KSNB hoạt động tín dụng trong ngân hàng thƣơng mại

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP đông á chi nhánh bình định (Trang 27)

1.2.1 Tín dụng và vai trị của tín dụng trong ngân hàng thƣơng mại 1.2.1.1 Khái niệm tín dụng

Tín dụng là một giao dịch về tài sản giữa hai chủ thể trong đĩ bên cho vay chuyển giao quyền sử dụng tài sản cho bên đi vay trong một thời gian nhất định theo thoả thuận, bên đi vay cĩ trách nhiệm hồn trả vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh tốn.

Cĩ rất nhiều loại hình nghiệp vụ tín dụng trong ngân hàng thương mại. Sau đây là một số tiêu chí để phân loại:

- Theo thời gian sử dụng vốn vay, tín dụng được phân làm 3 loại sau: + Cho vay ngắn hạn

+ Cho vay trung hạn + Cho vay dài hạn

- Theo mục đích sử dụng vốn vay + Cho vay bất động sản

+ Cho vay cơng nghiệp và thương mại + Cho vay nơng nghiệp

+ Cho vay các định chế tài chính + Cho vay cá nhân

+ Cho thuê

- Căn cứ vào tính chất bảo đảm của các khoản cho vay + Cho vay cĩ đảm bảo

+ Cho vay khơng cĩ đảm bảo - Căn cứ vào phương pháp hồn trả + Cho vay trực tiếp

+ Cho vay gián tiếp: Với các loại hình sau Chiết khấu thương mại

Mua, bán các giấy tờ cĩ giá

Nghiệp vụ bao thanh tốn (nghiệp vụ factoring)

- Ngồi các loại hình cho vay trên đây, các NHTM cịn thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh cho khách hàng bằng uy tín của mình.

1.2.1.3 Vai trị của tín dụng đối với ngân hàng thƣơng mại

-Thứ nhất: Nĩ là hoạt động mang lại nguồn thu chủ yếu cho các ngân hàng. Tiền

lãi và phí tạo ra từ các khoản cho vay chiếm hầu hết các nguồn thu của ngân hàng, (khoảng 70% trong tổng thu nhập của ngân hàng)

- Thứ hai: Bên cạnh việc thanh khoản và đầu tư, hoạt động tín dụng là hoạt động

sử dụng vốn chủ yếu của các ngân hàng. Mặc dù ngày nay, các ngân hàng đang cĩ xu hướng đa dạng hĩa danh mục các dịch vụ cung cấp, nhưng hoạt động tín dụng vẫn đĩng vai trị quan trọng trong hoạt động của ngân hàng.

- Thứ 3: Hoạt động tín dụng cịn là cơ sở để các ngân hàng thu hút và phát triển

khách hàng. Một trong những lý do đĩ là ngày càng cĩ nhiều khách hàng muốn đi vay để thực hiện mục đích kinh doanh hoặc trang trải cho việc chi tiêu. Từ việc cho vay, các ngân hàng sẽ cĩ thể bán kèm và bán chéo các sản phẩm khác như: dịch vụ gửi tiền, thanh tốn, dịch vụ bảo hiểm, ngân quỹ…

- Thứ 4: Hoạt động tín dụng làm cho các NHTM trở thành một trong những trung

gian tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế.

1.2.2 Rủi ro tín dụng1.2.2.1 Rủi ro tín dụng 1.2.2.1 Rủi ro tín dụng

Trong tất cả các rủi ro phát sinh trong NHTM thì rủi ro tín dụng được xem là rủi ro quan trọng nhất.

Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh trong q trình cấp tín dụng của ngân hàng, trong đĩ ngân hàng là chủ nợ, mà khách hàng nợ khơng thực hiện hoặc khơng đủ khả năng thực hiện nghĩa vụ khi đến hạn. Nĩ diễn ra trong quá trình cho vay, chiết khấu cơng cụ chuyển nhượng và giấy tờ cĩ giá, cho thuê tài chính, bão lãnh, bao thanh tốn của ngân hàng. Đây cịn được gọi là rủi ro mất khả năng chi trả và rủi ro sai hẹn, là loại rủi ro liên quan đến chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng.

Tuy nhiên cần lưu ý rằng trong hoạt động ngân hàng, thực hiện nghiệp vụ cho vay thì đĩ mới chỉ là một giao dịch chưa hồn thành. Giao dịch tín dụng chỉ được xem là hồn thành khi nào ngân hàng thu hồi về được khoản cho vay cả gốc và lãi. Tuy nhiên

khi thực hiện giao dịch tín dụng ngân hàng khơng biết chắc được giao dịch đĩ cĩ hồn thành hay khơng. Do đĩ rủi ro tín dụng thể hiện ở khả năng hay xác suất hồn thành giao dịch tín dụng đĩ.

1.2.2.2 Đánh giá rủi ro tín dụng 1.2.2.2.1 Thiết lập mục tiêu

Thiết lập mục tiêu mặc dù khơng được xem là thành phần của KSNB nhưng nĩ là điều kiện tiên quyết, là cơ sở quan trọng để đánh giá rủi ro. Một sự kiện chỉ được xem là rủi ro nếu nĩ đe dọa đến việc đạt được các mục tiêu của tổ chức. Khi mục tiêu được đề ra thì nhà quản lý mới cĩ thể nhận dạng rủi ro và cĩ những hành động cần thiết để quản lý chúng.

Nhằm để thực hiện được các mục tiêu, chính sách lớn của Ngân hàng, thơng qua việc thực hiện các mục tiêu cụ thể, chủ yếu sau đây:

+ Hiệu quả và an tồn trong hoạt động: bảo vệ, quản lý, sử dụng tài sản và các nguồn lực một cách kinh tế, an tồn, cĩ hiệu quả.

+ Bảo đảm hệ thống thơng tin tài chính và thơng tin quản lý trung thực, hợp lý, đầy đủ và kịp thời.

+ Bảo đảm tuân thủ pháp luật và các quy chế, quy trình, quy định nội bộ.

1.2.2.2.2 Nhận dạng và phân tích rủi ro tín dụng

- Nhận dạng rủi ro: Bao gồm các cơng việc: theo dõi, xem xét, nghiên cứu mơi

trường hoạt động và quy trình cho vay của ngân hàng nhằm thống kê các dạng RRTD, nguyên nhân từng thời kỳ và dự báo được những nguyên nhân tiềm ẩn cĩ thể gây ra RRTD.

Để nhận dạng rủi ro tín dụng, nhà quản trị phải lập bảng liệt kê tất cả các dạng rủi ro đã, đang và sẽ cĩ thể xuất hiện đối với ngân hàng bằng các phương pháp sau: lập bảng câu hỏi, tiến hành điều tra, phương pháp lưu đồ, phân tích báo cáo tài chính, phân tích các hợp đồng, quy trình cho vay, phân tích thị trường…

- Phân tích rủi ro: là phải xác định được những dấu hiệu, biểu hiện, nguyên nhân

gây ra RRTD nhằm tìm ra biện pháp hữu hiệu để phịng ngừa rủi ro.

Một số nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng

* Nguyên nhân khách quan

- Do tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong nước ảnh hưởng đến tồn bộ hoạt động của các đối tượng tham gia vào nền kinh tế, chẳng hạn như kinh tế bị suy thối, khủng hoảng, hay thiên tai, chiến tranh… làm cho các DN gặp khĩ khăn, phá sản dẫn đến khơng trả nợ được cho ngân hàng. Đối với cá nhân vay vốn sẽ bị thất nghiệp, thu nhập giảm sút, vì vậy khĩ cĩ thể trả nợ cho ngân hàng. Mặc khác tình hình kinh tế, chính trị, trên thế giới cũng ảnh hưởng đến các nước, và vì thế tăng rủi ro tín dụng cho ngân hàng.

- Do mơi trường pháp lý chưa thuận lợi: Chẳng hạn như sự kém hiệu quả của cơ quan pháp luật, việc thanh tra, kiểm tra, giám sát của NHNN chưa hiệu quả…

* Nguyên nhân chủ quan

Từ phía người đi vay

- Sử dụng vốn sai mục đích, khơng cĩ thiện chí trong việc trả nợ vay. Đa số khi đi vay các DN đều đưa ra các phương án kinh doanh rất cụ thể, khả thi. Tuy nhiên đến khi vay được tiền thì khơng ít các DN cố tình tìm cách khơng trả nợ, lừa đảo ngân hàng. Điều này đã gây ảnh hưởng khơng ít đến uy tín của cán bộ tín dụng và các DN khác.

- Đa số các DN khi vay vốn chủ yếu chỉ tập trung vào đầu tư tài sản vật chất mà ít khi chú ý đến việc đầu tư để thay đổi cách thức quản lý, giám sát. Do đĩ khi quy mơ kinh doanh mở rộng dẫn đến khơng thể quản lý, giám sát nổi, và vì thế dễ dẫn đến phương án kinh doanh bị phá sản.

- Khi các DN đi vay, hầu hết các Báo cáo khơng tuân thủ chuẩn mực kế tốn. Các báo cáo chỉ mang tính chất hình thức hơn là cung cấp thơng tin tình hình tài chính của DN. Chính vì vậy các ngân hàng luơn dựa vào tài sản thế chấp để xem như là một cơng cụ để phịng ngừa rủi ro tín dụng.

- Một số DN vẫn cịn nhận thức rằng: vốn ngân hàng là vốn của nhà nước, vì vậy khi DN làm ăn khơng hiệu quả thì ngân hàng chịu, ngân hàng làm ăn khơng hiệu quả thì Nhà nước chịu.

Từ phía ngân hàng

- Bố trí cán bộ tín dụng thiếu đạo đức nghề nghiệp và chuyên mơn nghiệp vụ. Nghiệp vụ kém, dẫn đến đánh giá khơng đúng tình hình tài chính, tài sản thể chấp, phương án kinh doanh của DN. Thiếu đạo đức nghề nghiệp, dẫn đến một số cán bộ tín dụng cố ý làm trái quy trình tín dụng, thẩm định sơ sài, hoặc thẩm định dựa theo ý muốn của khách hàng, thiếu kiểm tra, kiểm sốt…

- Chưa xây dựng quy trình tín dụng chặt chẽ và khoa học, chủ yếu các ngân hàng cho vay theo phong trào, hoặc chạy theo thành tích, cố đạt được kế hoạch đề ra.

- Thiếu quy trình giám sát trong và sau khi vay nên khơng phát hiện kịp thời việc sử dụng vốn sai mục đích của khách hàng.

- Quá tin tưởng vào tài sản thế chấp, bảo lãnh, bảo hiểm, xem đĩ là vật chắc chắn thu hồi được gốc và lãi nếu khách hàng khơng trả được nợ.

- Tổ chức các kênh thơng tin khơng hiệu quả, thiếu thơng tin về khách hàng, về các khoản vay…

- Đo lƣờng rủi ro: Để đo lường rủi ro cần thu thập số liệu, phân tích, đánh giá

mức độ rủi ro theo một tiêu chuẩn nhất định. Để đánh giá mức độ quan trọng của rủi ro người ta đánh giá cả hai tiêu chí: tần suất xuất hiện của rủi ro và biên độ của rủi ro, trong đĩ tiêu chí thứ hai đĩng vai trị quyết định. Các đối tượng cần đánh giá mức độ rủi ro bao gồm: khách hàng, khoản vay và danh mục đầu tư.

1.2.2.2.3 Kiểm sốt và phịng ngừa rủi ro tín dụng

Là cơng việc trọng tâm của cơng tác quản trị. Đĩ là việc sử dụng các biện pháp, kỹ thuật, cơng cụ, chiến lược, các chương trình hoạt động để ngăn ngừa, né tránh, hoặc giảm thiểu những tổn thất, những ảnh hưởng khơng mong đợi cĩ thể xảy ra với ngân

hàng. Cĩ các biện pháp kiểm sốt rủi ro như: né tránh rủi ro, ngăn ngừa tổn thất, giảm thiểu tổn thất, chuyển giao rủi ro, đa dạng rủi ro, quản trị thơng tin …

1.2.3 KSNB hoạt động tín dụng trong ngân hàng1.2.3.1 Thiết kế hệ thống KSNB hoạt động tín dụng 1.2.3.1 Thiết kế hệ thống KSNB hoạt động tín dụng

Các nguyên tắc chung về thiết kế hệ thống KSNB đối với hoạt động tín dụng + Chu trình xét duyệt tín dụng, giám sát tín dụng được thực hiện đầy đủ, kịp thời, cĩ hiệu quả, ngăn ngừa kịp thời những thiếu sĩt trong hệ thống xử lý.

+ Các dữ liệu cần thiết được thu thập, chuyển giao và xử lý một cách đầy đủ, chính xác kịp thời giúp cho việc ra quyết định tín dụng cĩ chất lượng cao.

+ Rủi ro tín dụng được quản lý chặt chẽ nhằm ngăn ngừa thất thốt tài sản và cĩ dự phịng rủi ro hợp lý.

+ Tài liệu, hồ sơ, các tài sản liên quan đến nghiệp vụ tín dụng được đảm bảo an tồn.

Dựa trên các nguyên tắc chung về thiết kế hệ thống KSNB để thiết kế hệ thống KSNB hiệu quả, ngăn ngừa và quản lý được rủi ro tín dụng thì cần phải được thiết kế qua các khâu sau:

* Kiểm sốt quá trình nhận và xử lý hồ sơ vay vốn của khách hàng:

- Kiểm tra thơng tin về khách hàng vay

- Kiểm sốt thủ tục giấy đề nghị vay vốn nhằm đảm bảo rằng mọi hồ sơ đề nghị vay vốn của khách hàng đều được cấp thẩm quyền theo dõi chặt chẽ để ghi nhận việc phân cơng cho nhân viên tín dụng hoặc nhĩm thẩm định thích hợp thực hiện thẩm định khoản vay.

+ Ai chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ: Quy định về thẩm quyền được tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ vay vốn – đối chiếu với các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ.

Xem xét việc quy định các tài liệu, các mẫu biểu được tiêu chuẩn hĩa đối với hồ sơ vay vốn.

NH chủ động hay thụ động tìm kiếm khách hàng?

+ Kiểm sốt việc thực hiện tiêu chuẩn cho vay nhằm đảm bảo rằng việc đề xuất cho vay tuân theo đúng tiêu chuẩn và các điều kiện cấp tín dụng.

+ Kiểm sốt việc thực hiện phân tích thơng tin tín dụng nhằm đảm bảo thơng tin tín dụng được trình bày trung thực, chính xác và được phân tích khách quan, cẩn trọng để làm cơ sở cho cấp xét duyệt quyết định cho vay.

+ Kiểm sốt kết quả định giá tài sản đảm bảo và xem xét tính hợp lệ của hồ sơ tài sản đảm bảo nhằm đảm bảo rằng việc định giá đã được tiến hành trên cơ sở các căn cứ định giá do Ngân hàng đề ra và tài sản đảm bảo đủ tiêu chuẩn thế chấp, cầm cố, bảo lãnh.

+ Kiểm sốt việc thực hiện các thủ tục pháp lý đối với tài sản đảm bảo và hợp đồng tín dụng nhằm đảm bảo rằng các thủ tục pháp lý đã được tiến hành đầy đủ và khơng cĩ sự sơ hở nào về mặt pháp lý cĩ thể ảnh hưởng đến RRTD cho ngân hàng.

+ Kiểm sốt thực hiện hạn mức tín dụng đã được duyệt nhằm đảm bảo rằng việc giải ngân là hợp lệ vì nằm trong hạn mức tín dụng đã được duyệt và phù hợp với các điều kiện giải ngân đã xác định khi xét duyệt cấp tín dụng.

* Kiểm sốt q trình giám sát tín dụng

- Kiểm sốt q trình giám sát việc tuân thủ cam kết trả vốn, lãi vay nhằm đảm bảo rằng việc theo dõi tình hình trả nợ của khách hàng vay vốn diễn ra thường xuyên và đầy đủ.

- Kiểm sốt quá trình thẩm tra, cập nhật thường xun tình hình tài chính, kinh doanh của người vay vốn và việc ghi nhận kết quả thẩm tra trong các biên bản kiểm tra nhằm đảm bảo rằng thủ tục kiểm tra, giám sát sau cho vay đã được thực hiện đầy đủ và nghiêm túc.

- Kiểm sốt việc tập hợp các báo cáo về vốn và lãi vay quá hạn nhằm đảm bảo rằng các báo cáo về vốn và lãi vay quá hạn, trễ kỳ được cung cấp đầy đủ, kịp thời cho các cấp cĩ thẩm quyền và nhà quản trị cấp cao nhất để cĩ những biện pháp ứng phĩ

thích hợp. Đây là yếu tố thuộc về thơng tin và truyền thơng trong hệ thống KSNB. Để đạt được điều này, yêu cầu ngân hàng phải cĩ hệ thống thơng tin kế tốn hiệu quả, kịp thời và hệ thống kiểm sốt trong mơi trường xử lý thơng tin máy tính hữu hiệu.

- Kiểm sốt số liệu báo cáo tín dụng nhằm đảm bảo tính chính xác về thời gian cung cấp kịp thời cho nhà quản lý để phục vụ cho việc phân tích, giám sát danh mục tín dụng.

- Kiểm sốt quá trình thu hồi nợ xấu và đánh giá khả năng thu hồi của các khoản nợ xấu để quyết định mức trích lập dự phịng thích hợp.

* Kiểm sốt việc thực hiện đánh giá và thẩm định định kỳ:

- Tiêu chuẩn lập quỹ dự phịng cho các khoản vay cĩ khả năng khơng thu hồi được nhằm đảm bảo rằng việc trích lập các khoản nợ khơng thu hồi được là xác thực và hợp lý.

- Đánh giá độ an tồn của tài sản đảm bảo nhằm đảm bảo rằng mức cho vay hiện hành trên tài sản đảm bảo luơn luơn hợp lý và an tồn.

- Thực hiện giám sát thường xuyên ngay cả đối với những khoản vay trả nợ đúng hạn.

* Kiểm sốt và quản lý rủi ro tín dụng

- Kiểm sốt việc xác định hạn mức tín dụng nhằm đảm bảo rằng hạn mức tín dụng cấp cho mỗi khách hàng dựa trên cơ sở tính tốn hợp lý giữa nhu cầu vốn và khả năng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP đông á chi nhánh bình định (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w