Phân biệt tội vi phạm các quy định về quản lí rừng (Điều 176)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tội vi phạm các quy định về quản lý rừng trong luật hình sự việt nam (Trang 63 - 66)

với Tội hủy hoại rừng (Điều 189)

Tội hủy hoại rừng vốn được tách ra từ Điều 181 Bộ luật Hình sự năm 1985 do tính chất khách thể bị xâm hại và cũng vì Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định một chương mới - Chương các tội xâm phạm về môi trường, nên Tội Hủy hoại rừng được đưa vào chương này, với mục đích thực hiện ngun tắc cá thể hóa trách nhiệm hình sự và phân biệt đối với những hành vi phạm tội. Ở hai tội này có những điểm khác nhau.

Về khách thể bị xâm hại: Ở Điều 176 Bộ luật Hình sự năm 1999 đó

chính là những quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế còn ở Điều 189 Bộ luật Hình sự năm 1999 là những quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường. Đây là những quy định nhằm đảm bảo cho sự cân bằng sinh thái, sự ổn định của các yếu tố tự nhiên, môi trường, bảo vệ và phát triển giống loài, hệ thực vật… và là những yếu tố tồn tại không thể thiếu cho cuộc sống con người. Đối tượng tác động mà hành vi phạm tội hướng đến trong tội vi phạm các quy định về quản lý rừng Điều 176, đó chính là những chính sách, những quy định về quản lý kinh tế trong quản lý rừng. Thông qua sự tác động vào những quy định này người phạm tội đã không thực hiện đúng chế độ quản lý gây thiệt hại cho lợi ích kinh tế của Nhà nước, tổ chức, cơng dân. Cịn ở Điều 189, đó chính là rừng và các sản phẩm của rừng như gỗ các lâm thổ sản khác.

Về mặt khách quan: Hai tội này cũng có những điểm khác biệt chủ

yếu giữa một bên Điều 176 là hành động hoặc không hành động tạo ra các quyết định hành chính cho phép người khác thực hiện giữa một bên Điều 189 là trực tiếp hành động tác động trực tiếp đến rừng. Từ hành vi trái pháp luật

tạo cơ sở cho những hành vi trái pháp luật khác. Đó có thể cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, giao đất, giao rừng, đốt, phá rừng trái pháp luật.

Về mục đích của người phạm tội: Khi thực hiện hành vi phạm tội với

lỗi cố ý, điều họ nhận thức được đó là việc làm của họ gây hủy hoại cho môi trường sinh thái, họ mong muốn và chấp nhận để hậu quả xảy ra. Do vậy, ngồi động cơ vụ lợi vì mục đích kinh tế như người có hành vi vi phạm các quy định về quản lý rừng, tội Hủy hoại rừng có thể được thực hiện với những động cơ mục đích khác nhau. Đó có thể là vì động cơ cá nhân có thể thỏa mãn những mâu thuẫn nội bộ hoặc vì động cơ đê hèn để trả thù thỏa mãn ganh ghét cá nhân. Dù xuất phát từ những động cơ khác nhau nhưng mục đích mà họ hướng tới chính là việc hủy hoại rừng, làm cho hệ sinh thái bị hủy diệt, khả năng tồn tại và phát triển của rừng bị ngăn chặn qua đó làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.

Về chủ thể: Nếu như ở Điều 176 địi hỏi đó là chủ thể đặc biệt người phạm tội là người có chức vụ quyền hạn thì Điều 189 khơng địi hỏi ở dấu hiệu này, chủ thể của tội phạm là bất kỳ ai có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định, dù đó là chủ rừng tự hủy hoại rừng do mình được giao để chăm sóc hoặc chủ rừng tự hủy hoại do mình đầu tư. Điều này xác định tính nghiêm khắc của nhà nước ta trong lĩnh vực bảo vệ môi trường vốn đang là vấn đề cấp bách hiện nay.

2.5.3. Phân biệt tội vi phạm các quy định về quản lí rừng (Điều 176)

với tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ (Điều 281)

Giữa Điều 176 và Điều 281 Bộ luật Hình sự năm 1999 có nhiều điểm rất giống nhau về chủ thể đều phải là những chủ thể đặc biệt có chức vụ, quyền hạn gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, tổ chức, của cá nhân cơng dân. Về mục đích của người phạm tội ở hai Điều 176 và Điều 281 Bộ luật Hình sự năm 1999 đều là vụ lợi hay động cơ cá nhân.

Về khách thể tội phạm, Ở Điều 176 Bộ luật Hình sự năm 1999 khách

thể bị xâm phạm đó là những quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, còn Điều 281 Bộ luật Hình sự năm 1999 là xâm phạm tới hoạt động đúng đắn của các cơ quan nhà nước gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, tổ chức, của cá nhân cơng dân. Đây là nhóm tội phạm về chức vụ, cụ thể các tội phạm về tham nhũng, có hành vi xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức do người có chức vụ thực hiện trong khi thi hành công vụ.

Về mặt khách quan: Hai tội này cũng có những điểm khác biệt chủ

yếu giữa một bên Điều 176 là hành động hoặc không hành động tạo ra các quyết định hành chính cho phép người khác thực hiện. Đó có thể cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, giao đất, giao rừng, khai thác, vận chuyển lâm sản trái pháp luật giữa một bên Điều 281 là trực tiếp hành động làm trái công vụ và hành vi làm trái cơng vụ đã gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, của tổ chức hay lợi ích của cơng dân. Từ hành vi trái pháp luật tạo cơ sở cho những hành vi trái pháp luật khác.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

1. Tội vi phạm các quy định về quản lý rừng đã được quy định rất sớm. Đây là một tội danh được các Bộ luật Hình sự phong kiến Việt Nam quy định.

2. Nghiên cứu qui định về tội vi phạm các quy định về quản lý rừng trong pháp luật hình sự Việt Nam từ thời phong kiến đến nay, học viên nhận thấy được quá trình vận động theo quy luật khách quan, vừa mang tính kế thừa, phát triển của qui định này, tuy nhiên cũng không tránh khỏi những bước lùi cục bộ. Nhưng tóm lại, ta đều nhận thấy cho dù ở giai đoạn lịch sử nào, tội vi phạm các quy định về quản lý rừng cũng nhận được sự quan tâm của các nhà lập pháp. Đánh giá cả quá trình, ta thấy được qui định về tội vi phạm các quy định về quản lý rừng theo tiến trình của lịch sử đã từng bước hoàn thiện trên cơ sở kế thừa những điểm tiến bộ và khắc phục những hạn chế thiếu sót của các Bộ luật Hình sự trước đó.

Chương 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tội vi phạm các quy định về quản lý rừng trong luật hình sự việt nam (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)