Quy định của pháp luật Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền đối vật trong luật tư la mã và ảnh hưởng đối với pháp luật việt nam hiện hành (Trang 38 - 41)

3.1. Quyền chiếm hữu

3.1.3. Quy định của pháp luật Việt Nam

Khác với pháp luật La Mã, theo quy định của Pháp luật Việt Nam hiện hành, quyền chiếm hữu được coi là một quyền năng của quyền sở hữu. Tuy nhiên pháp luật Việt Nam cũng kế thừa nhiều nội dung trong chế định “chiếm hữu” của luật tư La Mã, Điều 182 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: “Quyền chiếm hữu là quyền nắm

giữ, quản lý tài sản”. Trong trường hợp chủ sở hữu chiếm hữu tài sản thuộc sở hữu

của mình thì chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, quản lý tài sản nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội. Việc chiếm hữu của chủ sở hữu không bị hạn chế, gián đoạn về thời gian, trừ trường hợp chủ sở hữu chuyển giao việc chiếm hữu cho người khác hoặc pháp luật có quy định khác.

Trong thực tế, chủ sở hữu thường tự mình bằng các hành vi của bản thân để thực hiện quyền chiếm hữu tài sản hay còn gọi là quyền chiếm hữu thực tế. Trong một số trường hợp chủ sở hữu chuyển quyền này cho người khác thông qua hợp đồng dân sự theo ý chí của họ hoặc khơng theo ý chí như bị đánh rơi, bỏ qn, thất lạc… thì chủ sở hữu vẫn có quyền chiếm hữu pháp lý đối với tài sản đó. Pháp luật vẫn công nhận quyền chiếm hữu của chủ sở hữu dù người đó khơng trực tiếp nắm giữ và chi phối tài sản. Quyền chiếm hữu của chủ sở hữu chỉ chấm dứt hoàn toàn khi chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu của mình như quyết định bán, trao đổi, tặng cho… hoặc theo căn cứ được quy định từ Điều 252 đến Điều 254 Bộ luật Dân sự 2005.

Pháp luật Việt Nam phân biệt hai loại chiếm hữu như sau:

- Chiếm hữu có căn cứ pháp luật (tương tự như chiếm hữu hợp pháp trong pháp luật La Mã).

Chiếm hữu có căn cứ pháp luật là hình thức chiếm hữu tài sản một cách hợp pháp. Sự chiếm hữu được coi là hợp pháp, trước hết đó là sự chiếm hữu tài sản của chủ sở hữu. Người không phải là chủ sở hữu mà chiếm hữu thì chỉ được coi là chiếm hữu hợp pháp khi có những căn cứ sau: Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản (Điều 185 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: Khi chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản cho người khác thì người được ủy quyền thực hiện quyền chiếm hữu tài sản đó trong phạm vi, theo cách thức, thời hạn do chủ sở hữu xác định); Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với ý chí của chủ sở hữu (Điều 186 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: khi chủ sở hữu giao tài sản cho người khác thơng qua giao dịch dân sự thì người được giao tài sản phải thực hiện việc chiếm hữu tài sản đó phù hợp với mục đích, nội dung của giao dịch. Người được giao tài sản có quyền sử dụng tài sản được giao, được chuyển quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản đó cho người khác nếu được chủ sở hữu đồng ý.); Người phát hiện và giữ các tài sản vô chủ, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quyên, bị chơn giấu, bị chìm đắm phù hợp với các điều kiện do pháp luật quy định (Điều 187 Bộ luật Dân dự 2005 quy định: Người phát hiện tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm phải thơng báo hoặc trả lại ngay cho chủ sở hữu; nếu không biết ai là chủ sở hữu thì phải thơng báo hoặc giao nộp cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc công an cơ sở gần nhất hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật. Người phát hiện tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ qn, bị chơn giấu, bị chìm đắm được chiếm hữu tài sản đó từ thời điểm phát hiện đến thời điểm trả lại cho chủ sở hữu hoặc đến thời điểm giao nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đối với tài sản do người khác tẩu tán nhằm che giấu hành vi vi phạm pháp luật hoặc trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ dân sự thì người phát hiện phải thơng báo hoặc giao nộp ngay cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.); Các trường hợp khác như: chiếm hữu trên cơ sở một mệnh lệnh

của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc do pháp luật quy định có quyền đương nhiên chiếm hữu vật.

- Chiếm hữu khơng có căn cứ pháp luật:

Chiếm hữu khơng có căn cứ pháp luật là việc chiếm hữu đối với tài sản mà không dựa trên những cơ sở của pháp luật. Cụ thể là những trường hợp mà người chiếm hữu tài sản không phải là chủ sở hữu hoặc không chiếm hữu theo những căn cứ hợp pháp theo quy định của pháp luật. Trong việc chiếm hữu khơng có căn cứ pháp luật thường xảy ra hai khả năng sau đây:

Chiếm hữu khơng có căn cứ pháp luật ngay tình (tương tự như chiếm hữu bất hợp pháp ngay thẳng trong pháp luật La Mã) là người chiếm hữu khơng có căn cứ pháp luật theo quy định tại Điều 189 Bộ luật Dân sự 2005 nhưng không biết và khơng thể biết việc chiếm hữu tài sản đó là khơng có căn cứ pháp luật. Tức là luật khơng buộc người đó phải biết tính bất hợp pháp trong việc chiếm hữu của mình. Ví dụ như việc mua tài sản mà không biết người bán tài sản không phải là chủ sở hữu hoặc không được chủ sở hữu ủy quyền bán tài sản hợp pháp.

Chiếm hữu khơng có căn cứ pháp luật khơng ngay tình (tương tự như chiếm hữu bất hợp pháp không ngay thẳng trong pháp luật La Mã): là người chiếm hữu khơng có căn cứ pháp luật và biết đó là chiếm hữu bất hợp pháp hoặc tuy không biết nhưng cần phải biết rằng người chuyển dịch tài sản cho mình là người khơng có quyền chuyển dịch, hoặc buộc phải biết tài sản đó bị cấm chuyển dịch. Ví dụ như người mua biết là của gian nhưng vẫn mua vì giá rẻ.

Việc phân biệt giữa chiếm hữu khơng có căn cứ pháp luật ngay tình hay khơng ngay tình là căn cứ vào ý chí chủ quan của chủ thể chiếm hữu. Sự phân biệt này có ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn nhằm bảo vệ quyền của chủ sở hữu và việc lựa chọn phương thức kiện bảo vệ quyền sở hữu trong giải quyết các án kiện dân sự. Về nguyên tắc, pháp luật chỉ bảo vệ việc chiếm hữu có căn cứ pháp luật. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cụ thể, pháp luật dân sự bảo vệ quyền lợi cho những người chiếm hữu khơng có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình. Ví dụ: nếu có

người thứ ba kiện địi lại vật, thì người chiếm hữu khơng có căn cứ pháp luật ngay tình có quyền u cầu người đã chuyển dịch tài sản cho mình phải trả lại những gì họ đã nhận. Người chiếm hữu khơng có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình cũng có quyền khai thác cơng dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản theo quy định của pháp luật (Điều 194.2 Bộ luật Dân sự 2005). Trong một số trường hợp những người này cịn có thể trở thành chủ sở hữu theo quy định từ Điều 239 đến Điều 244 Bộ luật Dân sự 2005. Ngoài ra trong những điều kiện nhất định bao gồm: Liên tục, công khai và trong khoảng thời hạn mười năm đối với động sản, ba mươi năm đối với bất động sản thì người chiếm hữu khơng có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình cịn được hưởng quyền xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu. Họ có thể trở thành chủ sở hữu các tài sản đó kể từ thời điểm chiếm hữu theo Điều 247 Bộ luật Dân sự 2005, tuy nhiên quy định này không áp dụng đối với tài sản thuộc sở hữu Nhà nước.

Như vậy có thể thấy phần lớn nội dung về “chiếm hữu” được quy định trong pháp luật Việt Nam đều kế thừa tư tưởng của pháp luật La Mã, đặc biệt là trong khái niệm, việc phân biệt giữa chiếm hữu ngay tình và chiếm hữu khơng ngay tình, và việc xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu. Tuy nhiên việc quy định quyền chiếm hữu chỉ là một quyền năng của quyền sở hữu như trong Bộ luật Dân sự 2005 hiện nay cịn gây nhiều tranh cãi, do đó đã xuất hiện quan điểm cho rằng nên sửa đổi Bộ luật Dân sự Việt Nam hiện hành theo hướng quy định chiếm hữu là một vật quyền độc lập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền đối vật trong luật tư la mã và ảnh hưởng đối với pháp luật việt nam hiện hành (Trang 38 - 41)