sự của nƣớc Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
Bộ luật Hình sự của nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa ban hành ngày 01/7/1979 với sự sửa đổi, bổ sung gần đây nhất vào ngày 28/02/2005 gồm có 10 chương với 452 Điều, trong đó chương VI quy định "Tội xâm
phạm trật tự quản lý xã hội". Mục 6 quy định "các tội xâm phạm việc bảo vệ
tài nguyên môi trường" từ Điều 338 đến Điều 346. Trong chương này các nhà làm luật đã quy định hai điều về tội có liên quan đến việc khai thác, vận chuyển và bn bán gỗ trái phép đó là Điều 344 và Điều 345. Khác với quy định trong Bộ luật Hình sự của Việt Nam và nhiều nước khác, các điều trong Bộ luật Hình sự Trung Quốc khơng có tên điều luật cụ thể.
Điều 344 quy định:
Người nào vi phạm quy định Luật bảo vệ rừng; hành vi chặt phá trái phép những cây gỗ quý, hoặc thu mua vận chuyển, buôn bán các loại cây gỗ quý hoặc cây trồng khác và sản phẩm chế tác được bảo hộ trọng điểm quốc gia thì bị phạt tù đến ba năm, cải tạo lao động hoặc quản chế và bị phạt tiền hoặc chỉ bị phạt tiền; nếu có tình tiết nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 3 năm đến 7 năm và bị phạt tiền [44].
Điều 345 quy định:
Người nào chặt trộm rừng hoặc các loại cây lấy gỗ khác với số lượng tương đối lớn, thì bị xử phạt đến 3 năm, cải tạo lao động hoặc quản chế và bị phạt tiền; nếu số lượng lớn thì bị phạt từ 3 năm đến 7 năm và bị phạt tiền; với số lượng đặc biệt lớn, thì bị phạt tù từ 7 năm trở lên và bị phạt tiền.
Người nào vi phạm quy định của luật bảo vệ rừng, chặt phá rừng bừa bãi hoặc lấy cây gỗ khác, với số lượng tương đối lớn thì bị phạt tù đến 3 năm, cải tạo lao động hoặc quản chế và bị phạt tiền hoặc chỉ bị phạt tiền; với số lượng lớn thì bị xử phạt từ 3 năm đến 7 năm và bị phạt tiền.
Người nào biết rõ gỗ do chặt trộm mà vẫn thu mua, vận chuyển, có tình tiết nghiêm trọng, thì bị phạt tù đến 3 năm, cải tạo lao động hoặc quản chế và bị phạt tiền hoặc chỉ bị phạt tiền; nếu có tình tiết đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 3 năm đến 7 năm và bị phạt tiền [44].
Nghiên cứu Điều 344 và Điều 345 Bộ luật Hình sự Trung Quốc chúng ta thấy:
Mặt khách quan của loại tội này, các nhà làm luật Trung Quốc đã chỉ ra những dấu hiệu cơ bản đó là hành vi vi phạm của Luật bảo vệ và phát triển rừng như những hành vi chặt phá trái phép những cây gỗ quý, hoặc thu mua vận chuyển, buôn bán các loại cây gỗ quý hoặc cây trồng khác và sản phẩm chế tác được bảo hộ trọng điểm quốc gia; hành vi chặt trộm rừng và các loại cây lấy gỗ khác; hành vi của người biết rõ gỗ do chặt trộm mà vẫn thu mua vận chuyển.
Tính chất nguy hiểm cho xã hội của những hành vi này là đã xâm phạm đến chế độ quản lý, khai thác, bảo vệ rừng của Nhà nước, xâm phạm đến trật tự quản lý kinh tế của nhà nước đồng thời làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.
Khách thể trực tiếp của loại tội phạm này là các quan hệ xã hội trong lĩnh vực quản lý khai thác và bảo vệ rừng. Đối tượng tác động của loại tội phạm này là các loại cây gỗ quý, các loại cây trồng khác kể cả sản phẩm chế tác được bảo hộ trọng điểm quốc gia.
Điều 344 có cấu thành hình thức, nghĩa là cứ thực hiện một trong ba loại hành vi:
- Hành vi chặt phá, hủy hoại nhưng cây gỗ quý.
- Thu mua, vận chuyển, gia công, buôn bán các loại cây gỗ quý.
- Chặt phá, hủy hoại trái phép hoặc thu mua, vận chuyển, gia công, buôn bán các loại cây trồng khác và sản phẩm chế tác được bảo hộ trọng điểm quốc gia.
Thì bị coi là tội phạm không cần phải gây ra hậu quả.
Đối với tội danh quy định tại Điều 344, phạm tội trong trường hợp có tình tiết nghiêm trọng là tình tiết định khung tăng nặng.
Điều 345 có cấu thành vật chất, nghĩa là hành vi bị coi là phạm tội chỉ khi nó gây ra hậu quả nhất định. Hay nói cách khác, hậu quả là dấu hiệu bắt buộc trong việc xác định có phạm tội hay không phạm tội. Như vậy, theo Điều 345 thì người nào chặt phá trái phép cây rừng với số lượng tương đối lớn mới bị coi là tội phạm. Phạm tội trong trường hợp có số lượng rất lớn hoặc đặc biệt lớn thì sẽ phải chịu hình phạt nặng hơn.
Hành vi chặt cây rừng trái phép quy định ba khung hình phạt khác nhau căn cứ vào số lượng cây bị chặt cụ thể là:
Khung 1: Số lượng tương đối lớn, có thể bị xử phạt tù đến ba năm, cải
tạo lao động hoặc quản chế và bị phạt tiền hoặc chỉ bị phạt tiền.
Khung 2: Số lượng lớn, có thể bị xử phạt từ ba năm đến bảy năm trở
lên và bị phạt tiền.
Khung 3: Số lượng đặc biệt lớn, có thể bị xử phạt tù từ bảy năm trở
lên và bị phạt tiền.
Đối với hành vi của người biết rõ gỗ do chặt trộm mà vẫn thu mua, vận chuyển thì chỉ bị coi là tội phạm khi có "tình tiết nghiêm trọng". Loại tội phạm này có hai khung hình phạt:
Khung 1: Tình tiết nghiêm trọng, có thể bị phạt tù giam đến ba năm,
Khung 2: Tình tiết đặc biệt nghiêm trọng, có thể bị phạt tù từ ba năm
đến bảy năm và bị phạt tiền.
Điều 346 Bộ luật Hình sự Trung Quốc quy định phạt tiền đối với những đơn vị vi phạm các tội quy định tại Điều 344 và Điều 345; riêng đối với những người quản lý trực tiếp và những nhân viên chịu trách nhiệm trực tiếp khác sẽ bị xử phạt theo quy định tại các điều luật tương ứng.
Một điều dễ nhận thấy trong các quy định tại Điều 344 và Điều 345 Bộ luật Hình sự Trung Quốc là những yếu tố định lượng đặc trưng cho một tội phạm về khai thác rừng như số lượng tương đối lớn, số lượng lớn, số lượng đặc biệt lớn là bao nhiêu hay như thế nào thì được coi là có tình tiết nghiêm trọng, tình tiết đặc biệt nghiêm trọng thì lại chưa được quy định rõ ràng.
Thành công của các nhà làm luật Trung Quốc là đã liệt kê được khá đầy đủ những hành vi vi phạm các quy định về khai thác rừng phổ biến nhất hiện nay đồng thời cũng đã cố gắng đưa ra được một số yếu tố mang tính định lượng trong điều luật. Tuy nhiên việc thiếu định lượng cụ thể phần nào cũng gây khó khăn cho việc hiểu và áp dụng pháp luật thống nhất trên thực tế.