NHỮNG LƢ UÝ CHUNG CHO DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU VIỆT NAM VỀ PHÒNG VỆ THƢƠNG MẠI TẠI HOA KỲ, EU VÀ NHẬT BẢN

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và các giải pháp pháp lý ngăn ngừa sự tác động đến việc xuất khẩu của Việt Nam (Trang 100 - 103)

VIỆT NAM VỀ PHÒNG VỆ THƢƠNG MẠI TẠI HOA KỲ, EU VÀ NHẬT BẢN

Trên cơ sở nghiên cứu các quy định của pháp luật phòng vệ thương mại tại Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản, các đặc điểm trong hệ thống pháp luật các nước này về quy trình, trình tự, thủ tục và thẩm quyền điều tra, xét xử các vụ việc phòng vệ thương mại cũng như kết quả đạt được trên thực tế của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, có thể nhận thấy một số vấn đề chung mà các doanh nghiệp Việt Nam, dù chưa hay đã bị kiện phòng vệ tại các thị trường này đều cần phải lưu ý.

Thứ nhất, không thể không sử dụng các dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp

của đội ngũ các luật sư của chính các quốc gia này nếu thực sự muốn kháng kiện hiệu quả. Xuất phát từ việc qua thời gian, hệ thống pháp luật và thơng lệ điều tra phịng vệ thương mại ở các thị trường đã trở nên phức tạp mà doanh nghiệp xuất khẩu nước ngoài, với khả năng tiếp cận hạn chế và khó khăn

trong việc tự mình tham kiện một cách có hiệu quả, đặc biệt trong những trường hợp được lựa chọn làm bị đơn bắt buộc. Trên thực tế, hầu như tất cả các doanh nghiệp nước ngoài, kể cả các doanh nghiệp đến từ các quốc gia có trình độ pháp lý phát triển, khi thực sự muốn theo đuổi một vụ kiện và muốn kháng kiện thành công tại Hoa Kỳ, EU hay Nhật Bản, đều phải thuê luật sư tư vấn chuyên nghiệp tại đó để thực hiện các cơng việc này.

Thứ hai, cần đặc biệt lưu ý đến tính trung thực, chính xác của các thơng tin cung cấp trong q trình kháng kiện, vì đây là những nhân tố quan trọng bậc nhất trong một vụ kiện. Các quy định của các nước đều địi hỏi mọi thơng tin đều phải được chứng minh tính chính xác bởi những bằng chứng xác thực như hóa đơn, chứng từ… và đều có các thủ tục cụ thể để thực hiện việc xác minh này. Bên cạnh đó, các cán bộ điều tra tại EU, Hoa Kỳ và Nhật Bản đều là những người có rất nhiều kinh nghiệm điều tra và khơng dễ bị "qua mắt". Do đó, nếu đã phát hiện là thiếu trung thực trong một tiểu tiết nào đó, tồn bộ nỗ lực kháng kiện của doanh nghiệp sẽ bị xem xét lại. Vì vậy, việc đảm bảo trung thực có ý nghĩa vơ cùng quan trọng đối với hiệu quả kháng kiện.

Thứ ba, các doanh nghiệp cũng cần thiết phải xác định chiến lược kinh doanh trong tương lai có tham gia vào các thị trường này nữa hay khơng, để có quyết định về mức độ tham gia vào vụ kiện phù hợp và hiệu quả. Trên thực tế, nếu doanh nghiệp xác định thị trường Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản là thị trường chủ đạo và doanh nghiệp có lợi ích lâu dài tại đây thì việc tham kiện là cần thiết. Trường hợp ngược lại, doanh nghiệp có thể khơng cần tham gia vào quá trình tốn kém và thủ tục phức tạp, kéo dài này.

Tuy nhiên, ngay cả khi doanh nghiệp xuất khẩu xác định mình cần tham kiện, mức độ tham gia của mỗi doanh nghiệp cũng không giống nhau. Cụ thể, đối với doanh nghiệp có khả năng là bị đơn bắt buộc thì cần dành

nhiều nguồn lực cho việc kháng kiện. Tuy nhiên, đối với các trường hợp cịn lại, chỉ có thể là bị đơn tự nguyện - nhóm khơng được lựa chọn điều tra nhưng tự nguyện hợp tác để được hưởng mức thuế suất bình quân gia quyền của thuế suất của các bị đơn bắt buộc thay vì phải chịu mức thuế suất tồn quốc vốn rất cao, mang tính trừng phạt đối với các doanh nghiệp khơng hợp tác tham kiện) thì mức độ tham gia hạn chế, vì vậy nguồn lực dành cho việc này khơng phải là quá lớn.

Thứ tư, sự hợp tác trong thủ tục kháng kiện phòng vệ thương mại là rất cần thiết. Điều này xuất phát từ tính chất của kiện phịng vệ thương mại, tranh chấp thương mại giữa ngành sản xuất nội địa nước nhập khẩu với toàn bộ các nhà sản xuất, xuất khẩu sản phẩm liên quan đến nước xuất khẩu. Từ tính chất này, q trình kháng kiện cũng có nhiều vấn đề đòi hỏi nỗ lực kháng kiện chung của các doanh nghiệp (ví dụ như chứng minh thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất nội địa EU là khơng có hoặc khơng xuất phát từ hàng hóa Việt Nam). Do đó, hợp tác, đồn kết và chia sẻ thông tin, nguồn lực giữa các doanh nghiệp tham gia kháng kiện là rất quan trọng.

Chương 3

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và các giải pháp pháp lý ngăn ngừa sự tác động đến việc xuất khẩu của Việt Nam (Trang 100 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)