Về phía Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

Một phần của tài liệu (Trang 78 - 80)

3.2. Các giải pháp chính nâng cao hiệu quả hoạt động của DIV trong thời kỳ

3.2.1.3. Về phía Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

Tham mưu cho NHNN về việc xây dựng và hoàn thiện “Luật về BHTG”

Là một tổ chức quan trọng trong mạng an tồn tài chính quốc gia mà hoạt động khơng có luật điều chỉnh là một điều khơng hợp lý. Vì thế DIV cần tích cực tham mưu cho NHNN xây dựng và ban hành “Luật BHTG”, đó là một yêu cầu cấp bách hiện nay nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu về hội nhập và phát triển.

Để “Luật về BHTG” được nhanh nhanh chóng thơng qua và ban hành, DIV cần thúc đẩy quá trình triển khai kế hoạch soạn thảo xây dựng Đề cương tham khảo về “Luật BHTG” đệ trình NHNN, những việc cấp thiết cần triển khai như:

- Tiếp tục nghiên cứu tổng hợp ý kiến của toàn ngành về đánh giá tổng kết 11 năm thực hiện Nghị định 89/CP và Nghị định 109/CP và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến BHTG tên cơ sở đó đề xuất ra ý kiến về xây dựng “Luật BHTG” cho phù hợp với thực tiễn VN.

- Tổ chức dịch và nghiên cứu “Luật BHTG” của các nước tên thế giới, từ đó rút ra những bài học kinh ghiệm cho việc xây dựng “Luật về BHTG” của VN, đặc biệt là kinh nghiệm về xây dựng luật của nước 06 quốc gia được đánh giá là thành công nhất trong 70 quốc gia xây dựng luật BHTG: Mỹ, Canada, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Nhật Bản. Bên cạnh đó, DIV cần tranh thủ sự giúp đỡ của Ngân hàng phát triển Châu Á để đạt được những hướng dẫn quan trọng trong xây dựng “Luật về BHTG”.

- Tiếp nhận sự hướng dẫn của IADI hoàn thiện bộ máy tổ chức cũng như năng lực hoạt động của DIV.

Trong việc tham mưu xây dựng nội dung “Luật BHTG”, DIV cần chú ý những trọng điểm sau:

- Đối tượng được bảo hiểm, loại tiền được bảo hiểm. Ở VN quy định chỉ bảo hiểm đồng VN nhằm bảo vệ chủ quyền tiền tệ quốc gia, phù hợp với thông lệ quốc tế vì trên thế giới đa số các nước cũng chỉ thực hiện BHTG đối với đồng nội tệ. Chỉ có

một số nước vừa BHTG bản tệ, vừa BHTG ngọai tệ như: Anh, Đức, Hà Lan, Mỹ, Nhật, Pháp, Ý. Tuy nhiên, sau khi thực hiện việc khảo sát này nếu số dư tiền gửi bằng USD chiếm số lượng quá lớn cần kiến nghị CP cho phép thực hiện việc bảo hiểm tiền USD. Xu hướng tiến tới bảo hiểm cả ngoại tệ là tất yếu bởi nó thu hút được ngoại tệ gửi vào các tổ chức tín dụng vừa chống được tình trạng đơ la hóa một cách hữu hiệu.

- Cùng với việc mở rộng loại tiền gửi được bảo hiểm là ngoại tệ, cần mở rộng đối tượng tiền gửi được bảo hiểm

- Mức phí được bảo hiểm: Đề nghị DIV tiến hành khảo sát số dư tiền gửi bằng VND và tiền gửi bằng USD của khách hàng tại các ngân hàng thương mại qua 03 năm từ 2008 đến 2010, gửi các mẫu biểu phân loại tiền gửi cho các ngân hàng. Cuộc khảo sát này kết hợp với việc xác định thu nhập GDP/người có tính chất quyết định định mức BHTG. Thường mức bảo hiểm được xác định là số dư tiền gửi thuộc đối tượng bảo hiểm chiếm tỷ lệ trên 70% hay hạn mức bảo hiểm sẽ bằng 4 – 5 lần GDP/người. Con số này sẽ được tính tốn một cách hết sức khoa học dựa trên kết quả của cuộc khảo sát và nguyên lý: “Đủ thấp để giảm thiểu rủi ro và đủ cao để khuyến khích người dân gửi tiền vào các ngân hàng”. Theo ước tính, mức bảo hiểm mà DIV kiến nghị lên CP năm 2010 là 200 triệu đồng.

- Phương pháp tính phí bảo hiểm: đồng nhất hay trên cơ sở xác định rủi ro. - Mơ hình bảo hiểm: Luật BHTG của VN cần khẳng định mơ hình hoạt động của DIV. Theo khuyến nghị của IADI thì mơ hình giảm thiểu rủi ro là mơ hình tối ưu đối với các quốc gia. DIV nên đi theo mơ hình hoạt động này nhằm thực hiện tốt các mục tiêu chính sách cơng đã đề ra.

- Chức năng và nhiệm vụ của DIV: ngoài các quy định tại Nghị định 89 và Nghị định 109, Luật BHTG cần bổ sung thêm cho DIV nhiệm vụ xử lý các ngân hàng đổ vỡ, tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thông qua nghiệp vụ tiếp nhận, xử lý các ngân hàng đổ

vỡ, mua lại nợ, ngân hàng bắc cầu, v.v… Chức năng và nhiệm vụ của DIV phải được quy định một cách rõ ràng và chi tiết hóa.

- Biện pháp chế tài: Nghị định 89/1999/NĐ-CP và Nghị định 109/2005/NĐ-CP giao cho DIV rất nhiều nhiệm vụ nhưng các biện pháp chế tài các tổ chức tham gia BHTG lại chưa được quy định đầy đủ. Luật BHTG cần thiết phải quy định rõ ràng các biện pháp chế tài các tổ chức tham gia BHTG vi phạm quy định về BHTG nhằm bảo vệ tốt hơn quyền lợi người gửi tiền, góp phần nâng cao niềm tin cơng chúng và sự phát triển bền vững của hệ thống tài chính – ngân hàng quốc gia. Tổ chức BHTG có thẩm quyền xử lý vi phạm các vấn đề liên quan đến: việc chậm nộp hoặc khơng nộp phí BHTG; vi phạm về nội dung và thời hạn nộp báo cáo cho DIV; thu hồi giấy chứng nhận BHTG trong trường hợp vi phạm các quy định về chứng nhận BHTG đã nêu trong Luật; xử lý các tổ chức tham gia BHTG vi phạm các quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng.

Với mục tiêu xây dựng Luật BHTG có tính thực thi cao, đáp ứng các chuẩn mực và thông lệ quốc tế, hy vọng Luật BHTG khi được Quốc hội thông qua sẽ là bước ngoặt lớn, tạo sự ổn định và phát triển cho hoạt động BHTG cũng như hoạt động tài chính - ngân hàng ở VN.

Một phần của tài liệu (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w