KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH. LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ KINH TẾ (Trang 51)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Tổ chức bộ máy quản lý và công tác ban hành các văn bản pháp luật về thu NSNN của UBND tỉnh Hịa Bình về thu NSNN của UBND tỉnh Hịa Bình

3.1.1. Tổ chức bộ máy quản lý thu NSNN của UBND tỉnh Hịa Bình

Bộ máy quản lý nhà nước đối với thu NSĐP bao gồm: HĐND các cấp, UBND các cấp, Sở Tài chính và các phòng TCKH, Cục thuế và các Chi cục thuế, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh, huyện.

- HĐND các cấp:

HĐND cấp tỉnh có thẩm quyền quyết định dự tốn thu NSNN trên địa bàn tỉnh, dự toán thu NSĐP, phê chuẩn quyết toán, các chủ trương, biện pháp triển khai thực hiện NSĐP, điều chỉnh dự toán NSĐP trong trường hợp cần thiết, giám sát việc thực hiện ngân sách đã được HĐND quyết định, quyết định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho từng cấp ngân sách ở địa phương, quyết định thu phí, lệ phí và các khoản đóng góp của nhân dân và mức huy động vốn theo quy định của pháp luật.

HĐND cấp huyện có thẩm quyền quyết định dự tốn thu NSNN trên địa bàn huyện, phê chuẩn quyết toán, các chủ trương, biện pháp triển khai thực hiện NSĐP, giám sát việc thực hiện ngân sách đã được HĐND quyết định.

HĐND cấp xã quyết định dự toán thu NSNN trên địa bàn xã, phê chuẩn quyết toán, các chủ trương, biện pháp triển khai thực hiện NSĐP, giám sát việc thực hiện ngân sách đã được HĐND quyết định.

- UBND các cấp:

UBND cấp tỉnh lập dự toán thu NSNN trên địa bàn, lập dự thu NSĐP của cấp mình trình HĐND cùng cấp quyết định, quyết tốn NSĐP trình HĐND

cùng câp xem xét theo quy định của pháp luật; chỉ đạo, kiểm tra cơ quan thuế và cơ quan được Nhà nước giao nhiệm vụ thu NS tại địa phương theo quy định của pháp luật; xây dựng đề án thu phí, lệ phí, các khoản đóng góp của nhân dân và mức huy động vốn trình HĐND quyết định.

UBND cấp huyện lập dự toán thu NSNN trên địa bàn huyện, quyết toán ngân sách huyện, tổ chức thực hiện ngân sách huyện, hướng dẫn, kiểm tra UBND các xã, thị trấn xây dựng và thực hiện ngân sách và kiểm tra nghị quyết của HĐND xã, thị trấn về thực hiện NSĐP theo quy định của pháp luật.

UBND cấp xã lập dự toán thu NSNN trên địa bàn, tổ chức thực hiện ngân sách xã, phối hợp với cơ quan nhà nước cấp trên trong việc quản lý nhà nước trên địa bàn xã, thị trấn và báo các về ngân sách nhà nước theo quy định.

- Cơ quan thuế:

Cục Thuế là tổ chức trực thuộc Tổng Cục thuế, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

Chi cục thuế ở các huyện, thành phố là tổ chức trực thuộc Cục thuế, có chức năng tổ chức thực hiện cơng tác quản lý thuế, phí, lệ phí, các khoản thu khác của ngân sách nhà nước thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

- Cơ quan tài chính:

Cơ quan tài chính ở địa phương bao gồm Sở Tài chính và phịng Tài chính - Kế hoạch các huyện, thành phố.

Sở Tài chính là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, có chức năng tham mưu, giúp UBND cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài chính; ngân sách nhà nước, thuế, phí, lệ phí và thu khác của ngân sách nhà nước, tài sản nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước, đầu tư tài chính, tài chính doanh nghiệp, kế toán, kiểm toán độc lập, giá và các hoạt động dịch vụ tài chính tại địa phương theo quy định của pháp luật.

Phịng Tài chính kế hoạch là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện, thành phố có chức năng tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực tài chính, tài sản theo quy định của pháp luật.

- Sở Kế hoạch và Đầu tư:

Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chuyên mơn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kế hoạch và đầu tư, gồm: tổng hợp về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; tổ chức thực hiện và đề xuất về cơ chế, chính sách quản lý kinh tế - xã hội trên địa bàn cấp tỉnh; đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoài ở địa phương; quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), nguồn viện trợ phi Chính phủ; đấu thầu; đăng ký kinh doanh trong phạm vi địa phương; tổng hợp và thống nhất quản lý các vấn đề về doanh nghiệp, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân; tổ chức cung ứng các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở theo quy định của pháp luật.

- Kho bạc Nhà nước:

Kho bạc Nhà nước là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về quỹ ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước và các quỹ khác của Nhà nước được giao quản lý; quản lý ngân quỹ; tổng kế toán nhà nước; thực hiện việc huy động vốn cho ngân sách nhà nước và cho đầu tư phát triển thơng qua hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ theo quy định của pháp luật.

3.1.2. Ban hành các văn bản về thu ngân sách địa phương của tỉnh Hịa Bình

3.1.2.1. Hội đồng nhân dân tỉnh

Là cơ quan quyền lực cao nhất tại địa phương, HĐND được trao quyền quyết định một số khoản thu phí, lệ phí để tạo nguồn thu cho địa phương; các khoản thu trong giai đoạn 2016 - 2018 được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật như sau:

Nghị quyết số 40/2016/NQ-HĐND ngày 07/12/2016 Ban hành quy định danh mục chi tiết, mức thu, miễn giảm và tỷ lệ (%) trích nộp những khoản phí, lệ phí; Nghị quyết số 28/2016/NQ-HĐND ngày 05/12/2016 Ban hành quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách địa phương thời kỳ ổn định ngân sách giai đoạn 2017 - 2020; Nghị quyết số 23/2016/NQ-HĐND ngày 04/8/2016 Ban hành quy định mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2016 - 2017 đến năm học 2020 - 2021 trên địa bàn tỉnh Hịa Bình; Nghị quyết số 21/NQ-HĐND ngày 04/8/2016 về bổ sung Điều 1, Nghị quyết số 75/2013/NQ-HĐND ngày 11/12/2013 về quy định mức thu phí bảo vệ mơi trường đối với thu nước thải sinh hoạt và tỷ lệ phần trăm trích lại cho cơ quan thu phí; Nghị quyết số 18/NQ-HĐND ngày 04/8/2016 về thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh Hịa Bình và quyết định tỷ lệ điều tiết khoản thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa; Nghị quyết số 17/NQ-HĐND ngày 04/8/2016 về sửa đổi bổ sung quy định mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khống sản; phí thẩm định cấp quyền sử dụng đất và lệ phí hộ tịch, đăng kí nơi cư trú, chứng minh nhân dân tại Nghị quyết số 96/2014/NQ-HĐND ngày 16/7/2014; Nghị quyết số 110/2014/NQ-HĐND ngày 05/12/2014 về quy định mức thu, tỷ lệ để lại chi cho công tác tổ chức thu và phần trăm điều tiết nguồn thu phí sử dụng đường bộ đối với xe môtô.

3.1.2.2. Ủy ban nhân dân tỉnh

Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, căn cứ vào Nghị quyết của HĐND tỉnh, UBND tỉnh đã cụ thể hóa các quy định thông qua các Quyết định, Chỉ thị, bao gồm:

- Quyết định số 554/QĐ-UBND ngày 12/4/2017 Ban hành Quy chế phối hợp giữa các Sở, Ban, Ngành và các đơn vị liên quan trong việc thực hiện nhiệm vụ thu, nộp ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hịa Bình; Quyết định số 52/2016/QĐ-UBND ngày 16/12/2016 về quy định mức thu tiền bảo vệ và phát triển đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh Hịa Bình; Quyết định số 45/2016/QĐ-

UBND ngày 07/11/2016 Ban hành quy chế phối hợp trong việc quản lý các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hịa Bình; Quyết định số 2184/QĐ-UBND ngày 25/8/2016 Ban hành quy chế phối hợp trong thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại và xúc tiến du lịch tỉnh Hịa Bình; Quyết định số 36/2016/QĐ-UBND ngày 19/8/2016 Ban hành giá dịch vụ thóat nước trên địa bàn thành phố Hịa Bình và lộ trình tăng giá đến năm 2030; Quyết định số 15/2016/QĐ-UBND Ban hành hệ số điều chỉnh giá đất trên địa bàn tỉnh Hịa Bình năm 2016; Quyết định số 05/2016/QĐ-UBND ngày 23/02/2016 Ban hành quy chế đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn tỉnh Hịa Bình; Quyết định số 33/2014/QĐ-UBND ngày 28/11/2014 về việc quy định mức thu một số khoản phí trên địa bàn tỉnh.

3.2. Thực trạng quản lý thu ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh Hịa Bình

3.2.1. Nội dung quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hịa Bình

3.2.1.1. Lập dự toán thu ngân sách nhà nước

Dự toán thu NSNN được lập hàng năm theo niên độ ngân sách. Việc lập dự toán thu ngân sách sát với thực tế có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc thực hiện có hiệu quả các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, là cơ sở quan trọng góp phần đảm bảo an ninh tài chính quốc gia. Do vậy, cơng tác xây dựng dự tốn thu ngân sách rất được chú trọng, được thực hiện theo đúng quy trình lập, quyết định và phân bổ dự tốn ngân sách.

Căn cứ vào các văn bản hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền và giao số kiểm tra của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các yêu cầu cụ thể của địa phương để hướng dẫn và thơng báo số kiểm tra về dự tốn ngân sách cho các Chi cục thuế, các huyện, thành phố…

Thời gian xây dựng dự toán ngân sách cho năm sau thường được thực hiện sớm, cho nên đơi lúc đưa ra các dự báo, đánh giá khó chính xác. Do đó, việc xây dựng kế hoạch thu cho năm sau dựa trên cơ sở ước thực hiện kế hoạch và tỷ lệ % tăng thu theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Bảng 3.1. Tổng hợp dự toán thu NSNN giai đoạn 2016 - 2018

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT Nội dung thu

Dự toán thu năm 2016 Dự toán thu năm 2017 Dự toán thu năm 2018 Tốc độ phát triển bình qn (%) Chính phủ giao Tỷ lệ % HĐND tỉnh giao Tỷ lệ % Chính phủ giao Tỷ lệ % HĐND tỉnh giao Tỷ lệ % Chính phủ giao Tỷ lệ % HĐND tỉnh giao Tỷ lệ % A TỔNG THU NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC 1.702.000 100,0 2.102.200 100,0 1.910.000 100,0 2.250.000 100,0 2.510.000 100,0 2.890.000 100,0 117,7

I Thu cân đối ngân sách 1.702.000 100,0 1.872.200 89,1 1.910.000 100,0 2.150.000 95,6 2.510.000 100,0 2.740.000 94,8 121,1

1 Thu từ DNNN do Trung ương quản lý 954.000 56,1 1.134.800 60,6 1.090.000 57,1 1.186.000 55,2 1.400.000 65,1 1.434.000 52,3 112,7

2 Thu từ DNNN do địa phương quản lý 16.000 0,9 16.000 0,9 19.000 1,0 19.500 0,9 18.000 0,8 20.000 0,7 112,2 3 Thu từ khu vực có vốn ĐTNN 40.000 2,4 45.000 2,4 60.000 3,1 60.000 2,8 55.000 2,6 60.000 2,2 116,7 4 Thu từ khu vực CTN - DVNQD 320.000 18,8 287.200 15,3 350.000 18,3 360.000 16,7 435.000 20,2 450.000 16,4 125,2 5 Thuế thu nhập cá nhân 22.000 1,3 22.500 1,2 46.000 2,4 47.000 2,2 65.000 3,0 72.000 2,6 181,0

6 Thu tiền giao quyền

TT Nội dung thu

Dự toán thu năm 2016 Dự toán thu năm 2017 Dự toán thu năm 2018 Tốc độ phát triển bình qn (%) Chính phủ giao Tỷ lệ % HĐND tỉnh giao Tỷ lệ % Chính phủ giao Tỷ lệ % HĐND tỉnh giao Tỷ lệ % Chính phủ giao Tỷ lệ % HĐND tỉnh giao Tỷ lệ % 7 Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 5.000 0,3 5.935 0,3 6.000 0,3 6.000 0,3 7.000 0,3 7.000 0,3 108,9 8 Thu tiền cho thuê mặt đất, mặt nước 20.000 1,2 20.500 1,1 25.000 1,3 26.000 1,2 30.000 1,4 45.000 1,6 150,0

9 Thu tiền cấp quyền

khai thác khoáng sản 0 0,0 0 0,0 0 0,0 0 0,0 41.000 1,9 50.000 1,8

10 Thuế bảo vệ môi trường 82.000 4,8 83.315 4,5 80.000 4,2 80.000 3,7 230.000 10,7 235.000 8,6 194,9

11 Lệ phí trước bạ 60.000 3,5 60.000 3,2 56.000 2,9 58.000 2,7 70.000 3,3 75.000 2,7 113,0

12 Thu phí, lệ phí 27.000 1,6 28.000 1,5 37.000 1,9 39.000 1,8 46.000 2,1 48.000 1,8 131,2

13 Thu tại xã 1.000 0,1 1.950 0,1 1.000 0,1 1.600 0,1 3.000 0,1 1.930 0,1 101,3

14 Thu khác ngân sách 25.000 1,5 30.000 1,6 30.000 1,6 31.900 1,5 41.000 1,9 72.070 2,6 166,1

II Các khoản thu quản

lý qua NSNN 0 0,0 230.000 10,9 0 0,0 100.000 4,4 0 0,0 100.000 5,2 71,7

Nhìn chung dự tốn thu NSNN trên địa bàn tỉnh H a Bình được lập năm sau cao hơn năm trước. Năm 2016 HĐND tỉnh giao là 2.102.200 triệu đồng, năm 2017 là 2.250.000 triệu đồng, năm 2018 là 2.890.000 triệu đồng. Tốc độ phát triển bình qn của dự tốn thu ngân sách nhà nước tỉnh trong giai đoạn 2016 - 2018 là 117,7%.

3.2.1.2. Chấp hành dự toán thu ngân sách nhà nước

Với quan điểm đảm bảo thi hành tốt các luật thuế, thu đúng, thu đủ, thu kịp thời tiền thuế vào NSNN, xóa bỏ các thủ tục phiền hà, cản trở, tốn kém cho NNT trong việc thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho NNT phát triển sản xuất kinh doanh, thực hiện công bằng, công khai, dân chủ trong công tác quản lý thuế. Trong những năm qua, UBND tỉnh luôn coi trọng công tác quản lý thu thuế là nhiệm vụ chính trị trọng tâm của địa phương. Mặc dù cịn nhiều khó khăn, thách thức, thu NSNN chịu nhiều ảnh hưởng nặng nền của suy thóai kinh tế tồn cầu, song được sự quan tâm chỉ đạo của Bộ Tài chính, lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh, sự phối kết hợp của các ngành liên quan trên địa bàn, đặc biệt là sự nỗ lực vượt khó, thơng cảm, chia sẻ với Nhà nước của cộng đồng doanh nghiệp và NNT; thực hiện nhiệm vụ thu NSNN ln hồn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao.

Trong giai đoạn 2016 - 2018, thu NSNN trên địa bàn đã đạt nhiều kết quả đáng khích lệ, cụ thể: Kết quả thu ngân sách năm 2016 là 2.214.541 triệu đồng, năm 2017 là 2.530.671 triệu đồng, năm 2018 là 3.072.344 triệu đồng. Trong giai đoạn 2016 - 2018 thu ngân sách nhà nước tăng 17,8%.

Bảng 3.2. Tổng hợp kết quả thu NSNN giai đoạn 2016 - 2018

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT Nội dung thu

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tốc độ

phát triển bình qn (%) Dự tốn HĐND tỉnh giao Kết quả thực hiện Tỷ lệ % Dự toán HĐND tỉnh giao Kết quả thực hiện Tỷ lệ % Dự toán HĐND tỉnh giao Kết quả thực hiện Tỷ lệ % A TỔNG THU NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC 2.102.200 2.214.541 105 2.250.000 2.530.671 112 2.890.000 3.072.344 106 108 I Thu cân đối ngân sách 1.872.200 2.013.702 108 2.150.000 2.432.848 113 2.740.000 2.983.863 109 110

1 Thu từ DNNN do Trung ương quản lý 1.134.800 1.195.767 105 1.186.000 1.322.272 111 1.434.000 1.461.309 102 106 2 Thu từ DNNN do địa phương quản lý 16.000 15.301 96 19.500 15.547 80 20.000 18.136 91 88 3 Thu từ khu vực có vốn ĐTNN 45.000 77.989 173 60.000 37.727 63 60.000 55.933 93 104 4 Thu từ khu vực CTN - DVNQD 287.200 323.040 112 360.000 376.380 105 450.000 444.014 99 104

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH. LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ KINH TẾ (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)