Tình hình căng thẳng tỷ giá 2008

Một phần của tài liệu Khủng hoảng tiền tệ vấn đề việt nam và một số gợi ý chính sách (Trang 37 - 38)

Nguồn: IMF, SBV

Liên tiếp những động thái điều chỉnh và nới biên độ tỷ giá của SBV trong thời kỳ này là hết sức cần thiết nhằm không chỉ giảm nhẹ những cú sốc tỷ giá bất lợi hơn trong thời gian tới mà cịn giúp hạn chế những phí tổn về dự trữ ngoại hối không cần thiết. Mức dự trữ ngoại hối của SBV đến cuối năm 2008 ước tính vẫn tăng lên đến 24,18 tỷ USD so với con số được chính thức cơng bố ngày 19/6/2008 là 20,7 tỷ USD. Mặc dù đã có một cú sốc bất lợi với hiện tượng “cú dùng đột ngột” và thậm chí là “sự đảo chiều” của vốn vào giữa năm 2008 nhưng tình hình đã khơng đến nỗi bi quan khi niềm tin của cộng đồng quốc tế dành cho Việt N am vẫn tăng lên. Lượng ngoại tệ chảy vào Việt N am khơng những thế vẫn tăng lên tính trên tổng thể trong năm 2008. Trong đó có phần đóng góp đáng kể của vốn FDI giải ngân khoảng 11,5 tỷ USD trên tổng mức vốn đăng ký kỷ lục 64 tỷ USD; vốn ODA giải ngân cũng đạt khoảng 2,2 tỷ USD; và kiều hối đạt trên 8 tỷ USD, v.v…

Trong khi đó, với những biện pháp hỗ trợ thanh khoản kịp thời, SBV đã hầu như không để cho một ngân hàng nào rơi vào phá sản. N hư vậy, Việt N am về cơ bản đã tránh được một cuộc khủng hoảng kép theo mơ hình thế hệ thứ ba trong năm 2008 bằng những cơ chế và chính sách vĩ mơ kịp thời và đúng đắn. Tuy nhiên, những dư âm của nó khơng dễ qua đi và các thách thức mới sẽ lại đến khi những bất cập về mặt cơ cấu của nền kinh tế đã bộc lộ ra từ tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế của thế giới năm 2009.

Một phần của tài liệu Khủng hoảng tiền tệ vấn đề việt nam và một số gợi ý chính sách (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w