TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN ÂM NHAC LỚP 6 KNTTCS (Trang 100 - 105)

1. Ổn định trật tự (2 phút)

2. Bài mới

NỘI DUNG 1- HỌC HÁT: HÃY ĐỂ MẶT TRỜI LUÔN CHIẾUSÁNG (25 phút) SÁNG (25 phút)

KHỞI ĐỘNG

- HS được khởi động, tạo tâm thế thoải mái, vui vẻ trước khi vào bài học mới. - Có những hiểu biết chung về nước Nga và tác giả của bài hát Hãy để mặt trời

chiếu sáng.

Cảm thụ và hiểu biết âm nhạc qua bài hát.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

- Trình chiếu hình ảnh một số địa điểm, con người nổi tiếng của nước Nga.

- GV dẫn dắt vào bài hát Hãy để mặt trời

chiếu sáng nhạc của Arkady Ostrovsky, lời

của do Lev Ivannovich Oshanin, nhạc sĩ Phong Nhã dịch lời Việt.

- HS quan sát và trả lời. - Lắng nghe và ghi nhớ.

HÌNH THÀNH KIẾN THỨCMỚI MỚI

Mục tiêu:

- HS hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái bài hát. Cảm nhận được sắc thái và tình cảm bài hát. Nêu được vài nét về tác giả và nội dung bài hát.

- Tự học, tự tin thuyết trình nội dung tìm hiểu. Thể hiện năng lực cảm thụ âm nhạc về giai điệu, lời ca, tiết tấu…trong quá trình học bài hát Hãy để mặt trời luôn chiếu sáng.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

a. Hát mẫu

- GV hát mẫu hoặc cho HS nghe file nhạc bài hát

- Lắng nghe, vỗ tay nhẹ nhàng theo bài hát để cảm nhận nhịp điệu.

b. Giới thiệu tác giả

- Tổ chức cá nhân/ nhóm thuyết trình nội dung đã chuẩn bị trước.

- GV chốt kiến thức.

- Cá nhân/nhóm thuyết trình hiểu biết về nhạc sĩ Phong Nhã.

- HS ghi nhớ.

+ Hãy để mặt trời luôn chiếu sáng là một bài hát Nga được viết cho thiếu nhi, sáng tác năm 1962 bởi nhạc sĩ Arkady Ostrovsky, lời do Lev Ivannovich Oshanin viết. Lời Việt của nhạc sĩ Phong Nhã – người có nhiều đóng góp cho nền âm nhạc nước nhà. Bài hát được giới thiệu lần đầu vào năm 1962 tại Liên hoan cacs bài hát Quốc tế ở Sopot

(Ba Lan).

c. Tìm hiểu bài hát

- Tổ chức cá nhân/nhóm tìm hiểu nội dung bài hát.

- Cùng HS thống nhất cách chia câu, đoạn cho bài hát:

+ Đoạn 1: Từ “Một vòng tròn xoe,… ca

hát”

+ Đoạn 2: Tiếp “Mặt trời lên mãi mãi

sang tươi … đến chân trời (Nhắc nhở học

sinh chú ý chỗ quay lại).

- Nêu được tính chất vui tươi và nội dung của bài.

- HS nghe, nêu sự nhận biết về giai điệu, ngắt câu để chia câu chia đoạn cho bài hát.

d. Khởi động giọng

- GV đệm đàn khởi động giọng theo mẫu. - Khởi động giọng theo mẫu luyện thanh.

e. Dạy hát

- Đệm đàn và hát mẫu từng câu, mỗi câu 1- 2 lần, bắt nhịp cho cả lớp hát.

- Hướng dẫn HS ghép nối các câu hát, đoạn 1, đoạn 2 và cả bài.

- Bắt nhịp cho HS hát hoàn chỉnh cả bài hát; sửa những chỗ HS hát sai (nếu có) - Lưu ý:

+ Nhắc HS hát chuẩn xác câu hát đầu tiên

Một vòng tròn xoe, xoay giữa bầu trời, họa sĩ bé xíu vẽ ơng mặt trời.

+ Đặc biệt lưu ý các tiếng hát có dấu Si giáng: giữa bầu, sĩ bé xíu và vẽ ông. + Tiếng hát có dấu hóa bất thường trời.

+ Các tiếng hát trên khi hát nhăc HS không hát nhấn mạnh vào tiếng hát mà hát lướt nhẹ giọng, bỏ các dấu thanh bằng, thanh trắc sẽ đúng được cao độ.

- Hát theo hướng dẫn của GV kết hợp vỗ tay theo phách. - Hát kết nối các câu, ghép đoạn 1, 2 - Hát hoàn chỉnh cả bài hát. LUYỆN TẬP Mục tiêu:

- Giúp HS luyện tập hát kết hợp với nhạc cụ tiết tấu. Thể hiện sắc thái vui tươi, sơi nổi hịa quyện với nhạc cụ gõ đệm nhịp nhàng.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

- GV hướng dẫn HS luyện tập hát kết hợp nhạc cụ tiết tấu theo nhóm (lưu ý : Phân hóa trình độ các nhóm HS theo năng lực để giao yêu cầu cụ thể).

- Hướng dẫn tập luyện :

+ Bước 1 : Các nhóm tập riêng tiết tấu của từng nhạc cụ với tốc độ chậm đến nhanh dần (theo tiết tấu minh họa SGK tr. 35)

+ Bước 2 : Ghép 3 nhạc cụ luyện tập theo mẫu tiết tấu.

+ Bước 3 : Ghép nhóm 1 hát với 3 nhóm nhạc cụ sau đó đổi lại

- GV mời các nhóm thể hiện từng nhiệm vụ của mình

- GV yêu cầu HS nhận xét phần trình bày của các nhóm.

- GV nhận xét và sửa sai (nếu có)

- HS luyện tập bài hát theo hướng dẫn của GV. - Các nhóm cịn lại quan sát, chú ý, lắng nghe, cảm nhận. - HS nhận xét các nhóm bạn. - HS ghi nhớ. VẬN DỤNG Mục tiêu:

- Ứng dụng và sáng tạo thêm nhiều ý tưởng thể hiện cho bài hát Hãy để mặt

trời luôn chiếu sáng.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

- GV khuyến khích cá nhân/ nhóm có thêm nhiều ý tưởng sáng tạo phong phú để thể hiện bài hát.

- HS trình bày các ý tưởng theo cá nhân, nhóm.

NỘI DUNG 2- NGHE NHẠC: TÁC PHẨM AULD LANG SYNE

(15 phút)

KHỞI ĐỘNG

Mục tiêu:

- HS được khởi động, tạo tâm thế thoải mái, vui vẻ trước khi vào bài học mới. Có những hiểu biết chung về nước Scotland và tác giả của bài hát Auld Lang

Syne.

- Tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

- GV cho HS xem một vài video ngắn giới thiệu về đất nước Scotland, trong đó có

- HS xem và nhận biết, đốn tên những địa điểm nổi tiếng

một vài hình ảnh địa điểm tiêu biểu của Scotland.

- GV dẫn dắt vào bài.

đó.

- Lắng nghe GV giới thiệu.

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Mục tiêu:

- Nghe và cảm nhận giai điệu, lời ca của bài hát mới. - Tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Nghe và cảm nhận bài hát Auld Lang

Syne.

- GV cho nhóm/cá nhân nêu sơ lược phần tìm hiểu về tác phẩm và tác giả. GV mời HS nhận xét, bổ sung thông tin cho nhau. - GV nhận xét, bổ sung và nhấn mạnh các ý

chính cần ghi nhớ.

- Gv hướng dẫn HS nghe nhạc kết hợp vỗ tay theo nhịp điệu bài hát.

- Cá nhân/nhóm trình bày sơ lược phần tìm hiểu về tác phẩm và tác giả. - HS nghe và ghi nhớ. - Lắng nghe, vỗ tay nhẹ nhàng theo bài hát để cảm nhận nhịp điệu. VẬN DỤNG Mục tiêu:

- Các nhóm, cá nhân vận động theo nhịp sau đó ghép với bài hát Auld lang

Syne.

- Cá nhân/nhóm tích cực tham gia hoạt động nhóm. Biết chia sẻ, hợp tác, hỗ trợ nhau trong việc luyện tập vận động theo nhịp.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

- GV cho hs vận động nhẹ nhàng theo nhịp, hỗ trợ, sửa sai cho HS (nếu có), nắn chỉnh động tác cho đều, đẹp, đúng nhịp điệu của bài hát.

*Lưu ý : GV nhắc HS thả lỏng cơ thể, thư giãn, cảm nhận giai điệu khi nghe nhạc và vận động theo nhịp điệu âm nhạc. Khuyến khích HS tưởng tượng, sáng tạo một số động tác minh họa phù hợp với nhịp điệu bài hát (tùy theo năng lực, không bắt buộc).

- HS vận động theo nhịp 4/4. - HS sửa sai theo sự hướng dẫn

của GV để thực hiện đúng và tốt hơn.

3.Dặn dò, chuẩn bị bài mới (3 phút)

- GV cùng HS hệ thống các nội dung và yêu cầu cần đạt của bài học.

- Chuẩn bị tiết học sau: Dùng mã QR GV cung cấp để tìm hiểu trước phần Lý thuyết âm nhạc: Các bậc chuyển hóa, dấu hóa, Bài đọc nhạc số 5.

Ngày lên kế hoạch: 4/09/2021 ( âm nhạc 6 - Học kỳ 2)

Ngày dạy: 6/9; 6A1, 6A3, 6A2

Tiết 29

Lý thuyết âm nhạc: Các bậc chuyển hóa, dấu hóa Đọc nhạc: Bài đọc nhạc số 5

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN ÂM NHAC LỚP 6 KNTTCS (Trang 100 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w