Chương 5Bản đồ Tư duy và sự thành công mỗi ngày
PHỎNG VẤN XIN VIỆC
Việc chuẩn bị và tham dự một kỳ phỏng vấn xin việc thường là việc nhiều người cảm thấy khó khăn nhất – đặc biệt khi bạn chưa có kinh nghiệm hay đang muốn ứng tuyển vào một công ty tuyển chọn khắt khe.
Tuy nhiên, có rất nhiều điều bạn có thể làm để gia cố sự tự tin, cũng như gia tăng cơ hội được nhận việc. Bản đồ Tư duy là công cụ đặc biệt hữu ích trong việc tư duy và định ra những câu hỏi bạn có thể gặp phải trong quá trình phỏng vấn. Lúc này, nhờ đã lập sẵn Bản đồ Tư duy trong đầu, bạn đã có sẵn câu trả lời. Khơng chỉ có thế, vì ngun lý hoạt động của Bản đồ Tư duy hoạt động tương thích với cách tư duy và ghi nhớ của bộ não, bạn hồn tồn có thể trả lời một cách tự tin, ngay cả khi gặp phải câu hỏi nằm ngoài dự liệu. Những lúc gặp phải tình huống ngồi dự kiến thế này, não bạn sẽ được “kích hoạt” chức năng liên tưởng và kết nối các ý tưởng lại với nhau.
Khơng ai có thể dự đốn chính xác những câu hỏi nào sẽ được đặt ra trong quá trình phỏng vấn, tuy nhiên, một cuộc phỏng vấn thường có bốn dạng câu hỏi phổ biến sau:
* Lý do bạn nộp đơn, xin làm cơng việc này? * Bạn có thể cống hiến những gì cho cơng ty? * Bạn thuộc típ người nào?
* Bạn có nghĩ mình phù hợp với vị trí này? Sau đây lại là năm câu hỏi phổ biến khác:
* Sau 5 năm, bạn muốn mình đạt đến vị trí nào? * Những điểm mạnh và điểm yếu của bạn?
* Bạn nghĩ gì về chính bản thân mình?
* Sao lại từ bỏ công việc trước đây của bạn/Sao bạn lại muốn từ bỏ cơng việc hiện tại của mình?
* Bạn biết gì về cơng ty chúng tơi?
Hãy chọn ra một vài câu hỏi rồi lập Bản đồ Tư duy các phương án trả lời để xem Bản đồ Tư duy có thể giúp bạn chuẩn bị đến đâu. Ví dụ, bạn chọn câu hỏi: “Vì sao bạn nghĩ mình phù hợp với vị trí này?”. Hãy vẽ vào giữa trang giấy một bức hình thể hiện cơng việc bạn đang ứng tuyển. Như thường lệ, bức hình càng thể hiện rõ ý chính càng tốt, và nếu như bạn đang ứng tuyển cho vị trí quản lý một cửa hàng quần áo, bạn có thể vẽ hình một bộ quần áo. Sau đó, phía trên mỗi nhánh chính tỏa ra từ hình trung tâm, hãy ghi lại tất cả những u cầu chính của cơng việc này, danh sách mô tả công việc, cùng với những phẩm chất quan trọng mà bạn cho rằng một nhà quản lý nên có. Từ mỗi nhánh chính lại tỏa ra nhiều nhánh phụ, tiếp theo, bạn hãy ghi lại những điểm mạnh, phẩm chất và kinh nghiệm
làm việc trước đây của mình cho thấy bạn đáp ứng được bao nhiêu phần, thậm chí là có thể vượt hơn u cầu của cơng việc này.
Cịn “Bạn biết gì về cơng ty chúng tơi?” hay “Bạn có thể cống hiến những gì cho cơng ty?” là những câu hỏi tạo cơ hội cho bạn thể hiện và tỏa sáng trong các cuộc phỏng vấn, bởi nó cho người tuyển dụng thấy bạn đã có sự nghiên cứu về cơng ty và các yếu tố liên quan một cách nghiêm túc hay không. Bản đồ Tư duy rất phù hợp để tổ chức những nghiên cứu, khảo sát của riêng bạn sao cho hữu ích, dễ sử dụng và dễ nhớ hơn – đặc biệt là trong trường hợp bạn ứng tuyển và phải tìm hiểu về nhiều cơng ty một lúc (trường hợp này thường xảy ra khi bạn đang vào giai đoạn sắp tốt nghiệp, lần đầu đi xin việc).
Để lập Bản đồ Tư duy cho tình huống này, trình tự vẫn là lấy ra một tờ giấy, vẽ vào khu vực trung tâm một hình minh họa – ở đây có thể là logo của cơng ty; sau đó là các nhánh chính tỏa ra từ hình trung tâm, các nhánh này thể hiện các chủ điểm như các sản phẩm của công ty, thị trường, nhà cung cấp, doanh thu, lợi nhuận, nét đặc trưng, và hình ảnh thương hiệu. Sau đó, thêm vào những thơng tin cụ thể, chi tiết vào những nhánh phụ để hoàn thành một bức tranh hồn chỉnh về tổ chức này (có thể thêm các hình ảnh minh họa). Khi sử dụng Bản đồ Tư duy theo cách này, bạn hồn tồn có thể tự tin đến bất kỳ buổi phỏng vấn nào vì tất cả đã được chuẩn bị kỹ càng.
a