Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý:
Bắc Ninh là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng Sông Hồng, nằm trong tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội- Quảng Ninh và là của ngõ phía Đơng Bắc của thủ đơ Hà Nội. Tổng diện tích tự nhiên là 822,7 km2, có vị trí địa lý:
Phía Tây và Tây Nam giáp thủ đơ Hà Nội; Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang;
Phía Đơng và Đơng Nam giáp tỉnh Hải Dương; Phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên.
Vùng đất trù phú nơi đây khi xưa vốn là “xứ Kinh Bắc”, nổi tiếng với nhiều làng nghề và các lễ hội dân gian phong phú diễn ra hàng năm. Vào năm 1822, xứ Kinh Bắc đươc Nhà Nguyễn đổi tên thành tỉnh Bắc Ninh. Đến tháng 10/1962, theo Nghị quyết của Quốc hội Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tỉnh Bắc Ninh sáp nhập với tỉnh Hà Bắc và có tên gọi là Thị xã Bắc Ninh. Sau đó đến ngày 6/11/1996, Quốc hội nước Cộng hịa xã hơi chủ nghĩa Việt Nam khóa IX kỳ họp thứ 10 đã ra Nghị quyết tái lập tỉnh Bắc Ninh.
Nhìn từ vệ tinh, tỉnh Bắc Ninh nằm ở phía Bắc của Đồng bằng châu thổ sơng Hồng, địa hình tương đối bằng phẳng, được ngăn cách với vùng trung du và miền núi phía Bắc bởi hệ thống sơng Cầu. Ngồi ra, Bắc Ninh cịn có hai hệ thống sơng lớn là sơng Thái Bình và sơng Đuống. Hệ thống sông nối liền tỉnh Bắc Ninh với các tỉnh khác trong vùng đồng bằng sông Hồng. Ngồi ra, chúng cịn tạo điệu kiện thuận lợi cho các hoạt động nông nghiệp và sinh hoạt của dân cư trong tỉnh.
Bắc Ninh ở vị trí thuận lợi về giao thông đường bộ và đường không. Các tuyến đường huyết mạch: Quốc lộ 1A, 1B, quốc lộ 38, đường sắt Hà Nội - Lạng
thương mại của khu vực phía Bắc Việt Nam, với cảng hàng không quốc tế Nội Bài và liên thông với hệ thống các trục đường quốc lộ đến với mọi miền trong cả nước.
Bắc Ninh không giàu về tài ngun khống sản và cũng ít tài ngun rừng, nhưng vô cùng phong phú về tài nguyên nhân văn. Đây là một trong những miền quê “địa linh nhân kiệt”, một trong những nơi hội tụ nhiều nhất các di tích lịch sử, văn hóa. Tiêu biểu là chùa, đền, đình, miếu, các loại hình nghệ thuật dân gian gắn liền với các lễ hội, làng nghề truyền thống. Đặc biệt, các làn điệu dân ca quan họ đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Nhờ vị trí địa lý thuận lợi cùng với các cơ chế và giải pháp phát triển kinh tế hợp lý, Bắc Ninh đã và đang khai thác các tiềm năng hiện có của tỉnh để trở thành một trung tâm kinh tế - văn hóa phụ trợ, một thành phố vệ tinh quan trọng cho Hà Nội và là một điểm nhấn trong tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, từng bước khẳng định vị thế của mình trong khu vực đồng bằng Sơng Hồng nói riêng và cả nước nói chung.
- Khí hậu:
Bắc Ninh nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm, chia làm 4 mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đơng). Có sự chênh lệch rõ ràng về nhiệt độ giữa mùa hè nóng ẩm và mùa đơng khơ lạnh. Sự chênh lệch đạt 15 - 16 °C. Mùa mưa kéo dài từ tháng năm đến tháng chín hàng năm. Lượng mưa trong mùa này chiếm 80 % tổng lượng mưa cả năm. Lượng mưa trung bình hàng năm 1.400 – 1.600 mm. Nhiệt độ trung bình 23,3°C. Số giờ nắng trong năm 1.530 -1.776 giờ. Độ ẩm tương đối trung bình 79 %.
- Thủy văn:
Mạng lưới sơng ngịi thuộc tỉnh Bắc Ninh khá dày đặc, mật độ khá cao từ 1,0 – 1,2 km/km2 với 3 hệ thống sông lớn chảy qua gồm sông Đuống, sơng Cầu, sơng Thái Bình.
- Tài ngun, khống sản:
Tài nguyên rừng không lớn, chủ yếu là rừng trồng. Tổng diện tích đất rừng là 661,26 ha phân bố tập trung ở Quế Võ (317,9 ha) và Tiên Du (254,95 ha). Tổng trữ lượng gỗ ước tính 3.279 m³, trong đó rừng phịng hộ 363 m³, rừng đặc dụng 2.916 m³.
Bắc Ninh nghèo về tài ngun khống sản, chủ yếu chỉ có vật liệu xây dựng như: đất sét làm gạch, ngói, gốm, với trữ lượng khoảng 4 triệu tấn ở Quế Võ và Tiên Du, đất sét làm gạch chịu lửa ở thị xã Bắc Ninh, đá cát kết với trữ lượng khoảng 1 triệu tấn ở Thị Cầu - Bắc Ninh, đá sa thạch ở Vũ Ninh - Bắc Ninh có trữ lượng khoảng 300.000 m³. Ngồi ra cịn có than bùn ở Yên Phong với trữ lượng 60.000 - 200.000 tấn.