Các cơ quan có thẩm quyền trực tiếp trong điều tra và áp dụng biện pháp phòng vệ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và các giải pháp pháp lý ngăn ngừa sự tác động đến việc xuất khẩu của Việt Nam (Trang 49 - 51)

dụng biện pháp phòng vệ thƣơng mại của Hoa Kỳ

Theo quy định của pháp luật Hoa Kỳ, có nhiều cơ quan có thẩm quyền liên quan đến việc điều tra và áp dụng các biện pháp phòng vệ ở hai cấp độ:

2.1.2.1. Các cơ quan có thẩm quyền trực tiếp trong điều tra và áp dụng biện pháp phòng vệ dụng biện pháp phòng vệ

Bộ Thương mại Hoa Kỳ (Department of Commerce - DOC)

DOC là một cơ quan hành chính trực thuộc Chính phủ Hoa do đó ít nhiều bị ảnh hưởng bởi chính sách chung của Chính phủ Hoa Kỳ. Tại DOC, cơ quan phụ trách trực tiếp điều tra và áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại là Cục Quản lý Thương mại quốc tế (International Trade Administration - ITA). Nhiệm vụ cụ thể của DOC bao gồm:

- Điều tra, xem xét liệu hàng hóa nước ngoài nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ có bán phá giá/trợ cấp khơng, và nếu có thì biên độ bán phá giá/trợ cấp là bao nhiêu

- Ban hành lệnh áp dụng các biện pháp phịng vệ tạm thời và chính thức

- Rà sốt hành chính hàng năm

- Thực hiện điều tra về bán phá giá/trợ cấp/nhập khẩu ồ ạt đột biến trong các rà sốt do có sự thay đổi hồn cảnh, rà sốt hồng hôn/cuối kỳ.

Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (International Trade Commission - ITC)

Ủy ban này gồm sáu ủy viên, trong đó ba ủy viên từ Đảng Dân chủ và ba ủy viên từ Đảng Cộng hòa hoạt động độc lập với các Đảng phái - Nghị viện - Chính phủ và chỉ tn thủ pháp luật. Vì vậy, các quyết định của Ủy ban này được xem là tương đối khách quan. ITC chịu trách nhiệm chủ yếu:

- Điều tra thiệt hại và các mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và trợ cấp/phá giá/nhập khẩu ồ ạt (tùy tính chất của vụ việc).

- Tham gia vào quá trình điều tra thiệt hại trong thủ tục rà sốt lại do thay đổi hồn cảnh và rà sốt hồng hơn.

Có thể thấy, trong cuộc điều tra chống bán phá giá và trợ cấp, hai cơ quan Chính phủ Hoa Kỳ là DOC và ITC sẽ quyết định hàng nhập khẩu được giao dịch thương mại khơng cơng bằng có gây thiệt hại cho ngành sản xuất nội địa Hoa Kỳ khơng. Trong quy trình này, DOC đảm nhận một phần quá trình điều tra để xác định xem hàng nhập khẩu có bị định giá khơng công bằng hay khơng, có được bán với giá "thấp hơn giá trị hợp lý" hay còn gọi là "bán phá giá" khơng, hay có được bán với sự trợ cấp của Chính phủ khơng. Vai trò của ITC sẽ là đảm nhận phần cịn lại của q trình điều tra, nhằm xác định một ngành sản xuất nội địa Hoa Kỳ có phải chịu những "thiệt hại đáng kể do hàng nhập khẩu hay có nguy cơ bị thiệt hại đáng kể" hay không. Cách

tiếp cận bằng luật pháp này dường như chỉ có ở Hoa Kỳ. Hầu hết các quốc gia đều có duy nhất một cơ quan quản lý xem xét cả hai vấn đề trên, xác định biên độ trợ cấp và biên độ bán phá giá và cũng xác định xem có thiệt hại do hàng nhập khẩu gây ra hay không.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và các giải pháp pháp lý ngăn ngừa sự tác động đến việc xuất khẩu của Việt Nam (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)