Nguyên tắc xác định sự thật của vụ án (Điều 10 Bộ luật Tố tụng hình sự)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa vị pháp lý của hội đồng xét sử cấp sơ thẩm trong tố tụng hình sự (Trang 31 - 32)

tụng hình sự)

Điều 10 BLTTHS quy định:

Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầu đủ, làm rõ chứng cứ xác định có tội, và chứng cứ xác định vơ tội, những tính tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo.

Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan tiến hành tố tụng. Bị can, bị cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vơ tội [15].

Xác định sự thật của vụ án nhằm đảm bảo truy cứu trách nhiệm hình sự đúng người đúng tội, khơng làm oan người vô tội và không bỏ lọt người phạm tội. Việc xác định sự thật của vụ án khơng chỉ có ý nghĩa quan trọng trong việc xem xét trách nhiệm hình sự mà cịn có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề khác có liên quan của vụ án. BLTTHS quy định các cơ quan tiến hành tố tụng phải áp dụng mọi biện pháp pháp luật quy định để tìm ra sự thật khách quan của vụ án một cách khách quan, toàn diện, đầy đủ. Các cơ quan này không chỉ đi tìm chứng cứ buộc tội mà phải thu thập cả các chứng cứ gỡ tội, thu thập các chứng cứ để chứng minh các tình tiết tăng nặng giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị cáo, các vấn đề khác có liên quan đến vụ án như vấn đề dân sự trong vụ án hình sự... Bị cáo khơng buộc phải chứng minh là mình vơ tội nhưng họ có quyền chứng minh sự vơ tội của mình.

Nguyên tắc xác định sự thật là nguyên tắc xuyên suốt trong quá trình tố tụng ở tất cả các giai đoạn, theo quy định của nguyên tắc này tại giai đoạn xét xử, HĐXX phải kiểm tra tính hợp pháp của các chứng cứ, tài liệu, đã được

thu thập. HĐXX phải đánh giá chứng cứ một cách khách quan, đầy đủ toàn diện, phải xem xét các chứng cứ buộc tội cũng như những chứng cứ gỡ tội và các tình tiết khác có liên quan đến việc giải quyết vụ án để từ đó đưa ra bản án, quyết định đúng pháp luật. Hiện nay trong các nhà nghiên cứu pháp lý có hai luồng ý kiến về nguyên tắc này trong BLTTHS:

- Ý kiến thứ nhất cho rằng, nguyên tắc này pháp luật quy định như hiện nay là phù hợp, gắn trách nhiệm xác định sự thật của vụ án và chứng minh tội phạm cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án.

- Ý kiến thứ hai cho rằng, nên bỏ quy định trách nhiệm chứng minh tội phạm của Tịa án trong BLTTHS. Vì lý do Tòa án là người xét xử, xem xét chứng cứ, tài liệu các bên đưa ra để đưa ra phán quyết, việc giao cho Tịa án có trách nhiệm chứng minh tội phạm như quy định hiện nay là buộc Tòa án phải thực hiện nhiệm vụ khơng đúng chức năng của mình. Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị đã đặt ra yêu cầu, phải phân định thẩm quyền rõ ràng giữa các cơ quan tiến hành tố tụng theo hướng Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát là cơ quan thực hiện chức năng buộc tội. Tòa án là cơ quan xét xử, chức năng của Tòa án là xét xử chứ không phải chức năng buộc tội nên việc quy định Tòa án

phải chứng minh tội phạm sẽ ảnh hưởng đến tính khách quan của Tịa án khi

ra bản án và quyêt định, đồng thời thiên chức "trọng tài", "người cầm cân nảy mực" của Tòa án dễ bị hiểu sai lệch. Mặt khác quy định hiện nay sẽ dễ dẫn tới HĐXX ln có xu hướng thiên về bên phía cơ quan buộc tội để thực hiện nhiệm vụ chứng minh tội phạm. Đây là một nội dung cần nghiên cứu, xem xét trong quá trình sửa đổi BLTTHS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa vị pháp lý của hội đồng xét sử cấp sơ thẩm trong tố tụng hình sự (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)