Thẩm quyền theo lãnh thổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa vị pháp lý của hội đồng xét sử cấp sơ thẩm trong tố tụng hình sự (Trang 45 - 46)

Thẩm quyền xét xử theo lãnh thổ là thẩm quyền căn cứ vào nơi tội phạm được thực hiện hoặc nơi kết thúc điều tra vụ án, Điều 171, Điều 172 BLTTHS chia làm bốn trường hợp như sau:

Trường hợp 1: Tịa án có thẩm quyền xét xử là Tòa án nơi tội phạm thực hiện

Trường hợp 2: Nếu tội phạm được thực hiện tại nhiều địa điểm khác nhau thì Tịa án có thẩm quyền xét xử là Tịa án nơi kết thúc việc điều tra.

Trường hợp 3: Nếu bị cáo phạm tội ở nước ngoài đưa về xét xử tại Việt Nam thì TAND cấp tỉnh nơi cư trú cuối cùng của bị cáo trước khi ra nước ngồi xét xử. Nếu khơng xác định được nơi cư trú cuối cùng của bị cáo trước khi ra nước ngồi thì Chánh án TANDTC giao cho TAND thành phố Hà Nội hoặc TAND Thành phố Hồ Chí Minh xét xử. Nếu thuộc thẩm quyền

xét xử của TAQS thì TAQS cấp quân khu xét xử theo sự phân công của Chánh án TAQS trung ương.

Trường hợp 4: Nếu bị cáo phạm tội trên tàu bay, tàu biển của nước Cộng hịa XHCN Việt Nam đang hoạt động ngồi không phận hoặc lãnh hải Việt Nam thuộc thẩm quyền xét xử của Tịa án Việt Nam nơi có sân bay hoặc bến cảng trở về đầu tiên hoặc nơi tàu bay, tàu biển đó được đăng ký.

Quy định về thẩm quyền xét xử theo lãnh thổ này là phù hợp vì sẽ tiết kiệm được thời gian, chi phí cho hoạt động tố tụng, đảm bảo việc giải quyết vụ án được kịp thời, đảm bảo sự giám sát của nhân dân nơi xảy ra tội phạm với hoạt động xét xử của Tòa án.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa vị pháp lý của hội đồng xét sử cấp sơ thẩm trong tố tụng hình sự (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)