Kinh nghiệm quản lý thu ngân sách nhà nước của một số địa

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH. LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ KINH TẾ (Trang 34 - 38)

1.2. Cơ sở thực tiễn của quản lý thu ngân sách nhà nước

1.2.1. Kinh nghiệm quản lý thu ngân sách nhà nước của một số địa

và bài học kinh nghiệm cho tỉnh Hịa Bình

1.2.1.1. Kinh nghiệm quản lý thu ngân sách nhà nước của một số địa phương * Quản lý thu NSNN tại tỉnh Yên Bái

Công tác quản lý thu NSNN tại tỉnh Yên Bái trong những năm qua luôn được chú trọng, triển khai thực hiện. Công tác quản lý thu thuế, phí và lệ phí được thực hiện như sau: trên cơ sở đề án ủy nhiệm thu được phê duyệt, các Chi cục thuế thực hiện quản lý thu thuế cơng thương nghiệp ngồi quốc doanh đối với các Doanh nghiệp và các hộ kinh doanh, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thu cấp quyền sử dụng đất, lệ phí trước bạ; cấp xã, phường tổ chức thu thuế nhà đất, môn bài, thuế công thương nghiệp đối với hộ kinh doanh nhỏ, người trực tiếp thực hiện ủy nhiệm thu và xã được trích tỷ lệ hoa hồng ủy nhiệm thu từ kinh phí của Chi cục thuế. Việc phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi cũng như tỷ lệ điều tiết các khoản thu giữa các cấp ngân sách được thực hiện ổn định trong 5 năm đã từng bước nâng tính chủ động và trách nhiệm của chính quyền địa phương trong điều hành ngân sách, tăng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Công tác đôn đốc quản lý, thu hồi nợ đọng thuế được triển khai đồng bộ các giải pháp như phối hợp với ngành KBNN tăng cường công tác quản lý thu ngân sách; tập trung vào thực hiện khấu trừ tại nguồn đối với số tiền nợ thuế của các đơn vị xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách Nhà nước trước khi thanh toán cho các chủ đầu tư; truy thu, xử lý nghiêm những trường hợp có số nợ thuế lớn; khẩn trương rà sốt lại các khoản thuế, nợ đọng trên địa bàn để triển khai thu thuế theo quy định.

* Quản lý thu NSNN tại tỉnh Điện Biên

Hàng năm cơ quan cấp trên lập và giao dự toán thu ngân sách đảm bảo theo quy định, ngay từ đầu năm giao đầy đủ dự toán cho các cấp ngân sách,

để tạo điều kiện cho các cấp ngân sách chủ động điều hành phân bổ, tổ chức thực hiện và sử dụng các nguồn lực đã được phân cấp để thực hiện các nhiệm vụ chi đảm bảo theo quy định. Sau khi được giao dự toán thu ngân sách, UBND cấp huyện và các cơ quan quản lý thực hiện thu cũng đã chủ động lập kế hoạch thu chi tiết, làm cơ sở để tổ chức thực hiện.

Cơng tác quyết tốn và tổng hợp quyết toán thu ngân sách địa phương đều được thực hiện nghiêm túc về thời gian theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước. Số liệu quyết tốn thu NSNN đều được cơ quan Tài chính các cấp kiểm tra, thẩm định theo quy định. Hàng năm, cơng khai dự tốn, quyết toán đảm bảo theo quy định của Luật ngân sách nhà nước. Tỉnh Điện Biên luôn đổi mới trong công tác quản lý, điều hành thu - chi NSNN gắn liền với nhu cầu thực tế về phát triển kinh tế - xã hội của địa phương bằng những chính sách đột phá để khai thác nguồn thu cho ngân sách. Công tác thanh tra, kiểm tra được thực hiện thường xuyên đã góp phần nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc quản lý, sử dụng nguồn thu từ ngân sách nhà nước, đảm bảo hiệu quả.Từ những tính đột phá, năng động, tích cực trên trong q trình quản lý ngân sách của các cấp chính quyền địa phương, các đơn vị, ngành của địa phương đã mang lại những thành công và hiệu quả trong quản lý thu NSNN trên các phương diện; đặc biệt là quản lý chặt chẽ và có hiệu quả về khai thác các nguồn thu trên địa bàn.

* Quản lý thu NSNN ở thành phố Nha Trang tỉnh Khánh Hòa

Thành phố Nha Trang là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh Khánh Hịa; là trung tâm kinh tế, khoa học kỹ thuật, giáo dục và đào tạo của khu vực Nam Trung bộ; là trung tâm du lịch lớn của cả nước. Là địa bàn có nhiều loại hình doanh nghiệp, hộ kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế hoạt động SXKD nên thành phố Nha Trang cũng là nơi tập trung nguồn thu chính của ngân sách tỉnh Khánh Hịa.

Trong những năm qua thành phố Nha Trang đã có những bước phát triển tương đối toàn diện về nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội, tốc độ tăng trưởng kinh tế các năm 2014, 2015 tương đối cao và ổn định từ 8 đến 9%. Cơ cấu kinh tế của thành phố chuyển dịch rõ nét theo hướng dịch vụ, du lịch, thương mại - cơng nghiệp; GDP bình quân đầu người tương đương 3.500 USD, tỷ lệ hộ đói nghèo chỉ cịn 1,2% theo chuẩn của trung ương. Những kết quả đó đã tác động rất lớn đến thu NSNN trên địa bàn thành phố, với nguồn thu ngày càng tăng lên, cơ cấu nguồn thu ngày càng ổn định vững chắc hơn. Thu ngân sách thành phố không những đã đáp ứng tốt những nhiệm vụ chi thiết yếu cho bộ máy quản lý nhà nước; các nhiệm vụ sự nghiệp kinh tế, văn xã, an ninh quốc phòng và bổ sung cân đối ngân sách xã mà cịn dành phần thích đáng cho nhu cầu chi đầu tư phát triển, chỉnh trang đô thị làm thay đổi cơ bản bộ mặt của thành phố.

Năm 2014, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Nha Trang đạt 1.495.730 triệu đồng, đạt 102% dự toán, tăng 14% so cùng kỳ năm trước, trong đó ngân sách thành phố hưởng 1.022.036 triệu đồng, tăng 2% dự toán, tăng 16% so cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, một số chỉ tiêu thu thuế chưa đạt dự tốn như: Thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ, thuế khu vực cơng thương nghiệp ngồi quốc doanh phần do tiếp tục thực hiện nhiều chính sách miễn, giãn, giảm thuế theo các Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ; các doanh nghiệp chưa phục hồi sau khủng hoảng kinh tế; công tác thu hồi nợ thuế gặp khó khăn mặc dù ngành thuế đã có nhiều nỗ lực trong việc triển khai nhiều biện pháp đôn đốc thu thuế và thu nợ thuế.

Để thực hiện thắng lợi kế hoạch thu ngân sách Nhà nước, trong năm 2015 thành phố Nha Trang đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp hỗ trợ thị trường, tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đồng thời tăng cường quản lý chặt chẽ các nguồn thu ngân sách; tăng cường phối hợp công tác quản

lý thuế nhất là chống gian lận thương mại, trốn thuế; khai thác hiệu quả các nguồn thu phát sinh mới, xử lý nợ đọng chống thất thu ngân sách; tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế… Do đó, tổng thu ngân sách trên địa bàn năm 2015 thực hiện đạt 1.846.978 tỷ đồng, trong đó thu nội địa đạt gần 940 tỷ đồng, bằng 119,8% so với dự toán, tăng 30,3% so với năm trước.

Năm 2016 thành phố Nha Trang thực hiện tổng thu NSNN trên địa bàn đạt 1.994.736 triệu đồng; tăng 8% so với thực thu năm 2015, trong đó ngân sách thành phố hưởng 1.117.785 triệu đồng. Để hoàn thành tốt kế hoạch thu ngân sách, thành phố Nha Trang đã thực hiện tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, tăng cường các biện pháp tạo nguồn thu, phát triển và nuôi dưỡng nguồn thu vừa bảo đảm khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh tạo nguồn thu ngân sách, đồng thời chống thất thu, hạn chế nợ đọng thuế; tập trung kiểm tra hiện đại hóa cơng tác quản lý thuế gắn với cải cách thủ tục hành chính; tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả quy chế phối hợp các ban ngành trong công tác quản lý thuế trên địa bàn; tăng cường kiểm tra giám sát việc miễn giảm thuế, xóa nợ thuế… góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn.

1.2.1.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Hịa Bình

- Để tăng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tạo điều kiện thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, bảo đảm an sinh xã hội và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân thì trước hết phải quan tâm đẩy mạnh sản xuất kinh doanh để tạo nguồn thu ổn định bền vững cho ngân sách. Trên cơ sở xác định đúng tiềm năng và lợi thế về phát triển kinh tế, đẩy mạnh thu hút đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi phát triển sản xuất kinh doanh. Quan tâm triển khai các giải pháp để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, tăng nhanh tỷ lệ dịch vụ, cơng nghiệp là những ngành có quy mơ lớn, tỷ suất doanh lợi cao, tỷ lệ động viên vào ngân sách lớn để tăng nguồn thu cho ngân sách.

- Đồng thời với việc tạo nguồn thu, phát triển và nuôi dưỡng nguồn thu bền vững phải đặc biệt quan tâm đến công tác quản lý thu ngân sách nhà nước. Trước hết là thường xuyên rà soát, nắm chắc nguồn thu trên địa bàn; xây dựng kế hoạch thu sát với thực tế, gắn trách nhiệm của các cơ quan quản lý thu ngân sách và chính quyền cơ sở với kết quả thực hiện kế hoạch thu ngân sách. Bảo đảm hiệu quả phối hợp của các cơ quan, ban ngành có chức năng liên quan để hỗ trợ cho quản lý thu ngân sách.

- Chú trọng cải cách hành chính về quản lý thu ngân sách, trọng tâm là thủ tục hành chính về thuế; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ và hiện đại hóa ngành Thuế nhằm quản lý chặt chẽ đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách một cách đơn giản, kịp thời vào ngân sách.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục nhằm nâng cao hiểu biết và tăng cường ý thức trách nhiệm, tính tự giác của người nộp thuế. Thường xuyên triển khai đồng bộ các biện pháp chống gian lận, chây ỳ, nợ đọng thuế để tránh thất thu và bảo đảm tính cơng bằng trong triển khai thực hiện các chế độ, chính sách về thu ngân sách nhà nước.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH. LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ KINH TẾ (Trang 34 - 38)