Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.3. Khái quát về chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính cơng cấp tỉnh (PAPI)
1.3.1. Khái niệm
Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính cơng cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) là cơng cụ theo dõi thực thi chính sách, phản ánh chân thực tiếng nói của người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý nhà nước, thực thi chính sách và cung ứng dịch vụ cơng của chính quyền các cấp. Chỉ số PAPI hướng tới cải thiện hiệu quả phục vụ nhân dân của chính quyền địa phương nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu ngày càng cao của nhân dân.
1.3.2. Những nội dung chính của hiệu quả quản trị và hành chính cơng cấp tỉnh
1.3.2.1. Tham gia của người dân của cấp cơ sở
Tham gia tích cực và chủ động vào đời sống chính trị, xã hội của đất nước là quyền hiến định của người dân Việt Nam, đã được thể chế hóa trong Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn năm 2007 và nhiều văn bản quy phạm pháp luật hiện hành. Do đó tham gia của người dân là vấn đề căn bản trong quản trị công ở Việt Nam. PAPI đo lường tri thức công dân về quyền tham gia và mức độ thực hiện quyền tham gia đó của người dân.
1.3.2.2. Cơng khai minh bạch: Tôn trọng quyền được biết của người dân
Chỉ số PAPI đo lường “quyền được biết” của người dân về chính sách của nhà nước có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ tham gia quản trị đời sống và sinh kế của người dân. Chỉ số nội dung ‘Công khai, minh bạch’ gồm ba chỉ số thành phần (i) công khai, minh bạch danh sách hộ nghèo; (ii) công khai, minh bạch ngân sách cấp xã; và (iii) công khai, minh bạch quy hoạch/kế hoạch sử dụng đất và khung giá đất đền bù. Đây là ba lĩnh vực cụ thể cần được công khai, minh bạch theo quy định của Pháp lệnh Thực hiện dân chủ cơ sở và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành nhằm đảm bảo quyền “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
1.3.2.3. Trách nhiệm giải trình với người dân: Thúc đẩy thực hiện quyền dân bàn, dân kiểm tra
Chỉ số nội dung ‘Trách nhiệm giải trình với người dân’ đo lường mức độ tương tác giữa chính quyền với người dân và hiệu quả hoạt động trên thực tế của các thiết chế thực hiện dân chủ cơ sở, gồm Ban Thanh tra Nhân dân (Ban TTND) và Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng (Ban GSĐTCĐ). Những cơ chế đối thoại giữa chính quyền và người dân, và thiết chế để người dân thực hiện vai trò giám sát hiệu quả thực thi chức năng quản lý nhà nước của chính quyền cấp cơ sở đóng vai trị thúc đẩy thực hiện quyền “dân bàn” và “dân kiểm tra”.
1.3.2.4. Kiểm sốt tham nhũng trong khu vực cơng: Khuyến khích người dân tham gia phòng, chống tham nhũng
Chỉ số nội dung ‘Kiểm sốt tham nhũng trong khu vực cơng’ đo lường cảm nhận và trải nghiệm của người dân về hiệu quả phòng, chống tham nhũng của các cấp chính quyền qua bốn nội dung thành phần, gồm ‘kiểm sốt tham nhũng trong chính quyền địa phương’, ‘kiểm soát tham nhũng trong cung ứng dịch vụ công’,‘công bằng trong tuyển dụng nhân lực vào khu vực công’ và ‘quyết tâm chống tham nhũng’. Những chỉ số này cũng cho thấy mức độ chịu đựng tham nhũng của chính quyền và người dân.
1.3.2.5. Thủ tục hành chính cơng:Tiếp tục cải cách thủ tục và nâng cao chất lượng dịch vụ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Chỉ số nội dung này đo lường chất lượng cung ứng dịch vụ hành chính cơng ở những lĩnh vực cần thiết nhất cho đời sống người dân, bao gồm dịch vụ chứng thực, xác nhận của chính quyền cơ sở; dịch vụ cấp giấy phép xây dựng; dịch vụ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; và dịch vụ hành chính cơng cấp xã/phường. Người dân đánh giá dựa trên trải nghiệm thực tế khi đi làm thủ tục hành chính ở địa phương.
1.3.2.6. Cung ứng dịch vụ công: Đảm bảo mọi người dân Việt Nam được sử dụng
dịch vụ cơng có chất lượng
Thông qua khảo sát PAPI, người dân chia sẻ trải nghiệm của mình về mức độ thuận tiện khi sử dụng dịch vụ công, chất lượng và mức độ sẵn có của các dịch vụ cơng căn bản ở cấp xã/phường, quận/huyện và tỉnh/tỉnh.