Môi trường làm việc và sự cảm nhận của nhân viên về Tổng công ty

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại tổng công ty tư vấn thiết kế giao thông vận tải đến năm 2015 (Trang 54 - 57)

5. Ý nghĩa của đề tài

2.3. Khảo sát, phân tích thực trạng nguồn nhân lực tại Tổng công ty

2.3.7. Môi trường làm việc và sự cảm nhận của nhân viên về Tổng công ty

Môi trường làm việc:

Hiện tại, các điều kiện làm việc và môi trường làm việc của cán bộ công nhân viên tại Tổng công ty phù hợp, cho phép họ phát huy tốt năng lực cá nhân. Ngồi ra, việc bố trí, sắp xếp cơng việc khá hợp lý tại các phòng ban, đơn vị. Kết quả khảo sát cho thấy có 93% số nhân viên được hỏi đánh giá từ tương đối thích đến thích cơng việc đang làm, chỉ có 7% khơng thích.

Về vấn đề phù hợp giữa cơng việc và trình độ chun mơn có 95% số nhân viên được hỏi cho biết công việc họ đang làm phù hợp với trình độ chuyên môn, 5% cho rằng không phù hợp.

Các số liệu thống kê nói trên cho thấy cách bố trí cơng việc và mơi trường làm việc tại cơng ty nhìn chung khá tốt, tuy nhiên từng đơn vị trong Tổng cơng ty cần hồn thiện hơn nữa trong việc bố trí đúng người đúng việc sao cho phát huy cao nhất năng lực làm việc của từng cá nhân trong đơn vị.

Vấn đề bố trí cơng việc nói trên có liên quan mật thiết đến mức độ hồn thành cơng việc, chấp hành kỹ luật lao động và tinh thần làm việc của nhân viên từ góc độ lãnh đạo của các đơn vị.

Sự

cảm nhận của nhân viên:

• Về tương lai của Tổng cơng ty và sự gắn bó của nhân viên:

Về tương lai của Tổng công ty, kết quả khảo sát cho thấy có đến 52% nhân viên cho rằng công ty sẽ phát triển tốt đẹp, 41% tỏ vẻ hồi nghi và chỉ có 2% nhân viên không tin vào sự phát triển của Tổng cơng ty, cịn lại 5% là khơng có ý kiến. Bên cạnh niềm tin vào sự phát triển của Tổng công ty, kết quả khảo sát cịn cho thấy có đến 30%

số nhân viên được hỏi cho rằng họ cảm thấy gắn bó và xem Tổng cơng ty như gia đình thứ hai của mình, số cịn lại 55% cho rằng đối với họ, yếu tố gắn bó với Tổng cơng ty như gia đình cũng có nhưng khơng nhiều.

Từ các kết quả trên, chúng ta có thể nhận thấy tâm lý của nhân viên vẫn chưa ổn định, chưa tồn tâm tồn ý, đóng góp cho sự phát triển chung của Tổng cơng ty, đó là điểm khơng thuận lợi cho công tác quản trị nguồn nhân lực của Tổng cơng ty trong tương lai.

• Về sự mong đợi của nhân viên đối với Tổng công ty:

Kết quả khảo sát cho thấy các yếu tố mà nhân viên mong đợi nhất từ Tổng công ty được xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp như sau:

+ Thu nhập cao + Công việc ổn định + Cơ hội thăng tiến

+ Điều kiện làm việc tốt hơn

+ Cấp trên đánh giá và đối xử công bằng

Kết quả trên cho thấy yếu tố thu nhập cao vẫn là yếu tố được nhân viên quan tâm nhất, kế đến là công việc ổn định. Ngoài hai yếu tố cơ hội thăng tiến và điều kiện làm việc tốt hơn thì yếu tố cấp trên đánh giá và đối xử công bằng cũng được khá nhiều nhân viên quan tâm, đây là điểm mà Tổng cơng ty cần quan tâm nghiên cứu hồn thiện trong quá trình quản trị nguồn nhân lực bởi nó tác động khơng nhỏ đến tinh thần và thái độ làm việc của nhân viên.

• Thái độ và tinh thần của nhân viên khi làm việc tại Tổng công ty:

Về mức độ chấp hành kỷ luật lao động: chỉ có 18% nhân viên đánh giá các nhân viên khác chấp hành tốt kỷ luật lao động của công ty đề ra, 36% khá, 39% trung bình và 7% là kém.

Về mức độ hồn thành cơng việc: chỉ 14% nhân viên đánh giá các nhân viên khác hồn thành tốt các cơng việc được giao, 36% là khá, 48% trung bình và 2% là kém.

Tương tự như vậy, về tinh thần làm việc: chỉ 14% đánh giá các nhân viên khác có tinh thần tốt, 34% là khá, 45% trung bình, và 7% là kém.

Qua ba việc khảo sát 3 yếu tố trên, bằng cách cho từng nhân viên đánh giá các nhân viên cịn lại có thể thấy được phần nào kết quả tương đối khách quan. Một mặt

đưa ra cảnh báo cho lãnh đạo Tổng công ty về đội ngũ nhân viên, một mặt đề ra nhiệm vụ khó khăn trước mắt cho cơng tác quản trị nguồn nhân lực tại Tổng cơng ty cần giải quyết cấp bách.

• Mức độ thỏa mãn của nhân viên khi làm việc tại công ty:

Kết quả khảo sát cho chúng ta thấy chỉ có 14% được khảo sát cảm thấy thỏa mãn với những gì cơng ty mang lại cho họ, 23% cảm thấy tương đối thỏa mãn. Tuy nhiên, bên cạnh đó chúng ta cần lưu ý có 61% cảm thấy chưa thỏa mãn và 2% nhân viên cho rằng họ bất mãn nhưng mức độ khơng nhiều đối với những gì cơng ty mang lại cho họ (khơng có nhân viên hồn tồn bất mãn).

Tỷ lệ nhân viên chưa thỏa mãn và hơi bất mãn chiếm hơn phân nửa số nhân viên được khảo sát, do đó nếu xét về hiệu quả và năng suất thì hai nhóm nhân viên này khó có thể đạt mức cao nhất. Chính điều này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của Tổng công ty và đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết trong q trình hồn thiện cơng tác quản trị nguồn nhân lực tại Tổng công ty.

Bảng 2.16: Khảo sát cảm nhận của nhân viên về công ty

Tin Không tin lắm Không tin Không ý kiến Tin tưởng công ty sẽ phát

triển tốt trong tương lai 52% 41% 2% 5%

Có Khơng nhiều Khơng Khơng ý kiến

Cảm thấy gắn bó và xem như

gia đình 30% 55% 9% 7% Tốt Khá Trung bình Kém Mức độ chấp hành kỉ luật lao động 18% 36% 39% 7% Tốt Khá Trung bình Kém Mức độ hồn thành cơng việc 14% 36% 48% 2% Tốt Khá Trung bình Kém Tinh thần làm việc 14% 34% 45% 7%

Thỏa mãn Tương đối Chưa Hơi bấtmãn Bất mãn

Mức độ thỏa mãn 14% 23% 61% 2%

Bảng 2.17: Khảo sát sự mong đợi của nhân viên

Điều mong đợi nhất từ công ty Kết quả

- Thu nhập cao 66%

- Cơ hội thăng tiến 9%

- Công việc ổn định 14%

- Cấp trên đánh giá tốt và công bằng 5%

- Điều kiện làm việc tốt hơn 7%

Nguồn: Kết quả khảo sát nhân viên.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại tổng công ty tư vấn thiết kế giao thông vận tải đến năm 2015 (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(122 trang)
w