đến công tác quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hịa Bình
2.1.3.1. Thuận lợi
Hịa Bình có nguồn tài ngun thiên nhiên phong phú, đặc biệt là nguyên liệu cho sản xuất vật liệu xây dựng, cụ thể: Trữ lượng sét khoảng 9 triệu m3, hàng trăm triệu tấn đá vôi; nguồn tài nguyên nước suối và nước khoáng phong phú đạt tiêu chuẩn làm nước uống và chữa bệnh; nguồn tài nguyên nước tập trung, trữ lượng lớn, phân bổ tương đối đều hầu hết các huyện, thành phố; trữ lượng nước ngầm tương đối dồi dào, chất lượng nước tốt. Nguồn tài nguyên nước chính là điều kiện thuận lợi cho phát triển giao thông đường thủy, nuôi trồng thủy sản, xử lý nước sách cung cấp cho Hà Nội và các tỉnh lân cận.
Hịa Bình là một tỉnh có nhiều danh lam thắng cảnh tự nhiên, danh lam văn hóa đẹp, có nhiều trung tâm danh thắng gắn liền với bản sắc văn hóa truyền thống của nhiều dân tộc, điều này rất thuận lợi cho việc phát triển đa dạng các dịch vụ du lịch như: du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng, du lịch mạo hiểm và du lịch tâm linh. Cùng với việc phát triển du lịch sẽ kéo sự phát triển của các lĩnh vực giao thông vận tải và phát triển ngành nghề truyền thống.
2.1.3.2. Khó khăn
Do địa hình phức tạp, chia cắt kết cấu hạ tầng kỹ thuật mặc dù đã được đầu tư nâng cấp khá nhiều nhưng chưa đáp ứng được để phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là kết cấu hạ tầng của các vùng sâu, vùng xã hạn chế giao lưu kinh tế và kìm hãm quá trình phát triển của kinh tế địa phương; cơ sở hạ tầng chưa đầy đủ và xuống cấp đ i hỏi việc đầu tư rất lớn từ nguồn kinh phí NSNN hàng năm.
Kinh tế hàng hóa cịn kém phát triển, tỷ lệ hộ nghèo c n cao (năm 2018 là 12%, theo báo cáo của Tỉnh ủy Hịa Bình tại Báo cáo số 161/BC-TU ngày 12/12/2018) Điều này dẫn đến khó khăn về vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, các khoản đầu tư ngân sách phần lớn do trung ương hỗ trợ.
Trình độ dân trí thấp, khơng đồng đều nhận thức về pháp lý, chính sách nhà nước thấp, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt thấp dẫn đến chất lượng lao động thấp so với một số địa phương khác. Điều này hạn chế khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuất và chuyển giao công nghệ, chưa đáp ứng được yêu cầu trong thời kỳ hội nhập của nền kinh tế thị trường, đây là một cản trở quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng, vật nuôi; phát triển sản xuất công nghiệp và thu hút đầu tư vào địa bàn tỉnh Hịa Bình.
Với tỷ lệ 68,9% dân số là người dân tộc thiểu số, trong đó một phần không nhỏ sống ở vùng sâu, vùng xa với tập quán sản xuất lạc hậu, nhỏ lẻ, tự cung tự cấp, trình độ dân trí thấp khó tiếp cận kinh tế thị trường, mặt khác với địa hình gần một nửa diện tích là địa hình hiểm trở khó phát triển sản xuất nơng nghiệp đại trà, cũng như các khu cơng nghiệp tập trung có quy mơ lớn. Ngồi ra, nó cũng là trở ngại cho sự phát triển hạ tầng, giao thông và thông thương thị trường nội tỉnh, giao lưu kinh tế với các địa phương khác và phát triển văn hóa, tinh thần cho nhân dân và chuyển giao khoa học kỹ thuật.
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Chọn điểm nghiên cứu: Tác giả lựa chọn 3 đơn vị hành chính cấp huyện, thành phố để nghiên cứu là thành phố Hòa Bình, huyện Kim Bơi, huyện Đà Bắc. Lý do chọn 3 huyện, thành phố trên vì thành phố Hịa Bình là trung tâm kinh tế của tỉnh H a Bình, đại diện cho nhóm các huyện có kinh tế phát triển, nguôn thu ngân sách lớn. Huyện Kim Bơi đại diện cho nhóm huyện có tốc độ phát triển kinh tế ở mức trung bình, huyện Đà Bắc đại diện cho nhóm các huyện có kinh tế phát triển chậm.
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu
2.2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp được thu thập từ các kênh và nguồn thông tin sau:
- Văn bản luật pháp và pháp quy: Luật ngân sách, Luật quản lý thuế, các Luật thuế, các văn bản dưới luật quy định về chế độ quản lý thu ngân sách Nhà nước; quy định của tỉnh Hịa Bình;
- Các báo cáo tổng kết hàng năm về tình hình phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hịa Bình; Nghị quyết đại hội đảng bộ tỉnh; báo cáo tổng kết thu ngân sách hàng năm...;
- Thu thập số liệu và thông tin qua các trang báo điện tử, các trang báo viết, tài liệu giáo trình…;
- Các cơng trình nghiên cứu liên quan được cơng bố trên sách, tạp chí chuyên ngành, đề tài các cấp...
2.2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
- Chọn mẫu điều tra: Chọn điều tra 2 nhóm đối tượng.
+ Chọn điều tra cán bộ quản lý thu ngân sách nhà nước (Sở Tài chính, Cục thuế): Điều tra 20 phiếu.
Bảng 2.1. Số lƣợng phiếu điều tra cán bộ
Cán bộ Đơn vị Sở Tài Chính Cục thuế Tổng
Lãnh đạo Phiếu 2 2 4
Quản lý
phòng, ban Phiếu 8 8 16
Tổng 10 10 20
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
+ Chọn điều tra các đối tượng nộp thuế (doanh nghiệp, hộ kinh doanh) ở 2 huyện Kim Bôi, Đà Bắc và thành phố H a Bình. Điều tra 100 phiếu.
Doanh nghiệp: Điều tra 40 doanh nghiệp. Cụ thể 20 doanh nghiệp sản xuất, 20 doanh nghiệp dịch vụ, thương mại.
Hộ kinh doanh cá thể: 60 hộ tại 3 huyện, thành phố: Thành phố Hịa Bình 20 hộ, huyện Kim Bơi 20 hộ, huyện Đà Bắc 20 hộ.
Bảng 2.2. Số lƣợng phiếu điều tra doanh nghiệp, hộ kinh doanh
Ngƣời nộp thuế Đơn vị Huyện Tổng Thành phố Hịa Bình Huyện Kim Bôi Huyện Đà Bắc DN SX Phiếu 10 5 5 20 Thương mại Phiếu 10 5 5 20 Hộ kinh doanh cá thể Phiếu 20 20 20 60 Tổng 40 30 30 100
- Nội dung các câu hỏi điều tra tập trung vào công tác quản lý thu ngân sách nhà nước (cơng tác lập dự tốn thu, cơng tác chấp hành dự tốn thu, cơng tác quyết toán thu) trên địa bàn tỉnh Hịa Bình trong thời gian 3 năm từ 2016 đến 2018.
Số liệu được thu thập thông qua phiếu điều tra, bảng câu hỏi phỏng vấn cho các đối tượng (Mẫu phiếu khảo sát ở phần phụ lục).
2.2.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
2.2.3.1. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu sau khi thu thập sẽ được đưa và phần mềm excel để xử lý và tổng hợp thành các bảng số liệu, thể hiện bằng các mơ hình, đồ thị.
2.2.3.2. Phương pháp phân tích số liệu
- Phương pháp thống kê mô tả và phân tích dãy số theo thời gian: Hệ thống hóa bằng phân tổ thống kê, tính các chỉ tiêu tổng hợp về số tuyệt đối, tương đối, số bình qn, cơ cấu, tỷ trọng... để phân tích tình hình biến động của hiện tượng theo thời gian.
- Phương pháp thống kê so sánh: So sánh năm trước với năm sau, so sánh kế hoạch với thực hiện…
- Phương pháp tổng hợp: Nhằm tổng hợp các kết quả nghiên cứu từng nội dung thành báo cáo tổng hợp luận văn.
2.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá sử dụng trong luận văn
* Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiện trạng kinh tế - xã hội của địa phương
- Về kinh tế:
+ Tốc độ tăng trưởng GDP;
+ Giá trị sản xuất các ngành công nghiệp, nông lâm nghiệp và dịch vụ; + Kết quả thu ngân sách trên địa bàn .
- Về xã hội:
+ Tỷ lệ tăng dân số bình quân hàng năm.
* Nhóm chỉ tiêu phản ánh thực trạng quản lý thu ngân sách
- Tổng thu ngân ngân sách nhà nước.
- Phần trăm từng bộ phận so với tổng thu ngân sách nhà nước.
- Tỷ lệ phần trăm tổng thu ngân sách nhà nước so với dự toán thu ngân sách nhà nước.
- Tỷ lệ phần trăm nguồn thu ngân sách nhà nước so với dự toán của từng nguồn thu.
- Tốc độ phát triển thu ngân sách nhà nước. - Tốc độ tăng thu ngân sách nhà nước.
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Tổ chức bộ máy quản lý và công tác ban hành các văn bản pháp luật về thu NSNN của UBND tỉnh Hịa Bình về thu NSNN của UBND tỉnh Hịa Bình
3.1.1. Tổ chức bộ máy quản lý thu NSNN của UBND tỉnh Hịa Bình
Bộ máy quản lý nhà nước đối với thu NSĐP bao gồm: HĐND các cấp, UBND các cấp, Sở Tài chính và các phịng TCKH, Cục thuế và các Chi cục thuế, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh, huyện.
- HĐND các cấp:
HĐND cấp tỉnh có thẩm quyền quyết định dự tốn thu NSNN trên địa bàn tỉnh, dự toán thu NSĐP, phê chuẩn quyết toán, các chủ trương, biện pháp triển khai thực hiện NSĐP, điều chỉnh dự toán NSĐP trong trường hợp cần thiết, giám sát việc thực hiện ngân sách đã được HĐND quyết định, quyết định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho từng cấp ngân sách ở địa phương, quyết định thu phí, lệ phí và các khoản đóng góp của nhân dân và mức huy động vốn theo quy định của pháp luật.
HĐND cấp huyện có thẩm quyền quyết định dự tốn thu NSNN trên địa bàn huyện, phê chuẩn quyết toán, các chủ trương, biện pháp triển khai thực hiện NSĐP, giám sát việc thực hiện ngân sách đã được HĐND quyết định.
HĐND cấp xã quyết định dự toán thu NSNN trên địa bàn xã, phê chuẩn quyết toán, các chủ trương, biện pháp triển khai thực hiện NSĐP, giám sát việc thực hiện ngân sách đã được HĐND quyết định.
- UBND các cấp:
UBND cấp tỉnh lập dự toán thu NSNN trên địa bàn, lập dự thu NSĐP của cấp mình trình HĐND cùng cấp quyết định, quyết tốn NSĐP trình HĐND
cùng câp xem xét theo quy định của pháp luật; chỉ đạo, kiểm tra cơ quan thuế và cơ quan được Nhà nước giao nhiệm vụ thu NS tại địa phương theo quy định của pháp luật; xây dựng đề án thu phí, lệ phí, các khoản đóng góp của nhân dân và mức huy động vốn trình HĐND quyết định.
UBND cấp huyện lập dự toán thu NSNN trên địa bàn huyện, quyết toán ngân sách huyện, tổ chức thực hiện ngân sách huyện, hướng dẫn, kiểm tra UBND các xã, thị trấn xây dựng và thực hiện ngân sách và kiểm tra nghị quyết của HĐND xã, thị trấn về thực hiện NSĐP theo quy định của pháp luật.
UBND cấp xã lập dự toán thu NSNN trên địa bàn, tổ chức thực hiện ngân sách xã, phối hợp với cơ quan nhà nước cấp trên trong việc quản lý nhà nước trên địa bàn xã, thị trấn và báo các về ngân sách nhà nước theo quy định.
- Cơ quan thuế:
Cục Thuế là tổ chức trực thuộc Tổng Cục thuế, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
Chi cục thuế ở các huyện, thành phố là tổ chức trực thuộc Cục thuế, có chức năng tổ chức thực hiện cơng tác quản lý thuế, phí, lệ phí, các khoản thu khác của ngân sách nhà nước thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
- Cơ quan tài chính:
Cơ quan tài chính ở địa phương bao gồm Sở Tài chính và phịng Tài chính - Kế hoạch các huyện, thành phố.
Sở Tài chính là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, có chức năng tham mưu, giúp UBND cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài chính; ngân sách nhà nước, thuế, phí, lệ phí và thu khác của ngân sách nhà nước, tài sản nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước, đầu tư tài chính, tài chính doanh nghiệp, kế tốn, kiểm tốn độc lập, giá và các hoạt động dịch vụ tài chính tại địa phương theo quy định của pháp luật.
Phịng Tài chính kế hoạch là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện, thành phố có chức năng tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực tài chính, tài sản theo quy định của pháp luật.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư:
Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kế hoạch và đầu tư, gồm: tổng hợp về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; tổ chức thực hiện và đề xuất về cơ chế, chính sách quản lý kinh tế - xã hội trên địa bàn cấp tỉnh; đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoài ở địa phương; quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), nguồn viện trợ phi Chính phủ; đấu thầu; đăng ký kinh doanh trong phạm vi địa phương; tổng hợp và thống nhất quản lý các vấn đề về doanh nghiệp, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân; tổ chức cung ứng các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở theo quy định của pháp luật.
- Kho bạc Nhà nước:
Kho bạc Nhà nước là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về quỹ ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước và các quỹ khác của Nhà nước được giao quản lý; quản lý ngân quỹ; tổng kế toán nhà nước; thực hiện việc huy động vốn cho ngân sách nhà nước và cho đầu tư phát triển thơng qua hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ theo quy định của pháp luật.
3.1.2. Ban hành các văn bản về thu ngân sách địa phương của tỉnh Hịa Bình
3.1.2.1. Hội đồng nhân dân tỉnh
Là cơ quan quyền lực cao nhất tại địa phương, HĐND được trao quyền quyết định một số khoản thu phí, lệ phí để tạo nguồn thu cho địa phương; các khoản thu trong giai đoạn 2016 - 2018 được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật như sau:
Nghị quyết số 40/2016/NQ-HĐND ngày 07/12/2016 Ban hành quy định danh mục chi tiết, mức thu, miễn giảm và tỷ lệ (%) trích nộp những khoản phí, lệ phí; Nghị quyết số 28/2016/NQ-HĐND ngày 05/12/2016 Ban hành quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách địa phương thời kỳ ổn định ngân sách giai đoạn 2017 - 2020; Nghị quyết số 23/2016/NQ-HĐND ngày 04/8/2016 Ban hành quy định mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2016 - 2017 đến năm học 2020 - 2021 trên địa bàn tỉnh Hịa Bình; Nghị quyết số 21/NQ-HĐND ngày 04/8/2016 về bổ sung Điều 1, Nghị quyết số 75/2013/NQ-HĐND ngày 11/12/2013 về quy định mức thu phí bảo vệ mơi trường đối với thu nước thải sinh hoạt và tỷ lệ phần trăm trích lại cho cơ quan thu phí; Nghị quyết số 18/NQ-HĐND ngày 04/8/2016 về thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh Hịa Bình và quyết định tỷ lệ điều tiết khoản thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa; Nghị quyết số 17/NQ-HĐND ngày 04/8/2016 về sửa đổi bổ sung quy định mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khống sản; phí thẩm định cấp quyền sử dụng đất và lệ phí hộ tịch, đăng kí nơi cư trú, chứng minh nhân dân tại Nghị quyết số 96/2014/NQ-HĐND ngày 16/7/2014; Nghị quyết số 110/2014/NQ-HĐND ngày 05/12/2014 về quy định mức thu, tỷ lệ để lại chi cho công tác tổ chức thu và phần trăm điều tiết nguồn thu phí sử dụng