PHÂN BIỆT TỘI VI PHẠM CÁC QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ RỪNG VỚI MỘT SỐ TỘI PHẠM THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tội vi phạm các quy định về quản lý rừng trong luật hình sự việt nam (Trang 61 - 63)

VỚI MỘT SỐ TỘI PHẠM THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 2.5.1. Phân biệt tội vi phạm các quy định về quản lí rừng (Điều 176)

với tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng (Điều 175)

Đây là hai tội cùng được quy định ở chương các tội phạm trật tự quản lý kinh tế.

Về khách thể tội phạm: Cùng giống nhau là tội đều xâm phạm đến trật tự

quản lý Nhà nước về kinh tế gây thiệt hại cho Nhà nước. Tuy nhiên, đối tượng tác động của hai tội này là khác nhau, ở Điều 176 Bộ luật Hình sự năm 1999 đối tượng tác động chính là những chính sách, những quy định về quản lý kinh tế trong quản lý rừng. Thông qua sự tác động vào những quy định này người phạm tội đã không thực hiện đúng chế độ quản lý gây thiệt hại cho lợi ích kinh tế của Nhà nước, tổ chức và cơng dân cịn ở Điều 175 Bộ luật Hình sự năm 1999, đó chính là rừng và các sản phẩm của rừng như gỗ các lâm thổ sản khác.

Về mặt khách quan: Giữa hai tội có sự khác nhau chủ yếu giữa một

bên (Điều 176) là hành động hoặc không hành động tạo ra các quyết định hành chính cho phép người khác thực hiện giữa một bên (Điều 175) là trực tiếp hành động hoặc không hành động tác động trực tiếp đến rừng. Từ hành vi trái pháp luật tạo cơ sở cho những hành vi trái pháp luật khác. Đó có thể cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, giao đất, giao rừng, cho phép khai thác vận chuyển lâm sản trái pháp luật.

Về chủ thể: Cũng từ mặt khách quan cho thấy để thực hiện được

những hành vi khách quan của tội phạm đòi hỏi một dấu hiệu khác đó là chủ thể đặc biệt đối với Điều 176 người phạm tội là người có chức vụ quyền hạn trong khi Điều 175 khơng địi hỏi ở dấu hiệu này.

Về mặt chủ quan: Cũng phù hợp với đối tượng tác động, hành vi

khách quan và chủ thể của tội phạm, mặt chủ quan của tội vi phạm các quy định về quản lý rừng và tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng cũng có sự khác nhau, giữa một bên Điều 175 người phạm tội có thể là lỗi cố ý hoặc vô ý và một bên Điều 176 ln địi hỏi dấu hiệu lỗi cố ý. Nếu với lỗi vô ý người phạm tội sẽ không áp dụng theo Điều 176 Bộ luật Hình sự năm 1999 mà có thể chuyển sang truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 285 Bộ luật Hình sự năm 1999 tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Trên đây là một số nét cơ bản để phân biệt hai tội.

Ví dụ: Tháng 6 năm 2008 các bị cáo Vi Văn Đức, Sạch Văn Thành,

Dương Văn Đông, Hà Văn Cảnh và Bế Văn Hùng đã có hành vi khai thác trái phép 01 cây gỗ nghiến nhóm IIA tại lơ 2, khoảng 400 rừng đặc dụng Vằng Khiêu, Bản Lãm, xã Khau Tinh, Huyên Na Hang, Tỉnh Tuyên Quang có khối lượng gỗ quy tròn là 10,738m3

.

Tháng 8 năm 2008 các bị cáo Vi Văn Đức, Sạch Văn Thành, Hoàng Văn Cha, Hoàng Văn Cường, Dương Văn Tu lại có hành vi khai thác gỗ trái phép tại lô 1, khoảng 400, rừng đặc dụng Vằng Khiêu, Bản Lãm, xã Khau Tinh Na Hang, Tuyên Quang. Sự tham gia khối lượng gỗ của từng bị cáo là: Bị cáo Đức, Thành khai thác trái phép 02 cây gỗ trai lý nhóm IIA có khối lượng quy trịn là 12,780m3,

bị cáo Cha 02 cây gỗ trai lý nhóm IIA có khối lượng quy tròn là 12,780m3 và 01 cây gỗ Bo nhóm VIII có khối lượng là 0,306m3, bị cáo Cường 01 cây gỗ trai lý nhóm IIA có khối lượng là 10,819m3

, bị cáo Tu 01 gỗ trai lý nhóm IIA có khối lượng là 6,102m3

và 01 cây gỗ Bo nhóm VIII có khối lượng là 0,306m3

(theo bản án hình sự sơ thẩm số 01/2009/HSST ngày 05/5/2009 của Tòa án nhân dân Huyện Na Hang, Tuyên Quang). Trong vụ án này, các bị cáo khơng có giấy phép khai thác gỗ, khơng được cấp có thẩm quyền cho phép khai thác nhưng đã tự tiện, lén lút khai thác gỗ một cách trái phép. Số lượng gỗ khai thác trái phép vượt quá mức quy định

xử lý hành chính quy định tại điểm c khoản 3 Điều 19 Nghị định số 159/ NĐ-CP ngày 30/10/2007 của Chính phủ. Nên hành vi của các bị cáo đã vi phạm khoản 2 Điều 175 Bộ luật Hình sự năm 1999 tội vi phạm quy định về khai thác và bảo vệ rừng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tội vi phạm các quy định về quản lý rừng trong luật hình sự việt nam (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)