Các hình thức chiếm hữu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền đối vật trong luật tư la mã và ảnh hưởng đối với pháp luật việt nam hiện hành (Trang 36 - 37)

3.1. Quyền chiếm hữu

3.1.2.3. Các hình thức chiếm hữu

Chủ sở hữu là người chiếm hữu vật và thông thường người đang chiếm hữu được suy đoán là chủ sở hữu. Tuy nhiên, chỉ chủ sở hữu đích thực mới có quyền chiếm hữu với ý nghĩa này chủ sở hữu là người chiếm hữu hợp pháp. Người chiếm giữ vật với ý chí coi vật đó là của mình nhưng khơng có quyền chiếm hữu được coi là người chiếm hữu bất hợp pháp.

Chiếm hữu bất hợp pháp được thể hiện dưới hai dạng: Chiếm hữu bất hợp pháp ngay thẳng và chiếm hữu bất hợp pháp không ngay thẳng. Theo quy định của pháp luật La Mã, được coi là chiếm hữu bất hợp pháp ngay thẳng khi người chiếm hữu không biết và khơng buộc phải biết họ khơng có quyền chiếm hữu (mua vật mà không biết người bán không phải là chủ sở hữu). Chiếm hữu bất hợp pháp không ngay thẳng là người biết, có thể biết hoặc cần phải biết mình là người khơng có quyền chiếm hữu, ví dụ: chiếm hữu vật trộm được.

Việc phân biệt chiếm hữu bất hợp pháp ngay thẳng và khơng ngay thẳng có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ quyền sở hữu cũng như xác lập quyền sở hữu, người chiếm hữu bất hợp pháp ngay thẳng có thể trở thành chủ sở hữu theo thời hiệu.

Trong thực tế cũng như pháp luật ở La Mã phân định một dạng chiếm hữu ngoại lệ: Chiếm hữu phái sinh từ quyền sở hữu, những người này có quyền tự mình bảo vệ việc chiếm hữu mà không cần thông qua chủ sở hữu. Người cầm cố giữ vật cầm cố phát sinh từ hợp đồng cầm cố, theo ý chí của người cầm cố và phải trả lại vật cầm cố khi nghĩa vụ đã được thực hiện. Tuy nhiên, nếu có hành vi xâm phạm đến đối tượng cầm cố (thậm chí hành vi xâm phạm từ cả phía chủ sở hữu tài sản) hoặc nếu nghĩa vụ chính bị vi phạm thì người nhận cầm cố như là người chiếm hữu thực sự như chủ sở hữu, họ có quyền tự bảo vệ mà không phải thông qua chủ sở hữu tài sản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền đối vật trong luật tư la mã và ảnh hưởng đối với pháp luật việt nam hiện hành (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)