Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP: NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG THỰC VẬT CHO LÂM SẢN TẠI KHU RỪNG XÃ AN SINH,TX ĐÔNG TRIỀU TỈNH QUẢNG NINH (Trang 29 - 33)

Chƣơng 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1. Vị trí địa lý, địa hình

Vị trí địa lý

An Sinh là một xã miền núi, địa hình phức tạp với nhiều đồi núi chạy dọc theo hƣớng Đông Bắc - Tây Nam thuộc hệ vịng cung Đơng Triều. Chiều dài từ Tây sang Đơng dài 17 km, tồn xã có 17 thơn, trong đó có 11 thơn có rừng.

Tọa độ địa lý: 21°10’11’’B 106°32’0’’ Đ Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang.

Phía Tây giáp tỉnh Hải Dƣơng. Phía Đơng giáp xã Bình Khê.

Phía Nam giáp hai xã Bình Dƣơng và Việt Dân

Địa hình

- Địa hình rộng lớn thuộc cánh cung Đơng Triều, phía Bắc là vùng núi cao có độ dốc lớn từ phía Bắc xuống phía Nam; địa hình cao thấp không đồng đều trên địa bàn, phía Nam là vùng đồi núi thấp tạo thung lũng và ruộng bậc thang.

- Trạng thái rừng: Rừng tự nhiên trên địa bàn xã chủ yếu là rừng non, rừng trồng từ cấp tuổi 1 đến cấp tuổi 5, rừng trồng gồm các loại cây: Thông nhựa, thông Mã Vĩ, bạch đàn và keo, đƣợc trồng tập trung ở các thôn Tân Tiến, Chân Hồ, Thành Long, Lục Dong, Đa Đôi, Tam Hồng, Ba Xã, Bãi Dài, Trại Lốc 1, Trại Lốc 2, Nghĩa Hƣng, khu vực Khe Chè và Ngọa Vân. Phần lớn là rừng của công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đơng Triều.

3.1.2. Khí hậu thủy văn

An Sinh là một xã khu vực miền núi chịu ảnh hƣởng chung của khí hậu gió mùa. Có hai hƣớng gió mùa chính:

- Gió Đơng Nam: Xuất hiện vào mùa mƣa thổi từ biển vào mang theo hơi nƣớc và gây ra mƣa lớn.

25

- Gió mùa Đơng Bắc: Xuất hiện vào mùa khô từ tháng 10 năm trƣớc đến tháng 4 năm sau, gió Đơng Bắc về thƣờng lạnh và mang theo gió rét.

Hàng năm, thƣờng chịu ảnh hƣởng trực của 3-5 cơn bão với cấp gió từ cấp 8 đến cấp 10, giật trên cấp 10.

Thời tiết thể hiện các mùa mƣa và hanh khô khá rõ rệt. Trong năm, vào các tháng 1, 2, 3 và 10, 11, 12 là các tháng hanh khô và có gió mùa Đơng Bắc, đem theo khơng khí lạnh ảnh hƣởng trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh rừng và thƣờng xảy ra cháy rừng. Thời điểm thƣờng phát lửa cháy rừng từ 16 giờ đến 22 giờ.

Nhiệt độ trung bình năm là 22°C, mùa Đông từ tháng 10 đến tháng 12, mùa hè từ tháng 5 đến tháng 7. Lƣợng mƣa trung bình là 1.790mm tập trung vào tháng 7 đến tháng 9, khô hạn vào tháng 1, 2, độ ẩm khơng khí trung bình là 80%.

3.1.3. Nguồn tài nguyên

Đất tự nhiên

Tổng diện tích đất tự nhiên là 8.306,43 ha. Trong đó: + Đất nông nghiệp: 7.283,87 ha chiếm 87,7% tổng DT tự nhiên. + Đất phi nông nghiệp: 649,50 ha chiếm 7,82% tổng DT tự nhiên. + Đất chƣa sử dụng: 373,06 ha chiếm 4,48% tổng DT tự nhiên.

Nước

Chế độ thủy văn của xã An Sinh chủ yếu phụ thuộc vào chế độ thủy văn của các hệ thông đập Khe Chè, Trại Lốc,... lƣu lƣợng nƣợc của các đập phụ thuộc vào nƣớc mƣa, do đó vào mùa mƣa bão lƣu lƣợng rất lớn, vào mùa khơ rất ít nƣớc.

Rừng

Tổng diện tích tự nhiên: 8.306,4 ha trong đó đất lâm nghiệp trên địa bàn xã là 6.187,17 ha trong đó:

+ Đất có rừng là 5.143,3 ha, trong đó rừng tự nhiên: 1.027,9 ha; rừng trồng: 3.948,4 ha.

26 + Đất chƣa có rừng là 167 ha.

Chủ rừng trên địa bàn gồm Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Đơng Triều (có 03 đội lâm nghiệp: Mai Long, Khe Chè và Trại lốc) quản lý 4.539,05 ha, các tổ chức khác quản lý 2,46 ha và hộ gia đình là 914,99 ha, UBND là 730,67 độ che phủ rừng là 61,9 %. Rừng trên địa bàn thuộc loại rừng phòng hộ: 3.956,7 ha, rừng sản xuất: 2.050,3 ha và ngoài ba loại rừng là: 180,3 ha. (theo kết quả Kiểm

kê rừng năm 2015 trên địa bàn thị xã Đông Triều).

Đặc điểm thảm thực vật rừng Ngọa Vân

Rừng Ngọa Vân gồm tiểu khu 10A thuộc xã An Sinh và tiểu khu 10B thuộc xã Binh Khê. Trên cơ sở các tiêu chuẩn phân loại rừng Việt Nam do GS.TS. Thái Văn Trừng. Quần thể thực vật rừng vùng đất Lâm nghiệp trong khu vực, điển hình với kiểu rừng thƣờng xanh á nhiệt đới núi thấp và có 7 kiểu trạng thái rừng chính là:

- Rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm nhiệt đới núi thấp; - Rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm nhiệt đới vùng thấp; - Rừng kín thƣờng xanh phục hồi sau khai thác; - Rừng thƣờng xanh mua ẩm nhiệt đới sau khai;

- Rừng hỗn giao tre, nứa gỗ phục hồi sau nƣơng rẫy và khai thác.

Cấu trúc rừng Ngọa Vân phân tầng đơn giản hơn, gồm các thành phần sau:

- Tầng tán gồm các cây gỗ vừa, có đƣờng kính ngang ngực thƣờng đạt từ

7 - 20 cm, chiều cao vút ngọn từ 7 - 14m, số cây/ha là 1.020 cây, ƣu thế: Đỏm gai (Bridelia minutiflora); Cứt ngựa (Archidendron balansae); Sồi lá mai (Lithocarpus bambusaefolia); Chẹo tía (Engelhardtia chrysolepis); Dẻ mỡ gà (Pasania eihidnocarpa); Dẻ gai nhỏ (Castanopsis sp.) và Cồng sữa (Eberhardtia

tonkinensis). Tầng này đƣợc xem là tầng ƣu thế sinh thái của rừng. Độ tàn che từ

70-80%.

- Lớp cây tái sinh: Bao gồm những cây thế hệ non của tầng cây gỗ, chúng

27

ràng ràng (Adenanthera microperma); Sồi ghè (Lithocarpus corneus); Dẻ gai thô (Castanopsis lamontii); Bông trắng lá dài (Homalium cochinchinensis).

- Thành phần cây bụi: Bao gồm những cây thân gỗ, song chiều cao không

quá 2m, phân cành sớm, ƣu thế: Đa si (Ficus spp.); Ơ rơ (Streblus ilicifolius); các loài cây trong chi thị (Diospyros); Sòi núi (Sapium discolor); Lá han (Debregearia squamata).

- Thành phần thảm tươi: Bao gồm các loại thực vật thân thảo (khơng có

cấu tạo gỗ), chúng thƣờng sống dƣới tán rừng, gồm: Ráng hình dải (Taenitis

blechnoides), Ráng thân lân có lơng (Nephrolepsis hirsutula), Riềng mép ngắn

(Alpinia breviligulata), Lấu (Psychotria montana), Ngái (Ficus spp.), Đùng đình (Caryota sp.).

- Thực vật ngoại tầng: Bao gồm những dây leo, thực vật phụ sinh, chúng

mọc không theo một trật tự nào về không gian, không phân bố ở tầng cụ thể nào, nhƣ Dây gắm (Gnetum montanum); thực vật phụ sinh nhƣ rêu, phong lan; thực vật kí sinh nhƣ tầm gửi; thực vật hoại sinh nhƣ Sanh, Si (Ficus).

- Trảng cỏ: Trảng cỏ đƣợc hình thành sau nƣơng rẫy và là nơi chăn thả gia

súc và săn bắn động vật hoang dã do có nhiều trồi non mọc ra sau khi đốt hàng năm bởi con ngƣời. Ở đây thảm cỏ chủ yếu là thảm cỏ cao với các loài nhƣ cỏ Tranh Imperata cylindrrica, Lau (Saccharum arundinaceum), Lách (Saccharum

spontaneum), Đót (Thysanolaema maxima)... Đôi khi chúng cao tới trên dƣới 2

m và rất rậm rạp. Tuy nhiên, rải rác xuất hiện một số cây gỗ nhỏ thuộc họ Cà phê (Rubiaceac), Hồ đào (Juglandaceae).

28

Hình 3.1. Thảm thực vật, Tiểu khu 10A - Ngọa Vân

Hình 3.2. Thảm thực vật, Tiểu khu 10B - Ngọa Vân

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP: NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG THỰC VẬT CHO LÂM SẢN TẠI KHU RỪNG XÃ AN SINH,TX ĐÔNG TRIỀU TỈNH QUẢNG NINH (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)