợp đồng mua lại giữa các ngân hàng, thường sử dụng trái phiếu chính phủ hoặc các loại chứng khoán khác hoặc kết hợp các tài sản tài chính. Trong đó người bán bán trái phiếu cho người mua kết hợp với một hợp đồng mua lại những chứng khốn đó ở một mức giá đã thỏa thuận tại một thời điểm nhất định trong tương lai. Đây là một trong những công cụ quản lý thanh khoản quan trọng mà các ngân hàng nước ngồi thường làm. Vì vậy, NHNN cần đưa ra các quy chế, quy định hợp lý về việc sử dụng các hợp đồng Repo trong hoạt động quản lý vốn của các tổ chức tài chính, tín dụng tại Việt Nam.
- Kiểm sốt chặt chẽ một số ngân hàng nhỏ, kinh doanh kém hiệu quả để hệ thống NHTM mạnh hơn.
- Để tạo điều kiện cho các NHTM chủ động trong công tác quản lý, đặc biệt là quản lý thanh khoản, Nhà nước và các cấp liên quan cần phải tạo điều kiện cho thị trường chứng khoán phát triển trên diện rộng nhằm làm tăng tính thanh khoản cho các cơng cụ tài chính. Đồng thời tạo điều kiện cho các cơng cụ tài chính phái sinh phát huy tác dụng trong việc phòng ngừa rủi ro cho các ngân hàng khi tham gia vào thị trường tài chính.
- Sớm thành lập quỹ bảo hiểm rủi ro tín dụng cho các khoản tín dụng của các NHTM. Hiện tại Việt Nam vẫn chưa hình thành một tổ chức bảo hiểm rủi ro tín dụng trong khi nhiều nước trên thế giới đã có tổ chức này và việc bảo hiểm tiền cho vay ở Việt Nam vẫn dựa vào các quỹ dự phòng rủi ro phân tán tại các ngân hàng. Tuy nhiên các quỹ dự phòng này không kịp thời bù đắp những khoản ứ đọng hoặc mất vốn kinh doanh ngân hàng. Và một điều cơ bản nữa là khi gặp rủi ro các ngân hàng khơng có lá chắn kinh tế bù đắp kịp thời và phải đưa ra nhiều biện pháp, nhiều người trong ngân hàng tham gia vào cơng việc ứng phó làm việc kinh doanh bị gián
Trang - 100 -
đoạn. Vì vậy việc thành lập quỹ bảo hiểm rủi ro tín dụng là rất cần thiết trong thời gian tới.
KẾT LUẬN
Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, những lý thuyết được học trong chương trình đào tạo bậc cao học - Trường đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh vào điều kiện thực tế ở Việt Nam, Luận văn đã thực hiện được các nội dung sau đây:
Thứ nhất, phân tích nội dung cơ bản về quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng và quản trị rủi ro thanh khoản.
Thứ hai, phân tích đánh giá thực trạng thanh khoản tại Eximbank, từ đó tìm ra những hạn chế, tồn tại và một số giải pháp kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động này trong thời gian đến ở Eximbank.
Qua những nội dung đã phân tích, ta thấy quản trị thanh khoản có vai trị hết sức quan trọng đối với một ngân hàng. Quản trị thanh khoản giúp nhà quản trị ngân hàng dự tính được nhu cầu tiền mặt, trên cơ sở đó đưa ra quyết định sẽ huy động vốn bao nhiêu, từ nguồn nào và vào thời điểm nào để đáp ứng cho nhu cầu thanh khoản. Đảm bảo thanh khoản hợp lý luôn là mối quan tâm hàng đầu của các ngân hàng và có ý nghĩa to lớn đối với khả năng sinh lời của các ngân hàng.
Luận văn chỉ mong góp phần nhỏ bé vào việc đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam. Luận văn này được hoàn thành với sự giảng dạy tận tình của tập thể giảng viên Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh, sự hướng dẫn đầy tâm huyết của PGS.TS. Trương Thị Hồng. Luận văn được thực hiện với sự tìm tịi và cố