Căn cứ phát sinh, chấm dứt quyền sở hữu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền đối vật trong luật tư la mã và ảnh hưởng đối với pháp luật việt nam hiện hành (Trang 42 - 45)

3.2. Quyền sở hữu

3.2.2.2. Căn cứ phát sinh, chấm dứt quyền sở hữu

Những sự kiện mà khi có các sự kiện đó thì quyền sở hữu của một chủ thể đối với một vật được xác lập được bọi là các căn cứ phát sinh quyền sở hữu. Các căn cứ phát sinh quyền sở hữu được phân chia thành hai nhóm chính: Căn cứ đầu tiên và căn cứ kế tục.

- Các căn cứ đầu tiên làm phát sinh quyền sở hữu: Căn cứ đầu tiên là những

căn cứ mà từ đó quyền sở hữu đối với một vật được xác lập mà không phụ thuộc vào quyền trước đó đối với tài sản.

- Chế biến vật: Đây là hình thức tạo một vật mới từ nguyên liệu (chuyển vật

từ dạng này sang dạng khác). Nếu nguyên liệu thuộc sở hữu của một người cùng với công sức lao động của họ hoặc bằng chi phí của họ tạo ra một sản phẩm mới thì vật mới được tạo thành đương nhiên thuộc sở hữu của người đó (quyền sở hữu đối với nguyên liệu và vật tạo thành được xác lập liên tục). Nếu nguyên vật liệu thuộc sở hữu của một chủ thể nhưng lao động bỏ ra để chế biến vật đó thuộc người khác hoặc bằng chi phí của người khác thì vật mới được tạo thành thuộc sở hữu của ai? Trong pháp luật La Mã ở những thời điểm lịch sử khác nhau vấn đề “vật tạo thành” thuộc sở hữu của ai được giải quyết khác nhau. Vào thời Hoàng đế Justinian, sản phẩm được thạo thành từ nguyên vật liệu của người khác được giải quyết theo quy tắc sau: nếu vật mới được tạo thành có thể quay về trạng thái ban đầu (không phụ thuộc vào cơng sức chế biến) thì vật mới tạo thành thuộc sở hữu của người có ngun vật liệu; nếu vật mới tạo thành khơng thể quay trở về trạng thái ban đầu, vật mới tạo thành thuộc sở hữu của người chế biến với điều kiện người chế biến vật phải hoàn trả cho người có nguyên vật liệu số tiền tương đương với giá trị của nguyên vật liệu đó.

- Sáp nhập, trộn lẫn: Nếu một vật liên kết với một vật khác và biến thành một

phần của vật liên kết, khơng cịn tồn tại một cách độc lập thì vật đó thuộc sở hữu của người có vật liên kết. Người có vật liên kết phải hoàn lại cho chủ sở hữu vật ban đầu hai lần giá trị của vật, nếu vật có thể tách được vật đã liên kết thì quyền sở hữu được khôi phục lại nếu chủ sở hữu vật ban đầu không nhận đền bù hai lần giá trị.

Việc liên kết một vật vào vật khác, trên cơ sở đó làm phát sinh quyền sở hữu được coi là căn cứ đầu tiên. Trộn lẫn vật là hình thức liên kết mà sau đó khơng phân biệt được các thành phần đã liên kết, vật được liên kết tạo thành vật mới thuộc sở hữu chung của những người có các vật thành phần. Nếu vật bị trộn lẫn là vật cùng loại, hỗn hợp tạo thành là sở hữu chung theo phần của các chủ sở hữu có thành phần hỗn hợp.

- Căn cứ kế tục (căn cứ phái sinh): Đây được xem là căn cứ quan trọng nhất

làm phát sinh quyền sở hữu, quyền sở hữu được dịch chuyển từ chủ thể này sang chủ thể khác không qua việc chuyển giao tài sản. Tuy nhiên không phải mọi sự chuyển giao tài sản đều được coi là chuyển giao quyền sở hữu. Việc chuyển giao tài sản đồng thời với chuyển giao quyền sở hữu tài sản chỉ khi chủ sở hữu chuyển giao tài sản cùng với ý định chuyển giao quyền sở hữu tài sản đó và người tiếp nhận tài sản cũng có ý định tiếp nhận tài sản và quyền sở hữu đối với tài sản đó. Việc chuyển giao tài sản thông qua hợp đồng trên cơ sở đó có sự chuyển giao, nhưng không phải mọi sự chuyển giao đều được coi là chuyển giao quyền sở hữu, việc chuyển giao tài sản phải đi kèm với mục đích chuyển giao và trùng hợp với việc tiếp nhận với mục đích tiếp nhận tài sản được chuyển giao. Việc chuyển giao với tư cách là căn cứ phát sinh quyền sở hữu phải thỏa mãn các điều kiện sau: Việc chiếm hữu phải được chuyển giao cho người tiếp nhận chuyển giao; Người chuyển giao phải có quyền chuyển giao tài sản; Việc chuyển giao kèm với mục đích chuyển giao quyền sở hữu đối với tài sản chuyển giao; Đối tượng chuyển giao phải được phép lưu thông.

Luật La Mã cũng xem xét vấn đề sở hữu tài sản theo thời hiệu: chủ thể chiếm giữ đồ vật một cách ngay thẳng có thể xem mình là chủ sở hữu của vật đó, trên thực tế có thể quyền sở hữu đồ vật đó thuộc về người khác và người này có quyền kiện và chứng minh quyền sở hữu của mình tại tịa án, khi đó người chiếm hữu ngay tình phải trả lại đồ vật. Tuy nhiên nếu thời hiệu kiện địi q hạn thì người đang chiếm hữu ngay tình hồn tồn có thể là chủ sở hữu đồ vật. Theo luật 12 Bảng thì thời hiệu (usucapio) chiếm hữu đối với ruộng đất là hai năm, đối với các đồ vật còn lại là một

năm. Người thủ đắc theo thời hiệu được công nhận là chủ sở hữu đồ vật nếu chiếm giữ đồ vật theo thời hiệu nêu trên và đồ vật khơng phải do ăn cắp mà có.

Luật thời Justinian quy định về việc sở hữu theo thời hiệu với điều kiện như sau: Cần thiết phải chiếm giữ đồ vật; chiếm giữ một cách trung thực; Chiếm giữ có căn cứ về mặt pháp lý; Đối với đồ vật là động sản thì phải có 3 năm chiếm giữ, với bất động sản phải là 10 năm chiếm giữ đối với trường hợp nguyên đơn và bị đơn sống cùng trong một tỉnh hoặc 20 năm chiếm giữ đối với trường hợp sống khác tỉnh; Đồ vật được sở hữu theo thời hiệu phải là đồ vật có giá trị lưu thơng, không phải là đồ ăn cắp [18].

- Chấm dứt quyền sở hữu: Quyền sở hữu được chấm dứt trong các trường hợp:

Vật bị tiêu hủy hay do quy định của pháp luật trở thành vật cấm lưu thông; Chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu đối với vật; Chủ sở hữu bị tước bỏ quyền sở hữu (bị tịch thu vật hoặc người khác xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền đối vật trong luật tư la mã và ảnh hưởng đối với pháp luật việt nam hiện hành (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)