Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả công tác giải phóng mặt bằng dự án nghĩa trang ngân hà viên trên địa bàn xã thịnh đức, thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 39 - 43)

Chương 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Thu thập số liệu, tài liệu về điều kiện tự nhiên, KT-XH, tình hình quản lý, sử dụng đất đai của xã Thịnh Đức, thành phố Thái Nguyên; Thu thập tài liệu, số liệu về thu hồi đất (diện tích, vị trí), các chính sách của Nhà nước và cơ chế của tỉnh đối với GPMB thực hiện dự án nghĩa trang Ngân Hà Viên, tại các Phòng, Ban chức năng, UBND thành phố; Chi Cục Thống kê; Ban quản lý đầu tư xây dựng các cơng trình trọng điểm tỉnh Thái Nguyên….

Thu thập các tài liệu, số liệu, dữ liệu về dự án (bao gồm: thuyết minh mô

tả dự án, quyết định phê duyệt và các báo cáo kết quả thực hiện hàng năm)

nghiên cứu tại Ban quản lý đầu tư xây dựng các cơng trình trọng điểm tỉnh Thái Nguyên; Phịng Tài ngun & Mơi trường; Ban quản lý dự án; Trung tâm phát triển quỹ đất; Phòng Thống kê,…thành phố Thái Nguyên; UBND xã Thịnh Đức,….

2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Sử dụng phương pháp này nhằm mục đích thu thập thông tin thông qua bộ phiếu điều tra ý kiến đánh giá của người dân về dự án. Cụ thể:

- Phạm vi điều tra thu thập là hộ dân có đất bị thu hồi nằm trong dự án với số phiếu điều tra là 90 phiếu;

- Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp bằng bộ phiếu câu hỏi có sẵn; Như vậy, tổng số phiếu điều tra là 90 phiếu. Nội dung chính của điều tra phỏng vấn là các vấn đề liên quan đến giá, hình thức bồi thường, hỗ trợ, thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước trong công tác bồi thường của dự án; ảnh hưởng của dự án đến công ăn việc làm, đời sống của người dân và về vấn đề ảnh hưởng đến môi trường của dự án.

Nội dung điều tra:

+ Mức độ hợp lý về giá bồi thường về đất và tài sản trên đất; + Mục đích sử dụng tiền bồi thường, hỗ trợ;

+ Việc công khai, dân chủ của Công ty Xây dựng và San nền và người dân; + Mức bồi thường hỗ trợ đã đảm bảo ổn định đời sống chưa;

+ Một số nội dung khác.

2.3.3. Phương pháp so sánh, tổng hợp, xử lí, đánh giá và phân tích số liệu

Phương pháp xử lí số liệu: Trên cơ sở các số liệu, tài liệu thu thập được,

dùng phần mềm xử lý số liệu Excel, thống kê theo nhóm số phiếu điều tra, xử lý số liệu điều tra.

Phương pháp phân tích đánh giá kết quả nghiên cứu: Việc phân tích

đánh các nguồn số liệu sơ cấp và thứ cấp trên cơ sở so sánh đối chiếu, số liệu được phân tích sát sao, đúng đắn khoa học đảm bảo minh bạch chính xác.

Phương pháp so sánh: So sánh giá thị trường, giá bồi thường, hệ số chênh lệch, so sánh việc thực hiện với chính sách Nhà nước quy định để qua đó đưa ra các đánh giá cụ thể về các nội dung nghiên cứu.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Tổng quan về dự án Nghĩa trang Ngân Hà Viên tại xã Thịnh Đức,

thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

3.1.1. Thông tin chung về dự án Nghĩa trang Ngân Hà Viên

Tên dự án: Nghĩa trang Ngân Hà Viên

Địa điểm: Nghĩa trang Ngân Hà Viên cách trung tâm thành phố Thái Nguyên khoảng 6 km về phí Tây Nam, thuộc địa giới hành chính của xóm Hợp Thành, xóm Nhân Hịa, xã Thịnh Đức, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

Ranh giới Nghĩa trang Ngân Hà Viên:

+ Phía Bắc giáp đất nơng nghiệp xã Thịnh Đức + Phía Nam giáp tuyến điện cao thế 250KV + Phía Đơng giáp đường Thịnh Đức

+ Phía Tây giáp đất nơng nghiệp xã Thịnh Đức

3.1.2. Tính chất và quy mơ Nghĩa trang Ngân Hà Viên

3.1.2.1. Tính chất

Nghĩa trang Ngân Hà Viên là một nghĩa trang sinh thái gồm: khu vực địa tang; đường giao thông; vỉa hè; khuôn viên cây cảnh; hệ thống chiếu sang; cơng trình hỏa táng hiện đại, văn minh phục vụ cho nhân dân thành phố Thái Nguyên và các khu vực lân cận.

3.1.2.2. Quy mô Nghĩa trang Ngân Hà Viên

- Tổng diện tích: 544.249 m2 - Địa táng:

+ Phần nộ hung táng: 6.200 mộ + Phần mộ cải táng: 33.800 mộ - Hỏa táng:

+ Hệ thống nhà hỏa táng có thể phục vụ 6 tang lễ/ngày.

+ Khu vực nhà tro cốt rộng 6.500m2 gồm 05 nhà và khuôn viên.

3.1.2.3. Cơ cấu Nghĩa trang Ngân Hà Viên

Nghĩa trang Ngân Hà Viên được phân thành các khu chức năng sau: -Khu quản lý, dịch vụ;

-Khu nhà xưởng; -Khu đài hóa thân;

-Khu khn viên nhà để tro thờ sau khi hỏa thiêu; -Khu vực an táng theo quy hoạch (30m2/mộ); -Khu vực an táng theo quy hoạch (15m2/mộ); -Khu vực mai táng và hung táng (3m2/mộ); -Khu vực cải táng (1,2m2/mộ);

-Khu vực mộ đồng bào theo đạo thiên chúa (3m2/mộ); -Khu đát dự trữ;

-Khu cây xanh, hồ nước, bãi đỗ xe; -Khu thờ thần linh, thổ địa.

3.1.3. Không gian kiến trúc cảnh quan của nghĩa trang Ngân Hà Viên

- Trục chính của khu được bố trí dọc theo hướng Đơng Tây có hướng từ cổng tam quan đến hồ bán nguyệt, tạo trục xương sống cho toàn bộ khu vực nghĩa trang Ngân Hà Viên. Ba quả đồi hiện trạng phía Tây khu đất được giữ lại kết hợp với hồ bán nguyệt tạo nên thế tựa sơn đạp thủy cho khu đất.

- Khu mộ có diện tích 30m2/mộ, được bố trí trên đồi và dọc trục chính. Tiếp theo là lớp mộ 15m2/mộ và sau đó là lớp mộ hung táng (3m2/mộ) và cải táng (1,2m2/mộ).

- Trong khu nghĩa trang cũng có một phần diện tích dành cho mộ của đồng bào Thiên chúa giáo nằm ở phía Bắc của nghĩa trang.

- Khu hỏa táng được bố trí gần cổng chính và kết hợp với khu để tro cốt tiện cho việc hành lễ và cúng viếng.

- Khu thờ thổ cơng được bố trí trên trục chính gần lối vào phù hợp với phong tục, tập quán, thuận tiện khi thăm viếng, cử hành lễ nghị.

- Khu hành chính được đặt sát cổng kết hợp với khu sản xuất thuận tiện cho việc quản lý và phục vụ.

- Các bãi đỗ xe được bố trí phân tán đảm bảo bán kính 200m đến từng khu vực.

3.1.4. Quy hoạch sử dụng đất của nghĩa trang Ngân Hà Viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả công tác giải phóng mặt bằng dự án nghĩa trang ngân hà viên trên địa bàn xã thịnh đức, thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)