Bổ sung một số quy định về quyền hạn, trách nhiệm của Hội đồng xét xử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa vị pháp lý của hội đồng xét sử cấp sơ thẩm trong tố tụng hình sự (Trang 79 - 81)

PHÁP LÝ CỦA HỘI ĐỒNG XÉT XỬ CẤP SƠ THẨM VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG XÉT XỬ

3.2.1. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về địa vị pháp lý của Hội đồng xét xử cấp sơ thẩm trong tố tụng hình sự lý của Hội đồng xét xử cấp sơ thẩm trong tố tụng hình sự

3.2.1.1. Bổ sung một số quy định về quyền hạn, trách nhiệm của Hội đồng xét xử đồng xét xử

Thứ nhất: Bổ sung một điều luật quy định về việc thành lập HĐXX và

quyền hạn, trách nhiệm của HĐXX.

BLTTHS quy định về quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng rất chặt chẽ. Nhưng BLTTHS chưa có điều luật nào quy định về hình thức thành lập, thẩm quyền thành lập HĐXX. Điều này chưa tạo cơ sở pháp lý chặt chẽ cho HĐXX khi hoạt động. Các quy định về thành phần HĐXX, nguyên tắc hoạt động của HĐXX, quyền hạn, trách nhiệm của HĐXX nằm rải rác trong các phần nội dung của BLTTHS. Điều đó làm cho việc xác định đầy đủ các quyền hạn, trách nhiệm của HĐXX khơng dễ dàng, thậm chí chính thành viên của các HĐXX cũng không xác định được hết các quyền hạn, trách nhiệm của mình. Trên cơ sở đó, tác giả kiến nghị nên

bổ sung một điều luật trong BLTTHS quy định về việc thành lập HĐXX cùng như quy định về quyền hạn, trách nhiệm của HĐXX cấp sơ thẩm trong BLTTHS.

Thứ hai: Bổ sung nguyên tắc tranh tụng vào BLTTHS

Đất nước ta đang tiến hành cải cách tư pháp theo hướng đề cao tính tranh tụng theo tinh thần của Nghị quyết 08 và Nghị quyết 49 Bộ Chính trị như đã nêu ở trên. Việc mở rộng tranh tụng là đòi hỏi tất yếu khách quan trong xã hội dân chủ và trong nhà nước pháp quyền. BLTTHS năm 2003 đã

có nhiều quy định thể hiện tinh thần tranh tụng như "quyền bình đẳng trong

việc đưa ra chứng cứ, tài liệu đồ vật, đưa ra yêu cầu và tranh luận dân chủ trước Tòa án" [15]. Quyền đề nghị với chủ tọa hỏi thêm về những tính tiết cần làm sáng tỏ, quyền được tranh luận và đối đáp... Tuy nhiên các quy định thể hiện tính tranh tụng vẫn cịn rời rạc, chưa trở thành một nguyên tắc trong tố tụng hình sự để việc thực hiện nó được nghiêm túc và có hiệu quả hơn. Điều đó địi hỏi cần bổ sung thêm nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng hình sự. Ngun tắc này sẽ địi hỏi các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng phải có trách nhiệm trong việc bảo đảm quyền tranh tranh tụng của công dân, tổ chức, đặc biệt là trách nhiệm của HĐXX tại các phiên tòa. Nguyên tắc này được quy định và thực hiện sẽ góp phần bảo đảm quyền và lợi ích của cơng dân cũng như bảo đảm cho phán quyết của HĐXX được khách quan, chính xác, đúng pháp luật hơn đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp.

Thứ ba: Bổ sung quy định về các biện pháp xử lý hành vi khơng chấp

hành giấy triệu tập của Tịa án.

Tham gia tố tụng tại phiên tòa tại phiên tòa vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng. Sự tham gia của họ tại phiên tịa khơng chỉ nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của họ mà còn nhằm bảo đảm cho việc xét xử của Tịa án được khách quan, chính xác, góp phần làm rõ tội phạm, làm rõ người phạm tội, bảo vệ cơng lý và duy trì trật tự chung cho xã hội. Lời khai của những người làm chứng, người bị hại, người có quyền và nghĩa vụ liên

quan… tại phiên tịa sẽ giúp cho HĐXX sáng tỏ các tình tiết của vụ án, xác định rõ sự thật của vụ án, không làm oan người vô tội, không bỏ lọt tội phạm. Mặc dù BLTTHS có quy định những người tham gia tố tụng phải có nghĩa vụ có mặt theo giấy triệu tập của Tịa án nhưng các biện pháp bảo đảm thực hiện nó chưa đủ mạnh, chưa có hiệu quả. Trong thực tế xét xử ngoài bị cáo, những người tham gia tố tụng khác có mặt theo giấy triệu tập của Tịa án khơng nhiều. Có những phiên tịa phải hỗn đi hỗn lại nhiều lần vì thiếu người tham gia tố tụng quan trọng, không những thế điều này cịn gây khó khăn cho HĐXX trong việc xác định sự thật vụ án. Do vậy theo quan điểm của tác giả cần phải bổ sung một quy định của BLTTHS về trách nhiệm những người tham gia tố tụng phải có mặt theo giấy triệu tập của Tịa án đồng thời quy định những biện pháp chế tài đủ hữu hiệu nhằm đảm bảo các quy định này có hiệu lực hiệu quả thi hành là một việc cần thiết. Điều này sẽ góp phần bảo đảm thực hiện việc tranh tụng cơng khai tại Tịa án, đáp ứng u cầu cải cách tư pháp ở nước ta.

Trước mắt nên quy định biện pháp phạt tiền và mức phạt tiền nghiêm khắc đối với những người tham gia tố tụng khơng chấp hành giấy triệu tập của Tịa án mà khơng có lý do chính đáng. Đồng thời quy định biện pháp áp giải và thủ tục áp giải rõ ràng trong BLTTHS đối với những người này, có như vậy các quy định đó mới được đảm bảo hiệu lực thi hành.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa vị pháp lý của hội đồng xét sử cấp sơ thẩm trong tố tụng hình sự (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)