Chủ thể của tội phạm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tội vi phạm các quy định về quản lý rừng trong luật hình sự việt nam (Trang 30 - 35)

Trong phạm vi đề tài nghiên cứu của học viên, khái niệm chủ thể của tội vi phạm các quy định về quản lý rừng được xây dựng trong tổng thể bốn yếu tố cấu thành tội phạm. Khi xem xét về chủ thể sẽ đặt trong mối quan hệ với ba yếu tố còn lại và xem chủ thể của tội phạm trong tổng thể bốn yếu tố cấu thành tội phạm không tách rời.

Chủ thể của tội phạm nói chung hay chủ thể của tội vi phạm các quy định về quản lý rừng nói riêng, theo qui định của pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành chỉ có thể là con người cụ thể. Nhưng khơng phải ai cũng có thể trở thành chủ thể của tội phạm. Hay nói cách khác, một người khi có đủ những điều kiện nhất định mới là chủ thể của tội phạm. Năng lực trách nhiệm hình sự và độ tuổi là những dấu hiệu pháp lý bắt buộc của chủ thể của tội phạm. Một người chỉ có thể có lỗi khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nếu họ có năng lực nhận thức được địi hỏi của xã hội và có năng lực điều khiển được xử sự của mình phù hợp với địi hỏi đó. Năng lực này khơng phải khi sinh ra đã có. Để có được, con người phải đạt độ tuổi nhất định. Chỉ khi có năng lực trách nhiệm hình sự con người mới có thể có lỗi và mới có thể phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình.

Về khái niệm chủ thể của tội phạm trong khoa học hình sự hiện nay có một số các khái niệm. PGS.TS Nguyễn Ngọc Hòa cho rằng: "Chủ thể của tội phạm là người có năng lực trách nhiệm hình sự, đạt độ tuổi luật định và đã thực hiện hành vi phạm tội cụ thể" [40]. Năng lực trách nhiệm hình sự và độ tuổi là những dấu hiệu pháp lý bắt buộc của chủ thể của tội phạm. Một người chỉ có thể có lỗi khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nếu họ có năng lực nhận thức được địi hỏi của xã hội và có năng lực điều khiển được xử sự của mình phù hợp với địi hỏi đó. Chỉ khi có năng lực trách nhiệm hình sự con người mới có thể có lỗi và mới phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình.

Cũng là khái niệm chủ thể GS.TSKH Lê Cảm lại cho rằng:

Chủ thể của tội phạm là người đã có lỗi (cố ý hoặc vô ý) trong việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm, có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo luật định (ngồi ra, trong một số trường hợp cụ thể chủ thể của tội phạm cịn có một số dấu hiệu bổ sung đặc biệt do quy phạm pháp luật hình sự tương ứng qui định) [7].

Như vậy chủ thể của tội phạm có thể hiểu đó chính là những con người cụ thể có năng lực trách nhiệm hình sự đạt độ tuổi do luật định và đã thực hiện hành vi phạm tội.

Về năng lực trách nhiệm hình sự

"Năng lực trách nhiệm hình sự là năng lực nhận thức được ý nghĩa xã hội của hành vi của mình và điều khiển được hành vi theo địi hỏi của xã hội" [69].

Người có năng lực trách nhiệm hình sự là người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội có khả năng nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình và có khả năng kiềm chế hành vi đó để lựa chọn thực hiện hành vi khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội. Do vậy, năng lực trách nhiệm hình sự là điều kiện cần thiết để có thể xác định một người có lỗi khi họ thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Chỉ những người có năng lực trách nhiệm hình sự mới có thể có lỗi và mới có thể là chủ thể của tội phạm khi đã đạt độ tuổi luật định - tuổi chịu trách nhiệm hình sự.

Năng lực trách nhiệm hình sự là năng lực của tự ý thức được hình thành trong quá trình phát triển của các thể về mặt tự nhiên và xã hội. ở mỗi con người bình thường đều có khả năng hình thành, phát triển ý thức và tự ý thức, nhưng phải trải qua quá trình hoạt động và giáo dục trong điều kiện xã hội, khả năng đó mới có thể trở thành hiện thực.

Luật hình sự việt nam không qui định năng lực trách nhiệm hình sự một cách trực tiếp mà qui định gián tiếp qua quy định tuổi chịu trách nhiệm hình sự và qui định về tình trạng khơng có năng lực trách nhiệm hình sự. Sở dĩ có thể qui định theo cách này vì giữa độ tuổi và năng lực trách nhiệm hình sự có quan hệ với nhau, trong đó độ tuổi là điều kiện để có năng lực trách nhiệm hình sự. Với việc qui định này, Luật hình sự Việt Nam mặc nhiên thừa nhận những người đã đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự nói chung là có năng lực trách nhiệm hình sự. Trong thực tiễn áp dụng, các cơ quan có trách

nhiệm khơng địi hỏi phải đánh giá từng trường hợp là có năng lực trách nhiệm hình sự hay khơng mà chỉ phải xác định độ tuổi và cá biệt nếu có sự nghi ngờ, mới cần phải kiểm tra có phải là trường hợp trong tình trạng khơng có năng lực trách nhiệm hình sự hay khơng.

Tình trạng khơng có năng lực trách nhiệm hình sự là tình trạng của người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi.

Như vậy, năng lực trách nhiệm hình sự chỉ được hình thành khi con người đã đạt độ tuổi nhất định và năng lực đó sẽ tiếp tục phát triển và hồn thiện trong thời gian nhất định tiếp theo. Khi đạt độ tuổi đó, con người nói chung sẽ có năng lực trách nhiệm hình sự, trừ những trường hợp cá biệt những trường hợp mà luật hình sự coi là trong tình trạng khơng có năng lực trách nhiệm hình sự.

Tuổi chịu trách nhiệm hình sự

Tuổi chịu trách nhiệm hình sự là "độ tuổi được luật hình sự qui định là điều kiện để một người phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi đã thực hiện của mình" [69].

Việc qui định tuổi chịu trách nhiệm hình sự khơng chỉ phản ánh chính sách hình sự của nhà nước đối với người chưa thành niên có hành vi phạm pháp luật mà còn xuất phát từ cơ sở: Con người khi đến độ tuổi nhất định mới có được năng lực trách nhiệm hình sự - năng lực nhận thức được ý nghĩa xã hội của hành vi và năng lực điều khiển hành vi theo sự nhận thức đó và chỉ khi có năng lực đó mới có thể buộc họ phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội của mình. Nhà nước ta xác định người từ đủ 14 tuổi bắt đầu có năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 16 tuổi có năng lực trách nhiệm hình sự đầy đủ.

Như vậy, chủ thể của tội phạm theo Điều 176 Bộ luật Hình sự năm 1999 là những chủ thể đặc biệt có chức vụ, quyền hạn đó là cán bộ nhà nước

trong các lâm trường, cán bộ có chức vụ quyền hạn. Họ có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.

Vấn đề đồng phạm

Tội vi phạm các quy định về quản lý rừng, thông thường các vụ án được đưa ra xét xử theo tội danh này ln có đồng phạm. Đồng phạm là trường hợp nhiều người cùng cố ý thực hiện một tội phạm. Dựa vào những đặc điểm của hành vi khách quan, địa điểm phạm tội, những điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến việc phạm tội, chúng ta thấy rằng tội vi phạm các quy định về quản lý rừng khi thực hiện việc phạm tội dưới hình thức đồng phạm. Bởi lẽ thực hiện hành vi giao, thu hồi, cho khai thác, vận chuyển lâm sản… liên quan nhiều khâu, giai đoạn nên cần có nhiều người để tổ chức thực hiện. Trong vụ án đồng phạm đó cũng có thể đồng phạm giản đơn hay phạm tội có tổ chức. Đối với đồng phạm có tổ chức thường xác định đó là người chỉ huy việc thực hiện tội phạm.

Về người giúp sức: Đó là dạng người tạo ra những điều kiện vật chất

hay tinh thần cho việc thực hiện tội phạm. Đối với việc phạm tội vi phạm các quy định về quản lý rừng người giúp sức thường là người có chức vụ, quyền hạn (cấp trên) đưa ra các quyết định để người có chức vụ, quyền hạn (cấp dưới) giao đất rừng, thu hồi rừng, cho phép khai thác, vận chuyển lâm sản trái pháp luật… nhưng họ không trực tiếp thực hiện việc phạm tội.

Về người xúi giục: Đây là loại người ít gặp nhất trong vụ án phạm tội

có tổ chức trong tội vi phạm các quy định về quản lý rừng bởi những người này là kích động dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện việc phạm tội. Thực tế, đối với tội phạm này có khơng ít người phạm tội bị dụ dỗ, thúc đẩy vào việc phạm tội thường ở dạng lôi kéo. Tuy nhiên, xác định yếu tố bị dụ dỗ, thúc đẩy cũng chỉ có ý nghĩa trong việc xác định động cơ, mục đích phạm tội để đánh giá khách quan khi lượng hình chứ khơng có ý nghĩa trong việc xác định phạm tội có tổ chức. Bởi lẽ, thường những người xúi giục là người thực hành

khơng có sự cấu kết chặt chẽ thông qua việc bàn bạc, phối hợp hoặc phân công. Do vậy, dù xác định người xúi giục lẫn người bị xúi giục cũng chưa đủ cơ sở để kết luận là việc phạm tội có tổ chức.

Về người thực hành: Đây loại người trực tiếp thực hiện việc phạm tội.

Trong tội vi phạm các quy định về quản lý rừng dạng người thực hành là dạng người tự mình thực hiện tội phạm. Người thực hành có thể bằng nhiều cách thức khác nhau, sử dụng nhiều loại công cụ, phương pháp, thủ đoạn phạm tội để trực tiếp tác động đến các đối tượng, làm làm biến đổi chúng xâm hại đến khách thể. Những hành vi chủ yếu hành động tạo ra các quyết định hành chính cho phép người khác khai thác trái phép, vận chuyển lâm sản trái pháp luật hoặc đưa ra các quyết định hành chính giao rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng trái pháp luật... Đây là những hành vi gây thiệt hại cho rừng.

Tóm lại, vấn đề đồng phạm trong tội vi phạm các quy định về quản lý rừng đó là hình thức đồng phạm giản đơn, là hình thức đồng phạm mà trên thực tế xảy ra phổ biến nhất. Trong việc thực hiện tội phạm có nhiều người tham gia, họ cùng là những người có chức vụ, quyền hạn. Họ thống nhất về mục đích, cùng thực hiện việc phạm tội, hưởng lợi từ hành vi trái pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tội vi phạm các quy định về quản lý rừng trong luật hình sự việt nam (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)