Nguyên tắc khơng ai bị coi là có tội khi chƣa có bản án kết tội của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật (Điều 9 Bộ luật Tố tụng hình sự)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa vị pháp lý của hội đồng xét sử cấp sơ thẩm trong tố tụng hình sự (Trang 29 - 31)

tội của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật (Điều 9 Bộ luật Tố tụng hình sự)

BLTTHS quy định "Khơng ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt

khi chưa có bản án kết tội của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật" [15]. Đây là một nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng hình sự, nó khơng chỉ được ghi nhận trong BLTTHS mà còn được quy định tại Điều 72 Hiến pháp Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Trong khoa học pháp lý nguyên tắc này còn được gọi là ngun tắc suy đốn vơ tội [8].

Nội dung của nguyên tắc này có thể hiểu trên ba ý chính sau đây:

Thứ nhất: Nó khẳng định chỉ có Tịa án mới có quyền kết tội một con

người đó bằng một bản án đã có hiệu lực pháp luật. Khi chưa có bản án kết tội của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật, khơng một người nào bị coi là có tội. Tịa

án chỉ có thể kết tội một con người bằng bản án, Tịa án khơng thể kết tội ai đó bằng quyết định.

Thứ hai: Nếu không đủ cơ sở khẳng định bị cáo phạm tội thì phải giải

thích theo hướng có lợi cho bị cáo. Mọi hồi nghi về việc bị cáo có tội nhưng chưa rõ ràng, chưa vững chắc, còn mâu thuẫn đều phải được hiểu theo hướng có lợi cho bị cáo.

Thứ ba: Chỉ có Tịa án mới có quyền áp dụng hình phạt với bị cáo và

Tòa án cũng chỉ được áp dụng hình phạt đối với người đã bị Tịa án tuyên bố phạm tội. Khơng một cá nhân, cơ quan, tổ chức nào ngồi Tịa án có quyền áp dụng hình phạt với bị cáo.

Trong giai đoạn xét xử sơ thẩm nguyên tắc này thể hiện: người bị truy tố và bị Tòa án đưa ra xét xử chưa bị coi là có tội. Họ tham gia tố tụng với tư cách là bị cáo, những người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng phải tôn trọng họ, không được định kiến, không được đối xử với họ như một người đã có tội. Việc xét hỏi, tranh luận tại phiên tịa phải đảm bảo vơ tư khách quan không suy diễn. Kể cả sau khi Tòa án cấp sơ thẩm kết tội bị cáo, tuyên một mức hình phạt đối với họ thì cũng khơng vì thế mà cho rằng họ đã là người có tội. Chỉ khi nào bản án có hiệu lực pháp luật thì họ mới bị coi là có tội. Tịa án chỉ được áp dụng hình phạt sau khi đã tuyên bố một người phạm tội.

Trong thực tế nguyên tắc này không phải lúc nào cũng được hiểu và thực hiện thống nhất. Vẫn còn những hợp người tiến hành tố tụng có định kiến với bị cáo, coi bị cáo là có tội ngay khi chưa tuyên án, khi xét xử có xu hướng áp đặt bị cáo nhận tội, suy diễn theo hướng bị cáo có tội. Có những người tham gia tố tụng hay phương tiện thơng tín đại chúng "kết án" bị cáo khi Tòa án còn đang xét xử như quy bị cáo là "tên giết người", "tên tội phạm"… Điều này vi phạm BLTTHS, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa vị pháp lý của hội đồng xét sử cấp sơ thẩm trong tố tụng hình sự (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)