Những kết quả đạt được và chưa được trong hoạt động BTT tại ACB

Một phần của tài liệu Hoàn thiện và phát triển sản phẩm bao thanh toán nội địa tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 67 - 69)

2.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BAO THANH TOÁN NỘI ĐỊA TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á

2.3.3.1. Những kết quả đạt được và chưa được trong hoạt động BTT tại ACB

Thứ nhất, Sự ra đời của sản phẩm này bước đầu đã thu hút đuợc sự quan tâm của

nhiều doanh nghiệp. Sản phẩm cũng đã phần nào đáp ứng nhu cầu của một số doanh nghiệp có nhu cầu về vốn nhưng lại hạn chế về tài sản đảm bảo, thúc đẩy nhiều cơ hội kinh doanh mua bán. Riêng đối với ACB – Ngân hàng tiên phong trong việc triển khai sản phẩm BTT với sự chuẩn bị kỹ lưỡng và khá chu đáo về sản phẩm cũng như chiến lược phát triển, ACB có thể nói đã giới thiệu khá tốt một sản phẩm dịch vụ mới đó là sản phẩm BTT góp phần tăng thu nhập cho ACB.

Thứ hai, sự ra đời của sản phẩm BTT đòi hỏi năng lực quản trị rủi ro cao, vì thế việc triển khai sản phẩm BTT đã góp phần nâng cao vị thế cạnh tranh của chính ACB trong mơi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Không chỉ khẳng định vị thế tiên phong hoạt động hiệu quả và cung cấp chất lượng sản phẩm, dịch vụ tốt nhất cho thị trường, mà còn khẳng định là ngân hàng đi đầu trong việc xây dựng và phát triển sản phẩm dịch vụ mới, hiện đại hóa cơng nghệ nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng với mức có thể. Đối với ACB, BTT thể hiện phương châm hoạt động của ACB “luôn vươn tới sự hoàn hảo để phục vụ khách hàng”. Ngoài ra, vị thế của ngân hàng cũng được cải thiện trong các mối quan hệ, liên doanh hợp tác đối với các đối tác nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi cho định hướng phát triển lâu dài mở rộng mạng lưới ra khu vực và quốc tế.

Thứ ba, Sự ra đời của sản phẩm BTT đã khẳng định xu thế luôn đặt vấn đề đa

dạng hóa sản phẩm dịch vụ nhằm phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn là nhiệm vụ hàng đầu không chỉ của các TCTD nói chung mà cịn của ACB nói riêng. ACB sẽ luôn theo sát sự biến động, phát triển kinh tế xã hội nhằm xây dựng, phát triển sản phẩm dịch vụ phù hợp với thực tế, có tính cạnh tranh cao, đảm bảo nguồn tài trợ vốn kịp thời cho hoạt động của doanh nghiệp.

74% 72%

86% 90% 89%

26% 28% 14% 10%

Thứ tư, ACB đã tận dụng được thế mạnh vốn có của mình.

ACB là một trong những ngân hàng bán lẻ hàng đầu của Việt Nam. Theo thống kê tính đến thời điểm 31/12/2009, số lượng khách hàng doanh nghiệp của ACB khoảng hơn 6.000 doanh nghiệp, trong đó chủ yếu là khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đối tượng này vốn là khách hàng tiềm năng của sản phẩm BTT. Bên cạnh đó, số lượng khách hàng này khơng ngừng tăng trưởng qua các năm, đây là một trong những lợi thế của ACB trong việc quảng cáo tiếp thị sản phẩm BTT đến lực lượng khách hàng doanh nghiệp sẵn có của ACB.

Bên cạnh đó, ACB đã từng đạt danh hiệu là doanh nghiệp ASEAN xuất sắc trong đội ngũ lao động năm 2007. Đội ngũ lao động của ACB có trình độ cao, có tâm huyết và nhiệt huyết với nghề tạo nên thế mạnh cho việc phát triển nghiệp vụ BTT.

Thứ năm, ACB là thành viên của FCI, đây là một lợi thế rất lớn của ACB góp

phần thúc đẩy sự phát triển của hoạt động BTT, nâng cao khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác tại Việt Nam.

ACB là một trong số các TCTD trong nước tham gia vào mạng lưới BTT quốc tế từ tháng 7 năm 2005. FCI hiện là mạng lưới về BTT lớn nhất thế giới với 244 thành viên tại 65 quốc gia (thống kê đến tháng 01/2010). Khi tham gia FCI, ACB sẽ được hưởng rất nhiều lợi ích như:

− ACB được các thành viên có kinh nghiệm về BTT chuyển giao bí quyết thơng qua các cuộc hội thảo, thảo luận, các cuộc thăm viếng lẫn nhau của các thành viên trong hiệp hội,.. từ những kiến thức đó, ACB có thể áp dụng vào điều kiện thực tế của Việt Nam.

− ACB có thể cung cấp dịch vụ BTT ở hầu hết các quốc gia nhờ mối liên kết với các thành viên của FCI.

− Hệ thống thông tin liên lạc hiện đại, giúp ACB có thể hoạt động hiệu quả mà tốn ít chi phí và thời gian.

− Nâng cao uy tín của ACB trên trường quốc tế và tạo sự tin tưởng cho khách hàng trong nước khi sử dụng sản phẩm BTT.

− Hỗ trợ về mặt pháp lý khi xảy ra tranh chấp trong quá trình hoạt động.

Thứ sáu, hoạt động BTT tại ACB chủ yếu là BTT nội địa, hoạt động BTT quốc

tế trong thời gian qua chưa thực sự phát triển, doanh số BTT quốc tế chỉ chiếm khoảng 3-5% tổng doanh thu BTT. Nguyên nhân BTT quốc tế chưa phát triển do phí của loại hình BTT quốc tế và chi phí bảo hiểm cịn khá cao nên chưa thu hút được khách hàng sử dụng, bên cạnh đó hoạt động BTT quốc tế tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn so với BTT nội địa nên ACB chưa chú trọng phát triển nhiều.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện và phát triển sản phẩm bao thanh toán nội địa tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w