Đánh giá tình hình mơi trường sau khi GPMB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả công tác giải phóng mặt bằng dự án nghĩa trang ngân hà viên trên địa bàn xã thịnh đức, thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 73)

Bảng 3 .17 Hỗ trợ chuyển đổi nghề sau thu hồi đất

Bảng 3.19 Đánh giá tình hình mơi trường sau khi GPMB

STT Chỉ tiêu Số phiếu Tỷ lệ (%)

1 Số hộ cho rằng môi trường tốt hơn 75 83,33 2 Số hộ cho rằng môi trường không đổi 03 3,33 3 Số hộ cho rằng môi trường kém hơn 12 13,34

Tổng 90 100

(Nguồn: Phiếu điều tra, năm 2020)

Qua bảng số liệu: Cho thấy có 55/90 phiếu chiếm 83,33% số hộ cho rằng môi trường trong khu vực tốt hơn trước khi có dự án đi qua, đại đa số người dân cho rằng việc xây dựng dự án Ngân Hà Viên mới đã tạo điều kiện đi lại thuận tiện, đường đi lại khang trang, sạch đẹp hơn so với lúc trước chưa dự án. Từ khi có dự án đoạn đường tiếp giáp với dựa án được đầu từ đường, hệ thống điện cao áp... Không gian cảnh quan khu vực dự án được xây dựng tường bao quanh, cũng được tơn tạo, có khu vực đã xây dựng hồ điều hòa, tượng phật quan âm, tạo khơng gian tâm linh bình an. Nếu chỉ nhìn bên ngồi thì khơng ai biết đó là khu vực nghĩa trang. 3,33% số hộ cho rằng môi trường

không đổi. 13,34 % các hộ được điều tra cho rằng môi trường trong khu vực sau dự án kém hơn trước khi có dự án vì bà con tại đây đã có nhiều ý kiến phản ánh về hiện tượng khá phổ biến đó là đất, đá, sỏi do q trình san ủi tiến hành dự án. Sau khi thực hiện dự án, do lấp đi một phần hệ thống mương, máng nên tại một số khu vực ruộng gần dự án thường xuyên bị ngập úng khi mưa to. Đặc biệt một số hộ dân xung quang dự án, phản ảnh về hiện tượng đốt vòng hoa, đồ dùng của người thu hồi gây khói bụi. Các hộ dân bám mặt đường Thịnh Đức lại phản ảnh về việc theo phong tục của người Việt khi đưa ma phải vất vàng mã dọc đường, chính vì vậy các hộ ở đây thường xuyên bị vàng, mã…bay vào sân, vào nhà làm ô nhiễm môi trường, ảnh hương đến sức khoẻ của nhân dân.

3.4. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn, tồn tại của cơng tác thu hồi đất bồi thường giải phóng mặt bằng của dự án và đề xuất một số giải pháp khắc phục hạn chế của công tác thu hồi đất giải phóng mặt bằng dự án

nghĩa trang Ngân Hà Viên, xã Thịnh Đức, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

3.4.1 Thuận lợi

Hệ thống văn bản pháp pháp quy về GPMB khơng ngừng được hồn thiện và đổi mới, kéo theo đó là những cơ chế chính sách về bồi thường hỗ trợ tái định cư cũng dần thay đổi để phù hợp với thực tế. Đơn cử như Quyết định số 05/QĐ- UBND ngày 25/4/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về ban hành Đơn giá bồi thường thiệt hại tài về tài sản (vật kiến trúc, cây trồng vật nuôi) gắn liền với đất bị thu hồi khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng và với mục đích quốc phịng an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích cơng cộng mục đích phát triển kinh tế theo quy định của pháp luật trên đại bàn tỉnh Thái Nguyên. Quyết định trên đã thay thế cho Quyết định số 22/2011/QĐ-UBND ngày 31/10/2011 của UBND tỉnh Thái Nguyên. Đã thay đổi toàn bộ đơn giá bồi thường về tài sản trên đất thu hồi để đúng hơn so với thực tế.

Hội đồng bồi thường, hỗ trợ của dự án thực hiện, triển khai GPMB theo đúng trình tự, áp dụng đầy đủ các chính sách bồi thường, hỗ trợ theo quy định hiện hành của nhà nước, phối hợp thường xuyên, sâu sát với cấp uỷ, chính quyền địa phương nơi có cơng trình xây dựng, nhất là trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân, thỏa thuận mức giá bồi thường trong việc thu hồi đất, GPMB.

Tổ công tác thực hiện GPMB ln có tinh thần và trách nhiệm cao. Trong quá trình kiểm đếm GPMB. Tổ công tác kết hợp tuyên truyền, giải thích cho nhân dân hiểu và vận động sớm bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi cơng xây dựng cơng trình.

Tuy nhận thức của người dân còn nhiều hạn chế, chưa hiểu đúng, đủ các quy định của Pháp luật nhưng với đội ngũ cán bộ vững về chuyên môn, hiểu về tập quán cũng như tâm lý của người dân, do vậy công tác dân vận đã được triển khai hiệu quả.

3.4.2 Khó khăn

Trong những năm gần đây, chính sách bồi thường của Nhà nước đã có nhiều điều chỉnh và thay đổi cho sát với thực tế, tạo điều kiện cho tỉnh Thái Nguyên nói chung, thành phố Thái Nguyên nói riêng chủ động mở rộng theo chiều hướng có lợi cho người bị thu hồi đất nhưng vẫn đảm bảo tuân thủ đúng các quy định của Pháp luật nên đã tạo được sự đồng thuận của đa số nhân dân. Nhưng bên cạnh đó vẫn có những chính sách chế độ đã cũ khơng đúng với thực tế mà chỉ được áp dụng riêng cho từng cơng trình.

Một số khó khăn giải quyết việc làm cho lao động, các hộ bị thu hồi đất nông nghiệp ở địa phương đã và đang gặp nhiều khó khăn. Người dân chưa kịp chuẩn bị để chuyển đổi nghề mới, cả về tư tưởng, thái độ, ý thức, nghề nghiệp; một số hộ muốn nhận được bồi thường và các khoản hỗ trợ khác nhiều hơn mức giá theo quy định, nên đã gây khó khăn, cản trở trong q trình giải phóng mặt bằng của dự án,… Do vậy, khi đột ngột thu hồi đất, mất việc làm thì hầu như người dân khơng có khả năng nhanh chóng tìm việc làm và thu nhập ổn định.

3.4.3 Đề xuất một số giải pháp

* Giải pháp về đào tạo nghề, tạo việc làm

Căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất được xét duyệt để điều tra, lập kế hoạch đào tạo, chuyển đổi ngành nghề cho số lao động tại các khu vực sẽ bị thu hồi đất, đưa công tác đào tạo nghề đi trước một bước so với tiến độ thu hồi đất. Kế hoạch này phải được trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và triển khai trước khi ra quyết định thu hồi đất, hoặc chậm nhất cũng phải trình đồng thời với việc trình phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư nhằm cho người dân khi bị thu hồi đấy có thể nhanh chóng có nghề để tìm được việc làm mới, ổn định cuộc sống. Để đảm bảo việc làm, ổn định đời sống cho những hộ bị thu hồi cần chuyển đổi nghề phải phù hợp theo những hình thức linh hoạt, sát với yêu cầu của thị trường lao động và phải phân ra từng loại hình cần đào tạo với những giải pháp khác nhau:

+ Đối với lao động trẻ của các hộ bị thu hồi đất nơng nghiệp chưa có việc làm, chưa qua đào tạo: loại lao động này chiếm tỷ lệ cao trong lực lượng lao động trẻ, bao gồm đa số những người chỉ làm nông nghiệp, khả năng cạnh tranh và hội nhập thị trường lao động rất kém. Do đó cần phải hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề phù hợp, hỗ trợ họ tiếp cận hệ thống tín dụng của địa phương để phát triển kinh tế gia đình, kinh doanh cá thể, tiểu thương …

+ Đối với lao động từ 35 tuổi trở lên và lao động có trình độ học vấn thấp, số này chiếm quá nửa số lao động có đất nơng nghiệp bị thu hồi ở địa phương, nhóm đối tượng này chỉ có kinh nghiệm trong sản xuất nơng nghiệp truyền thống, khi bị thu hồi đất khó thích nghi với môi trường mới và thị trường lao động, khơng đủ trình độ văn hóa để tham gia các khóa học đào tạo chuyển nghề; tâm lý ngại xa gia đình, ngại chi phí cho đào tạo. Vì vậy, nên phát triển các ngành nghề thủ công truyền thống, mở rộng đầu tư Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, đời sống cho dân để tạo việc làm trong lĩnh

vực này; có chính sách cho vay vốn ưu đãi; miễn, giảm thuế đối với người lao động trình độ học vấn thấp để họ tự tạo việc làm trong lĩnh vực dịch vụ đời sống, du lịch, thương mại; có chính sách khuyến khích họ tham gia tích cực vào các lớp khuyến nông, ứng dụng công nghệ mới. Để làm được điều này, địa phương cần kết hợp với Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh mở các lớp đào tạo ngắn hạn, khuyến nơng miễn phí. Ngồi việc đào tạo nghề để thu hút lao động vào các doanh nghiệp, cần tăng cường đầu tư, phát triển các làng nghề, dịch vụ tại các địa phương nhằm thu hút lao động từ các gia đình có đất bị thu hồi. Các nghề thu hút được nhiều người vào làm phát triển kinh tế của điạ phương như: mây tre đan, chế biến thực phẩm, sản xuất đồ gỗ, hàng thêu, thảm… Những nghề này thu nhập cịn thấp nhưng dễ học và quy mơ sản xuất có thể mở rộng, sản phẩm được trao đổi và mua bán trên thị trường trong nước và quốc tế, đem lại nguồn lợi cho người lao động và tăng thu nhập ngân sách cho địa phương. Ngồi ra các chính sách thu hút lao động vào các khu cơng nghiệp cần được nhanh chóng sửa đổi cho phù hợp. Phải có cơ chế hỗ trợ cho các trung tâm dạy nghề tại địa phương để đào tạo nghề có địa chỉ uy tín và chất lượng cao. Khuyến khích các hộ sử dụng tiền bồi thường để cho con em học nghề, học ngoại ngữ,… tạo điều kiện cho họ đi lao động làm việc tại các nhà máy trong các Khu công nghiệp trong nước. Giúp nông dân khắc phục những hạn chế, tiếp cận các cơ hội làm việc một cách bền vững. Một trong những nguyên nhân khiến người nông dân thiếu việc làm hoặc thất nghiệp là do những hạn chế từ chính bản thân họ hạn chế về nhận thức, trình độ nghề nghiệp, kỹ năng lao động, tác phong lao động. Nghiên cứu và ban hành chính sách khuyến khích các khu cơng nghiệp, các doanh nghiệp lớn xây dựng các cơ sở đào tạo nghề tại chỗ nhằm đào tạo nghề cho người có đất bị thu hồi ở địa phương. Phát triển các khu đô thị - dịch vụ liền kề gắn với các khu công nghiệp để người dân có thể có việc làm; hỗ trợ mạnh mẽ để tận

dung quỹ đất nơng nghiệp cịn lại, chuyển sang phát triển nông nghiệp đô thị đạt giá trị và hiệu quả cao; tăng cường công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Thường xuyên tổ chức và thơng tin chính xác qua các buổi tun truyền về chính sách, các quy định của pháp luật về đất đai, trọng tâm là những chủ trương của Tỉnh, tạo điều kiện cho người dân hiểu và thực hiện đúng, đảm bảo cho công tác GPMB được thực hiện đúng tiến độ. Có chính sách đền bù phù hợp với từng khi vực, từng đối tượng. Để tạo việc làm một cách bên vững và phát triển mạnh, Nhà nước cần có quy định cụ thể về trách nhiệm của các doanh nghiệp có sử dụng đất chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong việc tuyển dụng, sử dụng lao động của các hộ dân bị thu hồi đất. Quy định thời gian sử dụng lao động trong các doanh nghiệp, khắc phục tình trạng thu hút lao động chỉ là hình thức. Thời gian lao động đối với các lao động của hộ bị thu hồi đất nông nghiệp phải từ 5 năm trở lên. Đến thời hạn đó doanh nghiệp mới có quyền sa thải lao động, hoặc người lao động muốn sang làm ở lĩnh vực khác mới được di chuyển. Khi xây dựng phương án đầu tư từng dự án, phải nghi rõ các khoản chi phí đào tạo nghề cho người có đất bị thu hồi một cách cụ thể, rõ ràng, công khai để người dân biết và giám sát quá trình thực hiện..

* Về khung giá bồi thường.

Giá đền bù thấp hơn nhiều so với giá thị trường và có sự chênh lệch lớn giữa đất ở nơng thôn và đất ở đô thị, chênh lệch giữa giá do Nhà nước quy định và giá thị trường. Người dân khó có thể chuyển đổi nghề với số tiền bồi thường và khơng có tư liệu sản xuất trong tay. Cần có khung giá hợp lý để đảm bảo ổn định đời sống cho người dân khi bị thu hồi.

* Tái định cư

Một công tác luôn đi đôi với thu hồi đất là tái định cư. Mặc dù dự án nghĩa trang Ngân hà Viên là dự án thỏa thuận, khơng có hỗ trợ đất tái định cư. Nhưng đối với những người bị thu hồi đất ở thì việc cấp đất tái định cư là việc

làm cần thiết để ổn định đời sống. Số tiền bồi thường đất nông nghiệp thấp, không đủ để mua đất ở. Do vậy, ngoài những quy định chung của Chính phủ, của Tỉnh, địa phương cần có những quy chế "mở". Ví dụ, quy định thu hồi diện tích đất nơng nghiệp bao nhiêu thì sẽ được cấp đất ở tái định cư. Điều này sẽ góp phần đáng kể nâng cao hiệu quả của công tác giải phóng mặt bằng đồng thời cuộc sống của người dân cũng phần nào được cải thiện hơn. Ngoài những đền bù, chuyển đổi nghề cho những hộ bị thu hồi đất hoặc thiếu đất sản xuất nông nghiệp cũng cần quan tâm đúng mức vì ảnh hưởng trực tiếp tới vấn đề an sinh xã hội và đời sống của người dân.

* Các giải pháp về bảo vệ môi trường

Dự án Ngân Hà Viên là một dự án về Tâm linh, là nơi an nghỉ của người đã khuất, do vậy vấn đề đảm bảo an tồn mơi trường lá rất cần thiết. Do vậy việc thẩm định ĐTM của dự án cần phải được làm thận trọng và thường xuyên nhằm đảm bảo an tồn mơi trường sống đối với người dân xung quanh và đảm bảo môi trường cho khu vực. Mặt khác cần áp dụng các thiết bị công nghệ tân tiến đảm bảo khép kín an tồn. Trồng cây xanh để giữ mơi trường trong sạch và thống mát.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Qua kết quả điều tra, đánh giá về dự án Ngân Hà Viên tại xã Thịnh Đức, thành phố Thái Nguyên, chúng tôi đưa ra một số kết luận sau:

Dự án Ngân Hà Viên là một dự án Tâm linh được quy hoạch bố trí tại xã Thịnh Đức thuộc thành phố Thái Nguyên với tổng diện tích được phê duyệt là 544.249 m2, tuy nhiên đến nay cơng tác giải phóng mặt bằng và đưa vào sử dụng của dự án mới đạt được diện tích là 487.879,1 m2 đạt tỷ lệ 89,6%; Tổng kinh phí chi trả của dự án cho cơng tác bồi thường hỗ trợ là 85.534.891.900 Việt Nam đồng.

Ý kiến đánh giá của người dân sau khi dự án được hoàn thành, đời sống của người dân đã có sự chuyển biến tích cực hơn. Do có sự chuyển đổi nghề, phát triển kinh tế, người dân có vốn đầu tư vào các loại hình sản xuất khác, chuyển đổi ngành nghề, từ nông nghiệp sang dịch vụ, tiểu thủ cơng nghiệp, đào tạo nghề để ai cịn đủ tuổi thì làm cơng nhân các khu cơng nghiệp lân cận. Hội đồng bồi thường, hỗ trợ của dự án thực hiện, triển khai GPMB theo đúng trình tự, áp dụng đầy đủ các chính sách bồi thường, hỗ trợ theo quy định hiện hành của Nhà nước. Nhất là trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân, và thỏa thuận về mức giá bồi thường đất và tài sản trên đất với người dân bị thu hồi đất để tiền hành triển khai thực hiện dự án. Một số khó khăn giải quyết việc làm cho lao động, các hộ bị thu hồi đất nông nghiệp ở địa phương đã và đang gặp nhiều khó khăn. Một số hộ muốn nhận được bồi thường và các khoản hỗ trợ khác cao hơn đơn giá đã thỏa thuận, nên đã gây khó khăn, cản trở trong q trình giải phóng mặt bằng của dự án. Cần có các hỗ trợ cụ thể hơn về đào tạo nghề, chuyển đổi việc làm cho lao động sau khi bị thu hồi đất. Cũng như đơn giá bồi thường cao hơn gần với giá đất ngoài thị trường. Để

người dân ổn định cuộc sống và có thu nhập, việc làm tốt hơn sau khu bị thu hồi đất sản xuất và nhà ở.

2. Đề nghị

Qua thời gian nghiên cứu về dự án Ngân Hà Viên thông qua công tác bồi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả công tác giải phóng mặt bằng dự án nghĩa trang ngân hà viên trên địa bàn xã thịnh đức, thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)