Biện pháp chống trợ cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và các giải pháp pháp lý ngăn ngừa sự tác động đến việc xuất khẩu của Việt Nam (Trang 27 - 31)

Quy định của WTO và thực tiễn áp dụng biện pháp chống trợ cấp

Trên thực tế, so với các biện pháp phòng vệ thương mại khác như thuế chống bán phá giá và biện pháp tự vệ, biện pháp thuế chống trợ cấp được áp dụng hạn chế hơn. Cùng với sự ra đời của WTO, Hiệp định về Chống trợ cấp và Các biện pháp đối kháng (Agreement on Subsidies and Countervailing Measures - SCM) bao gồm các nguyên tắc chung có liên quan đến trợ cấp và biện pháp đối kháng mà tất cả các thành viên WTO phải tuân thủ cũng được chính thức ban hành, và có hiệu lực đối với tất cả các nước thành viên của WTO. Hiệp định này đưa ra các tiêu chuẩn rất nghiêm ngặt và chi tiết cho việc áp dụng thuế chống trợ cấp, do vậy các nước rất khó tùy tiện áp dụng thuế chống trợ cấp như trước. Đồng thời, các cam kết cắt giảm trợ cấp xuất khẩu và hỗ trợ trong nước đối với các mặt hàng nông sản theo quy định của Hiệp định nơng nghiệp cũng góp phần hạn chế ý định và khả năng áp dụng thuế chống trợ cấp đối với các mặt hàng nhạy cảm này. Cùng với những lý do chính trị khác, thuế chống trợ cấp gần như ít được các nước thành viên áp dụng.

Sau khi WTO ra đời, từ năm 1995, các nước thành viên WTO, xuất phát từ thực tế là bản thân các nước đều có các chính sách trợ cấp đối với ngành sản xuất trong nước, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, do vậy đã tiến hành khơng ít các cuộc điều tra áp dụng biện pháp chống trợ cấp. Các chương trình trợ cấp khơng chỉ được các quốc gia đang phát triển áp dụng mà còn tương đối phổ biến ở các quốc gia phát triển.

Theo Hiệp định SCM, khi các chương trình trợ cấp của một nước có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới hàng hóa xuất khẩu và việc trợ cấp đó gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất hàng hóa tương tự của nước nhập khẩu, nước nhập khẩu đó có thể áp dụng các biện pháp đối kháng để chống lại ảnh hưởng bóp méo thương mại của các chương trình trợ cấp. Điều này có nghĩa, biện pháp chống trợ cấp, cùng với biện pháp chống bán phá giá, được WTO công nhận là một trong những công cụ hợp pháp để bảo vệ ngành sản xuất trong nước chống lại ảnh hưởng tiêu cực của các chương trình trợ cấp.

Theo thống kê của WTO, từ năm 1995 đến 6/2008, số lượng các vụ việc điều tra trong lĩnh vực chống trợ cấp là 209 vụ. Hoa Kỳ là nước có số vụ việc điều tra lớn nhất với tổng số 85 vụ, tiếp theo là EU 47 vụ, thứ ba là Canada 22 vụ. Một điểm hơi khác biệt trong các vụ kiện chống trợ cấp so với vụ kiện chống bán phá giá của các nước trên thế giới là Ấn Độ giữ vị trí nước bị khởi kiện điều tra trợ cấp nhiều nhất với số lượng 45 vụ, cao hơn hẳn so với nước đứng thứ hai là Trung Quốc (19 vụ), Hàn Quốc (16 vụ), 6/10 nước bị kiện chống trợ cấp là các nước châu Á, là nước đang phát triển và nước công nghiệp mới như Hàn Quốc và Đài Loan do chính sách trợ cấp đóng một vai trò khá quan trọng cho việc phát triển kinh tế và phát triển các ngành công nghiệp nội địa của những nước nêu trên.

Pháp luật Việt Nam về chống trợ cấp

Ở Việt Nam, việc triển khai thực hiện Pháp lệnh chống trợ cấp là khá khó khăn do sự nhạy cảm về chính trị và tính chất phức tạp về kỹ thuật của một cuộc điều tra chống trợ cấp. Tuy nhiên, để phục vụ tốt cho mục tiêu bảo vệ ngành sản xuất trong nước, các khâu chuẩn bị triển khai Pháp lệnh này cũng cần được chú trọng. Biện pháp thuế đối kháng cần được chuẩn bị sẵn sàng để ngành sản xuất hàng hóa chịu ảnh hưởng trong nước có thể lựa chọn

và sử dụng như một cơng cụ thay thế cho công cụ chống bán phá giá một cách phù hợp và trong trường hợp cần thiết.

Pháp luật Việt Nam hiện hành về chống trợ cấp được quy định tại Pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội số 22/2004-PLUBTVQH ngày 20/8/2004 về việc chống trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, Nghị định số 89/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 hướng dẫn chi tiết thi hành Pháp lệnh chống trợ cấp, Nghị định 04/2006/NĐ-CP về việc thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Hội đồng xử lý vụ việc chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ; Nghị định 06/2006/NĐ-CP về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục quản lý cạnh tranh và Thông tư số 106/2005/TT-BTC về việc hướng dẫn thu nộp thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp và các khoản đảm bảo thanh toán thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp.

Các biện pháp chống trợ cấp

Các biện pháp chống trợ cấp theo pháp luật Việt Nam bao gồm: áp dụng thuế chống trợ cấp; chấp nhận cam kết của tổ chức, cá nhân hoặc của Chính phủ nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất, xuất khẩu với cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam về việc tự nguyện chấm dứt trợ cấp, giảm mức trợ cấp, cam kết điều chỉnh giá xuất khẩu hoặc áp dụng các biện pháp thích hợp khác.

Điều kiện áp dụng biện pháp chống trợ cấp

Biện pháp chống trợ cấp chỉ được áp dụng đối với hàng hóa được trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam khi có đủ các điều kiện sau: (i) Hàng hóa nhập khẩu được xác định có trợ cấp theo quy định của Pháp lệnh chống trợ cấp, và (ii) hàng hóa nhập khẩu là nguyên nhân gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.

Cơ sở tiến hành điều tra để áp dụng biện pháp chống trợ cấp

Việc điều tra để áp dụng biện pháp chống trợ cấp có thể được tiến hành dựa trên cơ sở hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp của tổ

chức, cá nhân đại diện cho ngành sản xuất trong nước, hoặc Bộ trưởng Bộ Cơng thương có thể ra quyết định điều tra khi có bằng chứng rõ ràng về việc hàng hóa được trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.

Áp dụng biện pháp chống trợ cấp

Biện pháp chống trợ cấp chỉ được áp dụng sau khi cơ quan chức năng của Chính phủ đã hồn thành điều tra để áp dụng biện pháp chống trợ cấp theo trình tự, thủ tục quy định trong Pháp lệnh chống trợ cấp và các văn bản hướng dẫn thi hành Pháp lệnh. Cụ thể, sẽ áp dụng thuế chống trợ cấp tạm thời trong trường hợp cần thiết, sau 60 ngày kể từ ngày có quyết định điều tra, trên cơ sở kết luận sơ bộ, cơ quan điều tra có thể kiến nghị Bộ trưởng Bộ Cơng thương áp dụng thuế chống trợ cấp tạm thời trước khi có kết quả điều tra cuối cùng nhằm ngăn chặn các hậu quả xấu gây ra cho ngành sản xuất hàng hóa tương tự trong nước. Tuy nhiên, thời hạn áp dụng thuế chống trợ cấp tạm thời không được vượt quá 120 ngày, kể từ ngày có quyết định áp dụng.

Có thể áp dụng biện pháp cam kết, sau khi có kết luận sơ bộ và trước khi kết thúc giai đoạn điều tra, cá nhân, tổ chức sản xuất hoặc xuất khẩu hàng hóa thuộc đối tượng điều tra có thể đưa ra cam kết với Bộ Công thương hoặc với các nhà sản xuất trong nước nếu được cơ quan có thẩm quyền đồng ý. Bộ trưởng Bộ Cơng thương có thể chấp nhận, khơng chấp nhận hoặc đề nghị điều chỉnh nội dung cam kết trên cơ sở tự nguyện. Các bên có cam kết được chấp nhận phải định kỳ cung cấp cho cơ quan điều tra thông tin, tài liệu liên quan đến việc thực hiện cam kết và chứng minh tính chính xác của các thơng tin đó theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Công thương. Trường hợp các bên liên quan không thực hiện đúng theo cam kết, gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước, Bộ trưởng Bộ Công thương ra quyết định tiếp tục tiến hành điều tra để áp dụng biện pháp chống trợ cấp hoặc ra

quyết định áp dụng biện pháp chống trợ cấp theo quy định của Pháp lệnh chống trợ cấp.

Sẽ áp dụng thuế chống trợ cấp trong trường hợp không đạt được cam kết, căn cứ vào kết luận cuối cùng và kiến nghị của Hội đồng xử lý vụ việc chống trợ cấp, Bộ trưởng Bộ Công thương ra quyết định về việc áp dụng thuế chống trợ cấp. Theo Pháp lệnh chống trợ cấp, thuế suất thuế chống trợ cấp không được vượt quá mức trợ cấp được xác định trong kết luận cuối cùng và chỉ được áp dụng trong thời hạn không quá 5 năm kể từ ngày có quyết định áp dụng. Thời hạn này có thể được gia hạn trong trường hợp Bộ trưởng Bộ Công thương ra quyết định rà soát việc áp dụng thuế chống trợ cấp theo trình tự, thủ tục quy định tại Pháp lệnh chống trợ cấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và các giải pháp pháp lý ngăn ngừa sự tác động đến việc xuất khẩu của Việt Nam (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)