3.5. Quyền cầm cố
3.5.3.1. Khái niệm cầm cố, thế chấp
Theo pháp luật Việt Nam, cầm cố, thế chấp được coi là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sư. Trong các giao dịch dân sự để đảm bảo quyền lợi của bên có quyền, pháp luật dân sự đã có những chế định quy định về các biện pháp bảo đảm mà bên có quyền có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ dân sự. Thông qua các biện pháp này, bên có quyền có thể chủ động tiến hành các hành vi tác động trực tiếp đến tài sản của bên có nghĩa vụ nhằm thỏa mãn quyền lợi của mình khi đến thời hạn mà bên có nghĩa vụ khơng thực hiện hoặc thực hiện khơng đầy đủ nghĩa vụ.
Điều 326 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: Cầm cố tài sản là việc một bên giao
tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Để quyền dân sự của bên có quyền chắc chắn được thỏa mãn, các bên trong
quan hệ nghĩa vụ có thể thỏa thuận, theo đó bên có nghĩa vụ phải giao cho bên có quyền một tài sản nhất định, trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
Điều 342 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: “Thế chấp tài sản là việc một bên dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia và khơng chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp.” Trong trường hợp này, bên thế chấp phải giao toàn bộ giấy tờ về tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp nếu có thỏa thuận, phải thơng báo cho bên nhận thế chấp các quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp.