Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH. LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ KINH TẾ (Trang 41 - 43)

Hịa Bình là một tỉnh miền núi, nằm ở cửa ngõ vùng Tây Bắc của Tổ quốc, nằm trong giới hạn 20019’ - 21008’ vĩ bắc, 104048’ - 105050’ kinh đơng, có vị trí quan trọng trong chiến lược khu vực phịng thủ và cả nước. Tỉnh Hịa Bình có diện tích tự nhiên 4.662,5 km2, chiếm 1,4% tổng diện tích tự nhiên của cả nước.

- Phía Bắc giáp tỉnh Phú Thọ.

- Phía Đơng giáp Thành phố Hà Nội. - Phía Tây giáp tỉnh Sơn La.

- Phía Nam giáp tỉnh Ninh Bình, Hà Nam và Thanh Hóa.

Tỉnh Hịa Bình có 10 huyện và một thành phố, bao gồm 191 xã, 8 phường và 11 thị trấn. Có trung tâm là Thành phố Hịa Bình cách Hà Nội 76 km, Đường quốc lộ 6 đi qua Hịa Bình dài 125 km, nối liền Hà Nội, đồng bằng Bắc Bộ với Tây Bắc và Thượng Lào. Các tuyến đường 12, 15, 21 nối liền Hịa Bình với các tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa, Hà Nam.

Địa hình Hịa Bình bị chia cắt phức tạp và có độ dốc lớn. Vùng núi cao hiểm trở nằm ở phía Tây Bắc với diện tích 212.740 ha, chiếm 44,8% diện tích tự nhiên của tỉnh, với độ cao trung bình 600 - 700 m so với mặt nước biển và độ dốc 300

- 350, có nơi độ dốc trên 400. Phía Đơng Nam là vùng núi thấp với diện tích 262.740 ha, chiếm 55,2% diện tích tự nhiên, với độ cao trung bình 100 - 200 m và độ dốc từ 200 - 250.

Hịa Bình nằm trên dải cao nguyên đá vôi chạy suốt từ Phong Thổ (Lai Châu) đến bờ biển Ninh Bình với đặc điểm nổi bật là phân cắt mạnh bởi các

dãy núi cao chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Hoạt động Cacxtơ đã tạo ra các bồn địa giữa núi có điều kiện cư trú thuận lợi, hình thành nên các xứ Mường trù phú. Ở vùng cao (phía Tây và tây Bắc) có các dãy núi trùng hệ tầng nối tiếp với nhau, vùng giữa là những dãy núi thấp hay đồi cao với những thung lũng nhỏ hẹp, vùng dưới (phía Đơng và Đơng Bắc) có nhiều đồi thoải xen kẽ đồng ruộng, mang tính trung du. Hịa Bình có 11 đỉnh đỉnh núi cao trên 1.000 m, trong đó có đỉnh cao nhất là Phu Canh (huyện Đà Bắc) cao 1.373 m.

Hịa Bình chịu ảnh hưởng của chế độ thuỷ văn vùng Tây Bắc với đặc điểm là hệ thống sông suối khá dày và nhiều hồ, đầm lớn, trong đó có Sơng Đà chảy qua địa phận tỉnh Hịa Bình dài 151 km và sơng Bôi dài 66 km bắt nguồn từ xã Đú Sáng (huyện Kim Bơi), ngồi ra c n có các sơng khác như sông Bưởi, sơng Bùi, sơng Cị và một hệ thống các suối khá dày. Hồ lớn nhất tỉnh Hịa Bình là Lịng hồ Sơng Đà với diện tích mặt nước 9.000 ha và dung tích 9,5 tỷ m3 là nơi cung nước cho Nhà máy Thuỷ Điện Hịa Bình.

Tỉnh Hịa Bình có diện tích tự nhiên là 468.309,81 ha, trong đó chủ yếu là đất lâm nghiệp với 250.198,73 ha, chiếm trên 53,42% diện tích tự nhiên; trong đó chủ yếu là đất rừng phịng hộ và rừng đặc dụng với 157.100,84 ha, chiếm 62,79% diện tích đất lâm nghiệp cịn lại là rừng sản xuất. Đất dùng cho sản xuất nơng nghiệp có 56.088,22 ha chiếm trên 11,97% diện tích tự nhiên, trong đó đất trồng lúa là 29.253,64 ha chiếm 52,15% diện tích đất sản xuất nơng nghiệp. Do diện tích đất sản xuất ít trong khi kinh tế hộ gia đình nơi đây chủ yếu dựa vào nguồn thu từ sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản là chính cho nên đời sống của đồng bào cịn gặp rất nhiều khó khăn.

Thổ nhưỡng: Thổ nhưỡng tỉnh Hịa Bình được tạo thành từ nhiều nguồn gốc khác nhau, phân bố phức tạp và có tầng dày thay đổi nhiều nhưng nhìn chung nó là sản phẩm phong hóa, tích tụ, rửa trơi của các loại đá mẹ có trong

các lưu vực, có nguồn gốc chủ yếu là đá vơi, đá mẹ sa thạch, phiên thạch, diệp thạch...

Các loại đất chính gồm có Đất feralit mùn trên núi diện tích vào khoảng 45.670 ha (chiếm 9,66% diện tích đất tự nhiên); đất feralit phát triển trên các đá trầm tích diện tích khoảng 359.872 ha (chiếm 77,2%); Đất phù sa diện tích vào khoảng 13.658 ha (chiếm 2,9%), cịn lại là các loại đất khác. Nhìn chung thổ nhưỡng của Hịa Bình khơng được thuận lợi cho phát triển các loại cây nông nghiệp.

Về tài nguyên: Là tỉnh có nguồn tài nguyên đất đai phong phú phù hợp với sự phát triển của nhiều loại cây trồng chủ yếu như cây chè, cây ăn quả, cây cơng nghiệp…; có diện tích đất lâm nghiệp rộng lớn, có 8 khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia; nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng về chủng loại, trữ lượng lớn, đáng chú ý là đá, đất sét, nước khống… H a Bình có nhiều thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái, lịch sử văn hóa và du lịch nghỉ dưỡng, như du lịch Bản Lác - Mai Châu; lịng Hồ Sơng Đà, suối khống Kim Bơi…

Về hệ thống các doanh nghiệp và hợp tác xã: tính đến 31/12/2018, tồn tỉnh đã có 2.747 doanh nghiệp được thành lập; 478 chi nhánh, văn ph ng đại diện; 288 hợp tác xã. Đa số các đơn vị đang hoạt động có hiệu quả.

Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của tỉnh là yếu tố rất quan trọng để địa phương phát triển kinh tế - xã hội đặc biệt là các năm gần đây tốc độ tăng trưởng kinh tế khá ổn định, GDP bình qn ln ở mức 12%/năm. Huy động tổng hợp được nhiều nguồn thu cho NSNN, hàng năm đều hoàn thành vượt dự toán thu NSNN trên địa bàn.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH. LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ KINH TẾ (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)