Hoạt động bảo hiểm tiền gửi ở một số quốc gia và bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu (Trang 33)

1.4.1. Hoạt động bảo hiểm tiền gửi ở một số quốc gia

Luận văn xin giới thiệu một số tổ chức BHTG tiêu biểu: Tổ chức BHTG liên bang Mỹ - hệ thống BHTG ra đời đầu tiên trên thế giới; Tổ chức BHTG Ấn Độ - tổ chức có thời gian ra đời sớm nhất ở khu vực Châu Á; Tổ chức BHTG cho các ngân hàng tư nhân Đức – tổ chức có mơ hình hoạt động được tổ chức theo mơ hình hiệp hội, phi chính phủ.

1.4.1.1. Bảo hiểm tiền gửi liên bang Mỹ

Tổ chức bảo hiểm tiền gửi đầu tiên trên thế giới: là Công ty Bảo hiểm tiền gửi Liên bang Mỹ (Federal Deposit Insurance Cooperation - FDIC) đã ra đời vào ngày

01/01/1934. Trong vòng 10 năm (1924 - 1933) trước khi thành lập FDIC, ở Mỹ đã diễn ra các cuộc khủng hoảng ngân hàng, đặc biệt từ năm 1930 - 1933, mỗi năm có trên 1.000 ngân hàng ngừng hoạt động, đỉnh cao là năm 1933 có 4.000 ngân hàng phải ngừng hoạt động. Kể từ khi ra đời, FDIC đã có vai trị quan trọng giúp các ngân hàng tránh bị đổ vỡ, bảo vệ được quyền lợi người gửi tiền, góp phần ổn định hoạt động ngân hàng và nền kinh tế.

Mơ hình tổ chức: là tổ chức thuộc sở hữu của Chính phủ.

Mơ hình hoạt động: FDIC hoạt động theo mơ hình giảm thiểu rủi ro.

Căn cứ pháp lý và cơ quan quản lý của tổ chức BHTG: hoạt động của FDIC

được điểu chỉnh bởi Luật bảo hiểm tiền gửi ban hành năm 1933 và các tu chính luật do Tổng thống ban hành với sự chấp thuận của Quốc hội qua từng thời kỳ. FDIC hoạt động độc lập với Chính phủ và chịu sự kiểm soát trực tiếp của Quốc hội.

Nguồn vốn hoạt động: Nguồn vốn cần thiết để thành lập FDIC do Kho bạc Mỹ và 12 ngân hàng Nhà nước Liên bang cung cấp. Kho bạc Mỹ đóng 150 triệu USD và các ngân hàng Nhà nước Liên bang góp 139 USD.

Các hoạt động nghiệp vụ chính của FDIC.

+ Thu phí bảo hiểm tiền gửi: Khi mới thành lập, các ngân hàng tham gia FDIC phải đóng phí hằng năm ở một mức độ như nhau bằng 1%/năm trên số dư tiền gửi thuộc đối tượng được bảo hiểm, nhưng chỉ đóng ngay 0,5%/năm trên số dư tiền gửi thuộc đối tượng được bảo hiểm, phần cịn lại sẽ phải đóng khi FDIC yêu cầu. Tháng 8/1935 Luật Ngân hàng mới ra đời điều chỉnh tỷ lệ phí bảo hiểm tiền gửi xuống còn 1/12 của 1%/năm trên số dư tiền gửi thuộc đối tượng được bảo hiểm. Phí bảo hiểm tiền gửi giảm dần qua các năm vì năng lực tài chính của FDIC tăng dần qua số phí bảo hiểm tiền gửi tích lũy. Và bắt đầu từ 01/01/1993 FDIC bắt đầu áp dụng hình thức tính phí theo mức độ rủi ro. Sau 59 năm hoạt động FDIC mới chuyển từ hình thức áp dụng tỷ lệ phí bảo hiểm tiền gửi đồng hạng sang áp dụng tỷ lệ phí bảo hiểm tiền có phân biệt theo mức độ rủi ro của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi. Mức phí hằng năm áp dụng

đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi dao động trong khoảng 0,00% đến 0,27% của tổng số dư tiền gửi thuộc đối tượng được bảo hiểm tại mỗi ngân hàng.

+ Hoạt động kiểm tra, giám sát tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi: FDIC rất quan tâm đến hoạt động kiểm tra, giám sát. Ngay sau khi thành lập, FDIC đã cử 4.000 kiểm tra viên thực hiện công tác kiểm tra, giám sát các ngân hàng nhằm đánh giá tình trạng hoạt động của các ngân hàng thành viên. So sánh với số lượng thanh tra viên của hệ thống ngân hàng Nhật Bản năm 1995 là 400 người và số thanh tra viên của hệ thống ngân hàng Mỹ năm 1995 là 8.000 ngàn người thì rõ rang là FDIC tỏ ra rất chú trọng công tác kiểm tra, giám sát các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi ngay từ khi mới bắt đầu triển khai hoạt động.

Nội dung kiểm tra, giám sát của FDIC gồm: kiểm tra việc đảm bảo ngân hàng thành viên tham gia bảo hiểm tiền gửi bổ sung vốn nhằm đảm bảo quy định về vốn trong hoạt động ngân hàng, khả năng đảm bảo hoạt động lành mạnh và an toàn của ngân hàng.

Luật ngân hàng Mỹ quy định rõ quyền hạn của FDIC trong công tác kiểm tra. Tất cả các ngân hàng tham gia bảo hiểm tiền gửi muốn sát nhập với các tổ chức không tham gia bảo hiểm tiền gửi phải được sự đồng ý của FDIC. FDIC được giao quyền yêu cầu bất kỳ ngân hàng nào là thành viên tham gia bảo hiểm tiền gửi phải báo cáo về các giải pháp phịng chống tình trạng có rủi ro đối với hoạt động của mình. Nếu FDIC phát hiện ra tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có các hoạt động làm ảnh hưởng tới an tồn hoạt động, FDIC sẽ có quyền thơng báo tình hình đó với các đơn vị thực hiện chức năng thanh tra và FDIC cũng có thể chấm dứt hợp đồng bảo hiểm tiền gửi đối với ngân hàng đó nếu hoạt động sai phạm đó khơng được điều chỉnh kịp thời.

+ Hoạt động hỗ trợ tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi: nhằm củng cố hệ thống

ngân hàng, FDIC được quyền cho vay, mua tài sản từ ngân hàng được bảo hiểm và hỗ trợ hợp nhất giữa ngân hàng đó với ngân hàng được bảo hiểm khác trong trường hợp

sự hợp nhất sẽ giảm rủi ro hoặc áp lực về việc xảy ra chi trả bảo hiểm tiền gửi mà FDIC phải thực hiện.

FIDC còn thực hịên hỗ trợ ổn định các tổ chức tham gia BHTG trong việc sáp nhập, chuyển nhượng hay liên doanh với ngân hàng khác hoặc khi sáp nhập, chuyển nhượng hay liên doanh với ngân hàng khác không thành cơng FDIC có quyền đóng cửa, bán hoặc thanh lý ngân hàng đó trước khi tham thụt vốn. Đối với các ngân hàng có yêu cầu hỗ trợ kỹ năng hoạt động trên lĩnh vực tài chính, ngân hàng (Hỗ trợ về quản lý, đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm, v…v…) FDIC đều nhanh chóng đáp ứng kịp thời.

+ Chi trả tiền bảo hiểm tiền gửi và giám sát thanh lý tài sản sau khi chi trả tiền bảo hiểm: Khi xảy ra đổ vỡ tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, FDIC thực hiện chi trả

bằng cách chuyển khoản số tiền được chi trả bảo hiểm vào tài khoản một ngân hàng trung gian đang hoạt động tốt. Hạn mức chi trả tiền bảo hiểm: vào khoảng thời gian từ tháng 01 đến tháng 6 năm 1934, hạn mức chi trả tiền bảo hiểm của FDIC là 2.500 USD/người gửi tiền thuộc đối tượng được bảo hiểm tại một tổ chức tham gia BHTG Từ 01/7/1934, hạn mức chi trả tăng lên 5.000 USD/người. Đến năm 1950 mức chi trả tăng lên 10.000 USD/người; đến năm 1980 tăng lên 100.000 USD/người. Đặc biệt trong năm 2009 khi khủng hoảng kinh tế xảy ra, mức chi trả bảo hiểm được nâng lên là 250.000 USD/người. Hạn mức chi trả này chỉ duy trì tới 31/12/2013. Bắt đầu từ 01/01/2014 mức chi trả bảo hiểm trở về 100.000 USD/người. FDIC được chỉ định làm người tiếp nhận và chịu trách nhiệm xử lý tài sản nhằm thu hồi một cách nhanh nhất với giá trị tối đa có thể.

1.4.1.2. Bảo hiểm tiền gửi ở Ấn Độ

Bảo hiểm tiền gửi ở Ấn độ được thành lập năm 1962 theo quy định của Luật tổng cơng ty bảo lãnh tín dụng và bảo hiểm tiền gửi năm 1961. Tên đầy đủ của tổ chức bảo hiểm tiền gửi của Ấn Độ là Cơng ty bảo lãnh tín dụng và BHTG Ấn Độ (Deposit Insurance and Credit Guarantee Corporation – DICGC).

rộng.

Mơ hình hoạt động: DICGC hoạt động theo mơ hình chi trả với quyền hạn mở

Căn cứ pháp lý và cơ quan quản lý của tổ chức bảo hiểm tiền gửi: hoạt động

của DICGC được điều chỉnh bởi các văn bản dưới luật. DICGC chịu sự quản lý của Quốc hội, Chính phủ và Ngân hàng trung ương Ấn độ. DICGC theo định kỳ phải gửi báo cáo cho Quốc hội, Chính phủ và Ngân hàng trung ương Ấn độ. Quyền bổ nhiệm bộ máy quản lý của DICGC thuộc về Quốc hội và Chính phủ. Ngân hàng trung ương thì quản lý quỹ hoạt động của DICGC.

Nguồn vốn hoạt động: DICGC được Nhà nước và Ngân hàng trung ương hỗ trợ

vốn với sự chấp thuận của Quốc hội. Vốn hoạt động của DICGC là 500.000.000 Rs (đồng rupee (Rs), đơn vị tiền tệ của Ấn độ). Ngồi ra DICGC cũng có thể vay vốn từ Ngân hàng trung ương. DICGC có 02 quỹ hoạt động: quỹ bảo hiểm tiền gửi và quỹ bảo lãnh tín dụng. Tiền ở hai quỹ này có thể được chuyển cho nhau trong trường hợp cần thiết.

Các hoạt động nghiệp vụ chính của DICGC

+ Thu phí bảo hiểm tiền gửi: Các ngân hàng đóng góp phí mỗi năm 02 kỳ vào tháng 01 và tháng 7 của hàng năm. Mức thu phí được áp dụng một mức đối với tất cả các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi. Tỷ lệ tính phí hằng năm là 0,05Rs cho 100Rs tiền gửi tại ngân hàng tham gia DICGC.

+ Hoạt động kiểm tra, giám sát các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi: DICGC chỉ có thể tiến hành giám sát mà khơng có quyền thực hiện việc kiểm tra các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi. Tuy nhiên, DICGC có thể yêu cầu Ngân hàng trung ương Ấn độ thực hiện việc kiểm tra các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi và trong trường hợp đó DICGC có trách nhiệm cung cấp tài liệu và thơng tin liên quan.

+ Hoạt động hỗ trợ tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi: DICGC chỉ thực hiện hỗ trợ tài chính cho tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bằng cách cho vay hoặc bảo lãnh tín dụng. Các hoạt động hỗ trợ khác không được thực hiện.

+ Chi trả tiền bảo hiểm tiền gửi và giám sát thanh lý tài sản sau khi chi trả tiền bảo hiểm: Trong trường hợp ngân hàng mất khả năng thanh toán DICGC sẽ thực hiện việc chi trả tiền bảo hiểm bằng cách cho phép người tiền gửi tại chi nhánh ngân hàng mất khả năng thanh tốn có quyền nhận tiền chi trả bảo hiểm từ bất kỳ chi nhánh nào cịn lại của ngân hàng đó và DICGC sẽ chuyển tiền hồn lại cho chi nhánh đó. Trường hợp ngân hàng mất khả năng thanh toán tiến hành hợp nhất với một ngân hàng khác thì người gửi tiền sẽ không được rút tiền gửi được bảo hiểm tại ngân hàng đó mà sẽ do DICGC chi trả. Hạn mức chi trả đối với một người gửi tiền thuộc đối tượng được bảo hiểm tối đa là 100.000 Rs (tương đương 2.500USD). DICGC khơng có quyền can thiệp vào việc giải quyết tài sản của tổ chức tham gia BHTG mất khả năng thanh toán.

1.4.1.3. Bảo hiểm tiền gửi ở Đức

Ở Đức có tất cả 08 tổ chức bảo hiểm tiền gửi. Luận văn xin trình bày khái quát về các tổ chức bảo hiểm cho các ngân hàng tư nhân Đức (Deposit Insurance Scheme of the Private German Bank - DISPGB), mang nhiều đặc trưng của các tổ chức bảo hiểm tiền gửi còn lại trên nước Đức, được thành lập đầu tiên ở Châu Âu vào năm 1969 và đặt dưới sự quản lý của Hiệp hội ngân hàng tư nhân Đức.

Mơ hình tổ chức: là một tổ chức thuộc sở hữu tư ngân.

Mơ hình hoạt động: DISPGB hoạt động theo mơ hình chi trả với quyền hạn mở

rộng.

Căn cứ pháp lý và cơ quan quản lý của tổ chức bảo hiểm tiền gửi: DISPGB là

do Hiệp hội ngân hàng tư nhân Đức thành lập vì thế hoạt động của DISPGB được điều chỉnh bởi luật của Hiệp hội các ngân hàng tư nhân Đức. DISPGB chịu sự quản lý của ủy ban đại diện của 10 ngân hàng có uy tín nhất trong Hiệp hội ngân hàng tư nhân Đức.

Nguồn vốn hoạt động: Cũng như hầu hết các tổ chức bảo hiểm tiền gửi tư nhân khác trên thế giới, nguồn tài chính của tổ chức bảo hiểm tiền gửi này dựa vào nguồn thu từ ngân hàng tham gia bảo hiểm theo hai hình thức: thu phí thường xun theo tỷ lệ ấn định và hình thức “thu phí sau”. Hình thức “thu phí sau” là hình thức kêu gọi các

ngân hàng tham gia bảo hiểm tiền gửi đang hoạt động tốt tài trợ cho các ngân hàng thua lỗ, phá sản. DISPGB không được Nhà nước Đức và Ngân hàng trung ương Đức tài trợ. Trong trường hợp có khủng hoảng tài chính, Chính phủ Đức có thể sẽ can thiệp tài chính nếu xác định nguồn vốn của tổ chức bảo hiểm này không đủ để thực hiện hỗ trợ và chi trả cho các ngân hàng.

Các hoạt động nghiệp vụ chính của DISPGB

+ Thu phí bảo hiểm tiền gửi: tham gia tổ chức bảo hiểm tiền gửi này là bắt buột đối với các ngân hàng là thành viên của Hiệp hội ngân hàng tư nhân Đức và là tự nguyện với các định chế tài chính khác. Mặc dù các định chế tài chính khác có thể được tự nguyện tham gia nhưng muốn được tham gia vào tổ chức bảo hiểm tiền gửi này cần có sự cho phép của Cơ quan kiểm soát ngân hàng liên bang ở Đức và Hiệp hội ngân hàng tư nhân Đức đóng vai trị tư vấn và có quyền từ chối việc yêu cầu được tham gia bảo hiểm tiền gửi của các định chế tài chính. Thơng thường các ngân hàng tham gia tổ chức bảo hiểm tiền gửi này đóng một mức phí hằng năm tương đương 0,03% tổng số dư tiền gửi thuộc đối tượng được bảo hiểm. Mức phí đó có thể tăng lên gắp hai lần hoặc giảm xuống hoặc khơng thu phí tùy thộc vào quy mơ tài chính của tổ chức bảo hiểm này. Mức phí bảo hiểm cũng được thu trên cơ sở xác định rủi ro. Nếu ngân hàng có rủi ro thấp (xếp loại A) sẽ được miễn nộp phí. Ngân hàng hoạt động có rủi ro cao (xếp loại B hoặc C), sẽ phải đóng mức phí cao hơn mức tối đa, có khi lên đến 250% mức thơng thường.

+ Hoạt động kiểm tra, giám sát tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi: công tác kiểm tra và giám sát của tổ chức bảo hiểm tiền gửi này được đặc biệt chú trọng và việc thực hiện điều chỉnh các vi phạm về tính an tồn của hoạt động của các ngân hàng thành viên có tính hiệu lực cao. Hằng năm, Hiệp hội tiến hàng kiểm tra và phân loại theo trật tự A, B, C1, C2 và C3. Nếu ngân hàng thành viên bị xếp loại C2 trở xuống từ hai năm trở lên sẽ bị từ chối tham gia bảo hiểm tiền gửi.

+ Hoạt động hỗ trợ tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi: tổ chức bảo hiểm tiền gửi này thực hiện hỗ trợ bằng cách cho vay trực tiếp, phát hành bảo lãnh hoặc đứng ra nhận chi trả cho các ngân hàng đang gặp khó khăn. DISPGB khơng thực hiện các hoạt động hỗ trợ khác.

+ Chi trả tiền bảo hiểm và giám sát thanh lý tài sản sau khi chi trả tiền bảo hiểm: Khi xảy ra đổ vỡ, DISPGB thực hiện chi trả trực tiếp cho người gửi tiền thuộc đối tượng đượng bảo hiểm. Hạn mức chi trả tiền bảo hiểm của DISPGB được xếp vào loại cao nhất trên thế giới, xét về giá trị cụ thể của mức chi trả cũng như về số lần thu nhập quốc nội bình quân đầu người. Quỹ bảo hiểm tiền gửi của Hiệp hội các ngân hàng tư nhân Đức hoàn toàn bảo đảm tiền gửi của các khách hàng tại các ngân hàng thương mại tư nhân khơng có kế hoạch chương trình phát triển kinh tế của Ủy ban Quốc hội Đức với mức trần là 30% lượng vốn đăng ký của mỗi ngân hàng. Mức vốn chủ sỡ hữu bình quân một ngân hàng tư nhân Đức là khoảng 300 triệu Euro. Do đó hầu hết các khoản tiền gửi của các ngân đều nhỏ hơn 30% vốn chủ sở hữu của ngân hàng và điều đó có nghĩa hầu hết các khoản tiền gửi cá nhân đều được bảo hiểm toàn bộ. Việc xử lý tài sản của ngân hàng bị giải thể, phá sản không thuộc quyền của DISPGB.

Một phần của tài liệu (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w