LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN TRƢỚC KHI BAN HÀNH BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1985
Cách mạng tháng Tám thành công, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử cách mạng Việt nam. Cùng với việc ra đời của Nhà nước, nhân dân ta vừa phải xây dựng, củng cố chính quyền vừa phải tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Đảng đã xác định ba nhiệm vụ lớn ngay khi giành được độc lập là diệt giặc đói, diệt giặc dốt và diệt giặc ngoại xâm, trong đó giữ vững chính quyền là nhiệm vụ hàng đầu. Với điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội giai đoạn này không cho phép Nhà nước ban hành ngay các văn bản pháp luật. Do vậy, ngày 10/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành Sắc lệnh số 47/SL quy định tạm thời về việc sử dụng luật lệ cũ hiện hành ở Việt Nam, trong đó có Bộ Luật hình An Nam, Bộ Hồng Việt hình luật và Bộ Hình pháp tu chính. Theo nội dung Sắc lệnh này, thì khi xét xử, Tịa án xét xử theo luật hình cũ mà thực dân phong kiến đã để ra nhưng với điều kiện không được trái với nguyên tắc độc lập của nước Việt Nam và chính thể dân chủ cộng hịa. Ở giai
đoạn năm 1945 đến năm 1954, việc xét xử các tội phạm nói chung và tội vi phạm về quản lý rừng nói riêng chủ yếu vẫn dựa vào luật lệ hình sự. Nhìn chung ở thời kỳ này chúng ta chỉ có một số các văn bản pháp luật quy định về hành vi vi phạm quản lý rừng như: Sắc lệnh số 142/ SL ngày 21/12/1949 quy định việc lập biên bản các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ rừng, Sắc lệnh số 26/SL ngày 25/02/1946 về các tội phá hoại công sản, Sắc lệnh số 267/SL ngày 15/6/1946 về các âm mưu và hành động phá hoại tài sản của Nhà nước, Hợp tác xã và của nhân dân làm cản trở việc thực hiện chính sách, kế hoạch Nhà nước. Các văn bản quy định cụ thể là thông tư số 1303 BCN ngày 28/6/ 1946 của liên nội vụ - công nghiệp đã quy định điều chỉnh những hành vi xâm hại đến rừng. Để bảo vệ rừng thông tư nêu rõ sẽ tịch thu, truy tố trừng phạt đối với những hành vi: những ai chặt cây hay lấy bất cứ sản vật gì trong rừng mà khơng có giấy phép của Sở lâm chính và trốn tránh khơng trả món tiền khốn, những ai mang lâm sản đi mà khơng có giấy má chứng minh hẳn hoi, chặt cây không đúng phân tấc đã định, chặt cây cấm, những ai đặt những doanh nghiệp, hay chế tạo lâm sản, lị than, vơi, gạch, xưởng củi,... trong rừng hay cách rừng từ hai cây số trở lên mà khơng có giấy phép, những ai đốt nương khơng có giấy phép hay đốt những miền mà tập tục ấy bị cấm ngặt,… Thông tư 1303-BCN đã điều chỉnh nhiều loại hành vi, thể hiện sự đánh giá cao về nguồn tài nguyên rừng và đặt ra nhiệm vụ bảo vệ chúng. Tuy ra đời sớm nhưng thông tư không được thực hiện trong thực tiễn bối cảnh toàn quốc kháng chiến chín năm trường kỳ chống thực dân Pháp. Nhưng qua thông tư, chúng ta cũng nhận thức được việc bảo vệ tài nguyên rừng luôn là vấn đề cấp thiết trong mọi thời kỳ và luôn được quan tâm của Nhà nước ta.
Giai đoạn từ năm 1955 - 1958, nhiều văn bản có liên quan đến rừng đã được ban hành, việc quy định rừng là tài sản của Nhà nước đã được quy định cụ thể trong Hiến pháp năm 1959. Điều 12 Hiến pháp năm 1959 của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa quy định: "Các hầm mỏ, sơng ngịi và rừng cây, đất hoang, tài nguyên khác mà pháp luật quy định là của Nhà nước, đều thuộc
sở hữu toàn dân" [51]. Như vậy từ những quy định riêng lẻ chủ yếu phục vụ an ninh quốc gia, vai trị giá trị nhiều mặt của rừng đã được chính thức ghi nhận trong Hiến pháp. Điều này có ý nghĩa to lớn bởi nó là cơ sở pháp lý quan trọng nhất để ban hành các văn bản pháp luật, điều chỉnh cụ thể các quan hệ xã hội liên quan đến lĩnh vực bảo vệ rừng và cũng chính là cơ sở để xây dựng hệ thống các cơ quan quản lý chun ngành phục vụ cho cơng tác đấu tranh phịng chống những loại tội phạm xâm hại đến rừng, bảo vệ có hiệu quả nguồn tài nguyên quý giá này cho đất nước. Giai đoạn này, đất nước tạm thời bị chia cắt làm hai miền. Hệ thống văn bản chủ yếu gồm Hiến pháp (Hiến pháp năm 1946 và Hiến pháp năm 1959), các sắc lệnh, pháp lệnh, nghị định, chỉ thị, thơng tư… Nhưng chưa có nhiều các đạo luật và bộ luật. Trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng, Nhà nước ban đầu ban hành một số văn bản pháp luật quan trọng điều chỉnh việc quản lý hoạt động khai thác lâm sản và bảo vệ rừng. Đáng chủ ý là các văn bản: Pháp lệnh quy định về quản lý nhà nước đối với với cơng tác phịng cháy và chữa cháy ngày 27/7/1961; Nghị định số 221-CP ngày 29/1/1961 của Hội đồng Chính phủ về việc phòng cháy và chữa cháy rừng. Nghị định số 39/CP ngày 5/4/1963 của Hội đồng Chính phủ ban hành điều lệ tạm thời về săn bắn, bắt chim, thú rừng; Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa ngày 21/10/1970; Pháp lệnh ngày 6/9/1972 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định việc bảo vệ rừng; Nghị quyết số 155/CP ngày 03/10/1973 của Hội đồng Chính phủ về việc thi hành pháp lệnh quy định việc bảo vệ rừng. Đặc biệt trong thời kỳ này, vấn đề bảo vệ rừng đã được đề cập trong đạo luật cao nhất của Nhà nước ta - Hiến pháp năm 1980. Điều 36 Hiến pháp năm 1980 quy định: "Các cơ quan nhà nước, xí nghiệp, hợp tác xã, đơn vị vũ trang nhân dân và cơng dân đều có nghĩa vụ thực hiện chính sách bảo vệ và tái sinh các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và cải thiện môi trường sống" [52].
Quy định này đã đặt cơ sở pháp lý quan trọng và cơ bản nhất cho sự điều chỉnh của pháp luật đối với quản lý và bảo vệ rừng.
Trước hết cần phải kể đến Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa ngày 21/10/1970. Mặc dù Pháp lệnh này không quy định tội vi phạm quản lý rừng nhưng những quy định của pháp lệnh cũng có thể áp dụng để trừng trị những hành vi vi phạm các quy định về quản lý rừng: Cố ý hủy hoại tài nguyên rừng, cố ý làm trái nguyên tắc, chính sách, chế độ, thể lệ về bảo vệ rừng, gây thiệt hại đến tài nguyên rừng, thiếu tinh thần trách nhiệm trách nhiệm hoặc cố ý làm cháy rừng, tàng trữ mua bán, vận chuyển trái phép lâm sản. Cụ thể các tội: Cố ý hủy hoại làm hư hỏng tài sản xã hội chủ nghĩa (Điều 6); Tội cố ý làm trái các nguyên tắc, chính sách chế độ, thể lệ về kinh tế, tài chính gây thiệt hại đến tài sản xã hội chủ nghĩa (Điều 12); Tội thiếu tinh thần trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản xã hội chủ nghĩa (Điều 14), Tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản xã hội chủ nghĩa (Điều 18).
Ví dụ: Điều 14 quy định:
1. Kẻ nào có nhiệm vụ trực tiếp trong công tác quản lý tài sản xã hội chủ nghĩa, vì tinh thần trách nhiệm mà khơng chấp hành hoặc chấp hành khơng đúng các ngun tắc, chính sách, chế độ, thể lệ, để mất mất hư hỏng, lãng phí, gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản xã hội chủ nghĩa thì bị phạt tù từ sáu tháng đến bảy năm.
2. Phạm tội trong trường hợp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm [66].
Căn cứ vào quy định trên đây thì hành vi thiếu tinh thần trách nhiệm, gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài nguyên rừng đều bị xử lý theo Điều 14 Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa. Hành vi này một mặt xâm hại trực tiếp đến tài sản xã hội chủ nghĩa, mặt khác cũng xâm hại đến chế độ quản lý bảo vệ rừng của Nhà nước ta. Tuy nhiên, trong các trường hợp này khách thể trực tiếp được bảo vệ ở đây là tài sản xã hội chủ nghĩa.
Ngày 06/09/1972 Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh quy định việc bảo về rừng. Theo đó tất cả các hành vi gây thiệt hại đến rừng
đều bị nghiêm cấm. Đó là: Cấm phá rừng. Những rừng tự nhiên và rừng trồng đều phải được bảo vệ nghiêm ngặt (Điều 3); Cấm mọi hành động chặt cây rừng trái với các điều quy định của Nhà nước (Điều 4); Chính phủ quy định những khu rừng cấm nhằm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ di tích lịch sử, bảo vệ sức khỏe, nghiên cứu khoa học hoặc các lợi ích đặc biệt khác.
Ở những khu rừng này, cấm chặt cây, trừ trường hợp để dọn rừng và tu bổ rừng, cấm săn, bắt chim, muông thú rừng (Điều 5), cấm phá rừng, đốt rừng để làm nước dẫy (Điều 6); Cấm đốt lửa ở trong rừng và ven rừng để dọn đường, hạ cây, lấy củi, săn thú rừng, cấm đốt đồi, bãi thuộc đất rừng để nuôi cỏ non (Điều 7); Cấm ngặt việc thả rông gia súc ở những khu rừng non, rừng mới trồng hoặc mới dặm cây non (Điều 8)...
Về đường lối xử lý đối với những hành vi phạm tội trong những điều quy định tại chương II của Pháp lệnh hoặc những hành vi tàng trữ, mua bán, vận chuyển tái phép lâm sản. Quy định hai trường hợp:
Thứ nhất: Nếu vi phạm mà không gây thiệt hại lớn đến tài nguyên
rừng thì bị cảnh cáo hoặc bị phạt tiền từ 01 đồng đến 200 đồng. Cơ quan kiểm lâm nhân dân huyện có quyền cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 100 đồng. Trong trường hợp số tiền phạt quá 100 đồng thì cơ quan kiểm lâm nhân dân tỉnh xét và xử lý (Điều 21 pháp lệnh).
Thứ hai: Nếu vi phạm mà gây thiệt hại lớn đến tài nguyên rừng hoặc
đã bị xử phạt mà cịn vi phạm thì sẽ truy tố trước Tịa án nhân dân và có thể bị phạt từ 3 tháng đến 2 năm và phạt tiền từ 200 đồng đến 2000 đồng, hoặc một trong hai hình phạt đó. Nếu cố ý hủy hoại tài nguyên rừng hoặc cố ý làm trái nguyên tắc, chính sách, chế độ, thể lệ về bảo vệ rừng gây thiệt hại đến tài nguyên rừng; thiếu tinh thần trách nhiệm hoặc vô ý làm cháy rừng hay là có những hành động khác gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài nguyên rừng thì bị xử phạt theo Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa ngày 21/10/1970.
Nếu người vi phạm cố ý phá hoại tài nguyên rừng vì mục đích phản cách mạng thì bị xử phạt theo Pháp lệnh trừng trị các tội phản cách mạng ngày 30/10/1967 (Điều 22).
Điều 24 của Pháp lệnh quy định: Người nào lạm dụng chức vụ, quyền hạn ra lệnh cho người thuộc thẩm quyền của mình chặt, phá rừng hoặc làm những việc khác gây thiệt hại đến tài nguyên rừng thì cũng bị xử lý theo các Điều 21, 22, 23 của Pháp lệnh quy định việc bảo vệ rừng.
Như vậy, Pháp lệnh quy định việc bảo vệ rừng năm 1972 đã quy định tương đối cụ thể và chi tiết các hành vi xâm hại đến rừng. Không giống với Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa, các chế tài áp dụng đối với hành vi hủy hoại rừng, làm cháy rừng, xâm phạm các động, thực vật trong rừng... được quy định trong Pháp lệnh bảo vệ rừng năm 1972 không những là chế tài để bảo vệ và phát triển rừng cũng như các tài nguyên thiên nhiên khác có trong rừng.
Trên cơ sở những kinh nghiệm đã đúc kết từ thực tiễn xét xử, trong báo cáo tổng kết công tác năm 1972 của Tòa án nhân dân tối cao có nêu: "Việc xét xử những vụ đốt phá rừng, các địa phương cần thấy rõ: Điều cơ bản để đấu tranh phòng, chống những loại hành vi này là, đi đôi với việc củng cố các Hợp tác xã nông nghiệp, định canh, định cư và đưa nông dân vào con đường làm ăn tập thể, cần phải đẩy mạnh cơng tác giáo dục chính sách, pháp luật trong đồng bào các dân tộc.
Việc xử lý về hình sự đối với loại tội phạm về bảo vệ rừng theo Điều 22 Pháp lệnh ngày 06/9/1972 hoặc các Điều 6, 14, 18 Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa chỉ nên hạn chế trong một số trường hợp như: Đã bị xử lý về mặt hành chính mà cịn vi phạm hoặc đã gây thiệt hại lớn. Khi xử lý, để đánh giá sự thiệt hại, nhất thiết cần có sự liên hệ chặt chẽ với các ngành hữu quan, nhất là đối với chính quyền và cơ quan lâm nghiệp địa phương". Bên cạnh những văn bản kể trên, cùng thời gian này Chính phủ và
các Bộ, Ngành đã ban hành hàng loạt các văn bản có liên quan về quản lý và bảo vệ rừng như: Quyết định số 41/TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định các khu rừng cấm; Nghị định số 221/CP của Thủ tướng Chính phủ về phịng cháy và chữa cháy rừng; Thơng tư số 24 - TT/75 ngày 29/9/1975 của Hội đồng Chính phủ cách mạng lâm thời về việc bảo vệ và khắc phục hồi rừng...