Tăng cường hiệu quả các hoạt động nghiệp vụ của DIV

Một phần của tài liệu (Trang 86 - 94)

3.3. Một số giải pháp hỗ trợ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của DIV trong

3.3.4.1. Tăng cường hiệu quả các hoạt động nghiệp vụ của DIV

* Cấp Chứng nhận Bảo hiểm tiền gửi

Việc cấp giấy chứng BHTG và thu phí BHTG nên phân quyền cho từng Chi nhánh thực hiện trong địa bàn mình quản lý. Điều này sẽ tạo sự linh động và nhanh chóng trong nghiệp vụ này.

* Thu phí bảo hiểm tiền

DIV cần nhanh chóng tiến hành nghiên cứu và hồn thiện đề án nghiên cứu thu phí bảo hiểm trên cơ sở đánh giá mức độ rủi ro trong hoạt động của các tổ chức tham gia BHTG. Việc áp dụng thu phí trên cơ sở rủi ro là một trong những điều kiện tiên quyết, góp phần khuyến khích các ngân hàng hoạt động hiệu quả và an toàn hơn. Ngân hàng nào hoạt động hiệu quả cao, an tồn hơn sẽ đóng mức phí BHTG tỷ lệ thấp và ngược lại, ngân hàng hoạt động kém hiệu quả, rủi ro cao sẽ đóng mức phí BHTG tỷ lệ cao. Cơ chế này sẽ tạo sự bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực ngân hàng.

Muốn xác định tỷ lệ phí BHTG phù hợp với từng khách hàng địi hỏi phải đánh giá chính xác hoạt động của từng tổ chức tham gia BHTG. Đây là công việc không đơn giản ngay cả đối với các quốc gia phát triển ở trình độ cao. Đề án, phương pháp tính phí của DIV nên kết hợp phương pháp định lượng với định tính (định lượng 60%; định tính 40%). Nhóm chỉ tiêu định lượng thiết lập trên cơ sở quy định của Ngân hàng Nhà nước, thỏa ước Basel 1, Basel 2 và khuyến nghị của Uỷ ban Basel về các chỉ tiêu an toàn đối với hoạt động của các tổ chức ngân hàng, trong đó chỉ tiêu mức đủ vốn cần chiếm tỷ lệ lớn. Nhóm chỉ tiêu định tính gồm xếp hạng của cơ quan Nhà nước hoặc có Ủy ban Giám sát (nếu có), bên cạnh đó là những thơng tin khác như xếp hạng của DIV thông qua hệ thống giám sát từ xa để đưa ra quyết định cuối cùng về nhóm chỉ tiêu này. Đề án áp dụng mức phí BHTG trên cơ sở rủi ro là một đề án lớn. Để đề án này có tính khả thi điều căn bản đầu tiên là có một Ủy ban giám sát tài chính quốc gia hoat động

hiệu quả cao, một DIV với nguồn nhân lực tri thức chuyên môn sâu và tâm huyết với nghề.

* Hoạt động giám sát từ xa

DIV có thể tham khảo từ kinh nghiệm giám sát từ xa của Hiệp hội tín dụng quốc tế và thực tế giám sát từ xa của DIV trong 10 năm qua để rút ra một quy định mới về giám sát phù hợp trong giai đoạn mới hiện nay. Bên cạnh đó, việc tiến hành giám sát theo các chuẩn mực mới (mơ hình CAMELS kết hợp với các tiêu chí giám sát theo chuẩn mực quốc tế về đảm bảo an toàn theo nguyên tắc của Ủy ban Basel) phải được tiến hành tại tất cả các Chi nhánh của DIV.

Công tác giám sát từ xa phải thể hiện chất lượng và độ chính xác cao, tính kịp thời và thông tin đầy đủ. Muốn như thế nguồn thông tin đầu vào và kỹ năng xử lý thông tin là yếu tố quyết định. Hiện nay, nguồn thông tin đầu vào của DIV được truyền từ tổ chức tham gia BHTG vẫn còn chậm trễ. DIV phải kiến nghị biện pháp chế tài nhằm tăng tính kịp thời của những thông tin được tiếp nhận phục vụ cho cơng tác giám sát. Ngồi ra, DIV cần phải đệ trình CP yêu cầu được cấp “quyền” khai thác thông tin liên quan đến đến những hoạt động của tổ chức tham gia BHTG từ các cơ quan chức năng có liên quan (đặt biệt là từ NHNN, những Hiệp hội kiểm toán thực hiện việc kiểm tốn đơn vị tham gia BHTG). Chương trình tiếp nhận thơng tin của DIV (Chương trình Divas Cims) cũng cần chỉnh sửa nâng cấp, hệ thống mạng nội bộ cũng cần tăng cường dung lượng truy cập tránh tình trạng bị đứng máy liên tục làm hiệu quả công việc kém.

Để tăng cường hiệu quả của hoạt động giám sát từ xa, DIV cần chỉnh sửa một số nội dung và phương pháp giám sát từ xa như sau:

Thứ nhất, về nội dung, mặc dù bước đầu đã áp dụng các tiêu chí đánh giá theo

mơ hình CAMELS song kết quả cịn hạn chế, DIV chỉ có thể đánh giá được mặt nổi cũng như một phần nhỏ biến động của các tổ chức tham gia BHTG. Vì thế, cần tăng cường đánh giá theo mức độ chiều sâu của các chỉ tiêu giám sát để có thể đánh giá

được chính xác chi tiết về tổ chức tài chính trên các mặt hoạt động và giúp phát hiện sớm rủi ro tiềm ẩn. Cần chú trọng đến tiêu chí năng lực quản lý (Yếu tố M) và sự nhạy cảm rủi ro thị trường (Yếu tố S). Đặc biệt là trong giai đoạn đầy biến động hiện nay.

Thứ hai, về phương pháp giám sát, CIC của VN chưa đạt chuẩn quốc tế nên chất lượng các thông tin chưa thỏa mãn tối đa nhu cầu của hệ thống tổ chức tín dụng cũng như các cơ quan chức năng. Trước khi NHNN nâng tầm của CIC lên “chuẩn quốc tế” DIV phải tự tích cực thu thập thông tin và sử dụng thêm phương pháp thống kê phân tích tổng thể để có thể nâng cao chất lượng giám sát từ xa. Để thực hiện được phương pháp thống kê phân tích tổng thể địi hỏi DIV phải mua một phần mềm đặc biệt dành cho chương trình này. Chương trình phần mềm này DIV có thể tham khảo và nhờ tổ chức BHTG Pháp tư vấn.

Sau cùng cần chú ý đó là nâng cao trình độ của cán bộ nghiệp vụ thực hiện công tác giám sát từ xa. Bước đầu có thể tuyển dụng một số chuyên viên đánh giá và phân tích các chỉ số tài chính của các tổ chức tham gia BHTG. Về lâu dài, DIV cần thực hiện công tác đào tạo tập huấn tất cả các cán bộ nghiệp vụ (nếu có năng lực) trong lĩnh vực phân tích các chỉ số tài chính của tổ chức tham gia BHTG.

* Hoạt động kiểm tra tại chổ

Triển khai công tác kiểm tra việc thực hiện những quy tắc đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng đối với các tổ chức tham gia BHTG là ngân hàng và định chế tài chính phi ngân hàng. Để thực hiện được nghiệp vụ kiểm tra toàn điện tại các tổ chức tham gia BHTG là ngân hàng và định chế tài chính phi ngân hàng, DIV cần nghiên cứu và ban hành “Đề cương kiểm tra toàn diện tại ngân hàng và định chế tài chính phi ngân hàng”. Nội dung của đề cương kiểm tra phải phù hợp với quy mô và phạm vi hoạt động của tổ chức tham gia BHTG chứ không nên phụ thuộc hoàn toàn vào các quy định về an toàn hoạt động ngân hàng do Hệ thống Ngân hàng xây dựng hiện nay. Ví dụ, một trong những yếu tố gây rủi ro lớn trong hoạt động ngân hàng là lãi

suất huy động và lãi suất cho vay, đặc biệt là khi cơ chế điều tiết lãi suất trực tiếp được chuyển dần sang gián tiếp. Hiện tại, nội dung kiểm tra quy định về đảm bảo an toàn trong hoạt ngân hàng của NHNN chưa đề cập đến vấn đề lãi suất. Trước thực tế đó, DIV cần đưa nội dung kiểm tra lãi suất là một trong những nội dung kiểm tra.

* Hỗ trợ tài chính

Hiện nay DIV chỉ thực hiện hỗ trợ tài chính đối với các tổ chức tham gia BHTG mà không thực hiện hoạt động hỗ trợ ổn định và hoạt động hỗ trợ kỹ năng hoạt động trên lĩnh vực tài chính, ngân hàng đối với tổ chức tham gia BHTG. Hỗ trợ tài chính của DIV đối với các tổ chức tham gia BHTG là cần thiết nhưng hỗ trợ ổn định và hoạt động hỗ trợ kỹ năng hoạt động trên lĩnh vực tài chính, ngân hàng đối với các tổ chức tham gia BHTG cũng cần thiết không kém. Cần triển khai cả 03 mảng hoạt động nghiệp vụ này.

Một là, về hỗ trợ tài chính, muốn nâng cao hiệu quả hoạt động của nghiệp vụ hỗ trợ tài chính thì cần thực hiện một số điều chỉnh sau:

- Nguồn vốn cho hoạt động hỗ trợ tài chính: phải đảm bảo đủ nguồn tài chính cho hoạt động hỗ trợ. Hiện nay DIV khơng có nguồn quỹ riêng cho hoạt động hỗ trợ tài chính hay quỹ chi trả bảo hiểm mà tất cả đều được gọi chung trong quỹ dự phịng nghiệp vụ. Để thuận tiện trong cơng việc, DIV nên tách bạch quỹ dự phòng nghiệp vụ ra làm 02 quỹ: quỹ hỗ trợ tài chính và quỹ chi trả BHTG. Tiền trong hai quỹ này trong trường hợp cần thiết có thể chuyển bổ sung cho nhau. Trong tương lai, nếu đề án thu phí dựa trên mức độ rủi ro thành cơng được áp dụng, DIV cũng có thể kiến nghị với CP xem xét trình duyệt việc bổ sung nguồn tài chính cho quỹ hỗ trợ tài chính từ việc đóng góp từ chính các tổ chức tham gia BHTG.

- Xây dựng một quy chế hỗ trợ tài chính chuẩn theo thơng lệ quốc tế. Tiến hành cân nhắc bỏ bớt điều kiện về “Việc hoạt động của quỹ tín dụng có vai trị quan trọng với sự đảm bảo an tồn hệ thống, sự ổn định chính trị, kinh tế và xã hội” trong Điều 5 của

‐ 80 ‐

Quyết định 199 nhằm tạo sự thơng thống trong hỗ trợ tài chính. Nếu DIV có đủ năng lực tài chính việc hỗ trợ tài chính cho QTDND thoả mãn tất cả các điều kiện khác trong Điều 5 của Quyết định 199 được xem là hoàn toàn hợp lý nhằm thực thi tốt các mục tiêu chính sách cơng của quốc gia.

- Thành lập hẳn một phịng chun phụ trách hỗ trợ tài chính tại các Chi nhánh khu vực để có cán bộ phụ trách chuyên biệt về hỗ trợ tài chính nhằm rút ngắn thời gian xét duyệt cho vay.

- Mở rộng nghiệp vụ hỗ trợ tài chính: ngồi 03 hình thức hỗ trợ cơ bản được quy định trong Nghị định 89, DIV nên kiến nghị CP cho phép thực hiện thêm một số nghiệp vụ hỗ trợ khác như: i) Mua lại những khoản cho vay không sinh lợi của tổ chức tham gia BHTG; ii) Mua lại cổ phần của tổ chức tham gia BHTG cần hỗ trợ tài chính hay tổ chức tham gia BHTG bị đổ vỡ; iii) Mua lại tài sản của tổ chức tham gia BHTG cần hỗ trợ tài chính hay tổ chức tham gia BHTG bị đổ vỡ. Khi mở rộng sản phẩm hỗ trợ tài chính, DIV nên xem xét thành lập hẳn một công ty mua bán và xử lý nợ.

Hai là, về hoạt động hỗ trợ ổn định, điều trước tiên DIV đệ trình trong đề cương “Luật về BHTG” yêu cầu Chính phủ phê duyệt chức năng hỗ trợ ổn định các tổ chức tham gia BHTG. Song song đó, DIV nghiên cứu triển khai hoạt động hỗ trợ ổn định các tổ chức BHTG như sáp nhập, liên doanh với ngân hàng khác hoặc trong việc giải thể tổ chức tham gia BHTG. Để thực hiện được điều này DIV cần một đội ngũ cán bộ chuyên viên được huấn luyện kỹ càng trong mảng nghiệp vụ hỗ trợ ổn định các tổ chức tham gia BHTG. Hơn thế nữa, công tác hỗ trợ ổn định các tổ chức tham gia BHTG sẽ được chuyên nghiệp hơn nếu DIV học tập kinh nghiệm các tổ chức bảo hiểm tiền gửi phát triển khác trên thế giới là thành lập một ngân hàng bắc cầu trực thuộc DIV.

Ba là, về hoạt động hỗ trợ kỹ năng hoạt động trên lĩnh vực tài chính, ngân hàng đối với tổ chức tham gia BHTG, nếu được CP phê duyệt chức năng này DIV có

‐ 81 ‐

và nghiệp vụ về BHTG) và gửi thông báo mời cán bộ, viên chức của tổ chức tham gia BHTG tham gia học tập tại Hội sở hay các Chi nhánh của DIV. Thường xuyên cử cán bộ có năng lực của DIV đến làm việc, hướng dẫn giải đáp những thắc mắc của tổ chức tham gia BHTG. Đặc biệt là trong trường hợp tổ chức tham gia BHTG đang có khó khăn trong việc duy trì hoạt động, cán bộ có năng lực của DIV phải thường xun có mặt và tích cực cùng với cán bộ của tổ chức tham gia BHTG gặp khó khăn tìm kiếm phương án giải quyết vấn đề để có thể tiếp tục duy trì hoạt động của tổ chức đó. Nếu vấn đề q khó khơng thể giải quyết được thì kiến nghị việc liên doanh, sáp nhập hoặc giải thể tổ chức một cách kịp thời.

* Chi trả tiền bảo hiểm và tiếp nhận, xử lý các tổ chức tham gia BHTG phá sản, giải thể

Chi trả bảo hiểm: cùng với sự phát triển của dịch vụ ngân hàng ở VN, DIV cần

có kế hoạch cải tiến cơng tác này theo hướng kết hợp giữa chi trả trực tiếp bằng tiền mặt hay thực hiện chuyển khoản qua ngân hàng.

Việc chi trả cũng có thể được thực hiện bằng cách DIV kếp hợp với một tổ chức huy động tiền gửi có uy tín và hoạt động tốt trong vùng dàn xếp và thỏa thuận để người được chi trả tiền bảo hiểm nhận từ tổ chức huy động tiền gửi đó một sổ tiết kiệm đúng với số tiền mình được chi trả tối đa theo quy định của BHTG. Hình thức chi trả này đa phần đã được thực hiện ở những nước mà hệ thống ngân hàng hoạt động tốt. Đây là một hình thức chi trả đảm bảo tiện lợi và an tồn tiền gửi khơng chỉ cho cả người gửi tiền mà còn cho cả BHTG lẫn hệ thống ngân hàng.

Mặt khác, vấn đề khấu trừ tiền bảo hiểm đối với người gửi tiền cũng cần được xem xét và thực hiện theo hướng cải tiến, tăng tính bình đẳng giữa trách nhiệm và quyền lợi của các bên có liên quan. Việc chi trả tiền bảo hiểm của DIV cần được thực hiện cho những đối tượng được BHTG có những khoản nợ chưa đến hạn. Việc khấu trừ chỉ nên thực hiện với các đối tượng bị các khoản nợ quá hạn.

Tăng hạn mức chi trả tiền bảo hiểm: Từ năm 2005 cho đến nay hạn mức chi trả không được cải biên theo mức tăng của thu nhập quốc nội bình quân đầu người. Hạn mức chi trả hiện nay đang trở nên bất cập, thấp so với sự tăng lên về quy mô tiền gửi, hơn nữa, nền kinh tế thế giới nói chung và nước ta nói riêng đang lạm phát ở mức cao, do đó với mức chi trả tối đa tiền gửi được bảo hiểm 50 triệu đồng như hiện nay chưa thực sự khuyến khích người gửi tiền. Vì vậy, cần nâng hạn mức chi trả tiền gửi được bảo hiểm tối đa cho người gửi tiền tại một tổ chức tham gia BHTG. Việc xác định hạn mức chi trả tiền bảo hiểm gửi mới đã được đề cập trong phần 3.4.2 - Tăng cường địa vị pháp lý của DIV – xây dựng và hoàn thiện “Luật về BHTG”.

Tiếp nhận, xử lý các tổ chức tham gia BHTG phá sản, giải thể: trong mục 3.3.2.1 – Hoàn thiện “Luật phá sản” chuyên dành cho các TCTD, như đã đề cập ở trên thì việc tiếp nhận, xử lý các tổ chức tham gia BHTG phá sản, giải thể nên được giao cho DIV thực hiện. Trong khi chờ đợi kiến nghị này được xem xét và chấp nhận, DIV nên cho xây dựng một kế hoạch cho công tác tiếp nhận, xử lý các tổ chức tham gia BHTG. Trong bản kế hoạch công tác tiếp nhận, xử lý các tổ chức tham gia BHTG, DIV phải khắc phục được những hạn chế hiện nay trong công tác xử lý các tổ chức tham gia BHTG phá sản, giải thể.

* Tuyên truyền về BHTG đối với công chúng

Các nước có hệ thống BHTG phát triển đều rất coi trọng công tác thông tin tuyên truyền. Bởi đó là một cách để tạo lòng tin trong dân chúng, tăng cường nguồn vốn huy động cho hệ thống tài chính, tín dụng, giúp hệ thống hoạt động an toàn hiệu quả hơn. Để công tác thông tin tuyên truyền đạt hiệu quả hơn, hình ảnh của DIV được biết đến nhiều hơn, bên cạnh những việc đã triển khai trong mười năm qua, DIV cần

Một phần của tài liệu (Trang 86 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w