Kết quả kiểm tra đặc tính sinh hóa

Một phần của tài liệu xác định type vi khuẩn pasturella multocida bằng kỹ thuật pcr (Trang 49 - 54)

L ỜI NÓI ĐẦU

3.1.2.Kết quả kiểm tra đặc tính sinh hóa

Để tiến hành xác định 12 chủng nghiên cứu là vi khuẩn P. multocida

chúng tôi tiến hành thử nghiệm đặc tính oxiadase, thử nghiệm các đặc tính sinh hóa trên môi trường 3 ống nghiệm của Lassen, và khả năng lên men một

số loại đường đặc trưng. Kết quả thu được được thể hiện qua một số hình ảnh sau:

1) Các chủng kiểm tra đều cho kết quả dương tính khi tiến hành phản ứng

oxidase, tức là xuất hiện màu xanh dương sau một phút kiểm tra.

Hình 3.3: Phản ứng Oxidase của vi khuẩn P. multocida.

2) Kết quả trên môi trường 3 ống nghiệm của Lassen

3) Hìnhảnh P. multocida tham gia phản ứng O-F.

Kết quả kiểm tra sinh hóa của các chủng vi khuẩn được trình bày trong bảng 3.2:

Bảng 3.2: Kết quả đặc tính sinh hóa của vi khuẩn P. multocida

STT Đặc tính sinh hóa n n+ n- Kết luận

1 Glucose 12 12 0 100% lên men Glucose

2 Lactose 12 0 12 100% không lên men Lactose

3 Mannitol 12 12 0 100% lên men Mannitol

4 Urease 12 0 12 100% không sinh Urease

5 Indol 12 12 0 100% sinh Indol

6 O-F 12 12 0 100% dương tính cả hai ống.

7 Saccharose 12 12 0 100% lên men Saccharide

8 Trehalose 12 0 12 100% không lên men Trehalose

9 Dulcitol 12 0 12 100% lên men Dulcitol

10 L-Arabinose 12 12 0 100% lên men L-Arabinose

11 D-Sorbitol 12 8 4 66,67% lên men Sorbitol

12 Oxidase 12 12 0 100% dương tính.

Ghi chú: n: Tổng số chủng kiểm tra; n+: Số chủng dương tính; n- : Số chủng

âm tính

Nhận xét:

Từ các kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi rút ra một số nhận xét sau:  Kết quả phản ứng sinh hóa của 12 chủng vi khuẩn nghiên cứu phù hợp

với kết quả của Carter (1990), và kết quả của Sharah O. Ekundayo

(2008) về vi khuẩn P. multocida: 100% vi khuẩn sử dụng Glucose,

không sử dụng Lactose, không sinh hơi, dương tính với Oxidase, sinh Indol.

 Kết quả phản ứng O-F là 100% dương tính ở cả hai ống nghiệm, nghĩa

là chủngP. multocida có khả năng lên men trong cả điều kiện giàu Oxi

và trong điều kiện lượng Oxi rất ít. Vi khuẩn P. multocida là vi khuẩn

hiếu khí tùy tiện.

 Từ tất cả kết quả nghiên cứu trên cho phép chúng tôi khẳng định các

chủng vi khuẩn nghiên cứu là P. multocida.

 Theo Mutters và cộng sự (1995), có thể xác định các chủng dưới loài do sự khác nhau bởi khả năng lên men các loại đường, đặc biệt là

đường Sorbitol và Dulcitol. Trong đó vi khuẩn P.multocida multocida

âm tính với đường Dulcitol, dương tính với đường Sorbitol;

P.multocida septica âm tính với cả Dulcitol và Sorbitol; P.multocida

gallicida dương tính với cả Dulcitol và Sorbitol. Theo nghiên cứu của

Sarah O. Ekundayo (2008), khả năng sinh Indol cũng là một tiêu chuẩn để phân biệt các chủng dưới loài: Tất cả các chủng thuộc P. multocida

multocida và P.multocida septica cho kết quả dương tính với Indol,

các chủngP.multocida gallicida không sinh Indol.

 Từ những cơ sở trên chúng tôi nhận định về kết qủa thí nghiệm như

sau: có 66,67% chủng lên men đường D-Sorbitol, thuộc P.multocdia

multocida. 33,33% chủng thuộc P.multocida septica. Kết quả 66,67%

chủng thuộc P.multocida multocida thu được trên nhiều đối tượng nghiên cứu: trâu, bò, dê, cừu, lợn. Như vậy chủng P.multocida

multocida gây bệnh trên nhiều đối tượng. Kết quả này phù hợp với

3.2. Phản ứng PCR

Sau khi tiến hành tách chiết DNA từ 12 chủng vi khuẩn nghiên cứu,

tiến hành chạy PCR nhằm xác định KMT1 đặc trưng của vi khuẩn P.

multocida, kết quả cho thấy tất cả các chủng đều cho hình ảnh PCR đặc hiệu

của cặp mồi KMT1SP6-KMT1T7 (theo thiết kế của Towsend và cộng sự,

1998).

Cặp mồi được thiết kế nhằm khuếch đại đoạn gene mong muốn cho kết

quả điện di như sau:

Hình 3.5: Kết quả PCR xác định vi khuẩnP.multocida.

Nhận xét:

Theo Towsend và cộng sự (2001), cặp mồi KMT1SP6-KMT1T7 có thể

khuếch đại các đoạn gene đặc hiệu tách chiết từ các chủng P. multocida

(P.multocida multocida, P.multocida gallicida, P.multocida septica), và c

chủngP. canis type sinh học2 (một chủng được phân lập từ bệnh viêm phổi ở

N: đối chứng âm; M: marker; 1: đối chứng dương

bê, nghé). Khi so sánh trình tự rRNA 16S có thể phân biệt được hai chủng

này. Loài vi khuẩn P. canis mới chỉ được tìm thấy ở các trường hợp viêm phổi trâu, bò và lợn. Chính vì vậy nếu vi khuẩn phân lập từ các trường hợp

gia súc, gia cầm mắc bệnh tụ huyết trùng thì phương pháp sinh học phân tử (trong đó sử dụng cặp mồi KMT1SP6-KMT1T7) vẫn được coi là chính xác,

nhanh, có độ đặc hiệu cao, và dễ tiến hành.

Trong quá trình phòng và điều trị bệnh, phát hiện gia súc gia cầm bị

bệnh sớm đóng vai trò quan trọng, để từ đó đưa ra hướng xử lý kịp thời nhằm

giảm thiểu thiệt hại.

Theo nhiều tác giả nghiên cứu, trường hợp bệnh tụ huyết trùng do vi

khuẩnP. multocidaở gà xảy ra nhanh, con vật có thể chết mà không xuất hiện

triệu chứng lâm sàng, giữa các con vật trong cùng một đàn và giữa các đàn có thể lây lan và bùng phát thành dịch bệnh. Vì vậy chẩn đoán bệnh nhanh và hiệu quả là cần thiết. Phương pháp PCR có thể đáp ứng yêu cầu của chúng ta.

Từ kết quả điện di, chúng tôi khẳng định các chủng nghiên cứu là vi

khuẩnP. multocida.

Một phần của tài liệu xác định type vi khuẩn pasturella multocida bằng kỹ thuật pcr (Trang 49 - 54)